Phương hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân Thái Bình trong thời

Một phần của tài liệu LUẬN văn doanh nghiệp tư nhân ở thái bình hiện nay (Trang 64 - 68)

3.1. Những quan điểm và phương hướng cơ bản

3.1.3. Phương hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân Thái Bình trong thời

Xuất phát từ những chủ trương lớn của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đã khẳng định: "Thực hiện tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế... khuyến khích phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần” [36, tr.20]. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, đại hội đã đề ra các mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 như sau:

- Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 12,5%/năm.

- Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm.

Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Bullets and Numbering

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 25,8%/năm.

- Giá trị dịch vụ tăng bình quân 11,5%/năm.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội 10 năm đạt 33.350 tỷ đồng.

- GDP bình quân đầu người năm 2010: 900 USD (cả nước là 1050 -1150 USD).

- Cơ cấu GDP (giá hiện hành) năm 2010: Nông lâm ngư nghiệp 30%; công nghiệp, xây dựng 37%; dịch vụ 33%.

- Cơ cấu lao động năm 2010: Lao động nông - lâm - ngư nghiệp: 53% (chỉ tiêu cả nước là 50%); lao động công nghiệp - xây dựng: 30%; lao động dịch vụ là: 17% [36, tr.15-16].

Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, trong thời gian tới kinh tế tư nhân, trong đó có DNTN ở Thái Bình đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, phương hướng phát triển DNTN sắp tới là:

3.1.3.1. Nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của doanh nghiệp tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trước hết chính quyền các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong tỉnh cần xóa bỏ tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử với các DNTN để nó thực sự phát triển theo đúng tiềm năng vốn có. Muốn như vậy phải hiểu được bản chất của DNTN trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chưa có một tầng lớp doanh nhân theo đúng nghĩa của từ này, nên những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được xem là “tầng lớp bóc lột” giống như các nhà tư bản và cần phải xóa bỏ. Trong cơ chế thị trường thì doanh nghiệp tư nhân là một thực thể tồn tại khách quan không thể thiếu được, họ là những người bỏ vốn, thuê lao động, sử dụng các nguồn lực để tiến hành sản xuất nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước và tự chịu mọi rủi ro. Do vậy, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là một phần của nền kinh tế, họ cần phải được tôn trọng và phải có chính sách tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất kinh doanh và tôn vinh những doanh nghiệp SXKD giỏi, đóng góp lớn cho sự phát triển của xã hội.

Chính quyền địa phương các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp dân cư, giúp mọi người có cách nhìn đúng đắn và thái độ tích cực về vai trò, vị trí của DNTN trong sự phát triển chung của tỉnh. Đặc biệt là nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước để họ hiểu

Formatted: Bullets and Numbering

đúng và có những động thái giúp đỡ, hỗ trợ khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp tư nhân.

Chính quyền địa phương xây dựng cơ chế quản lý mới thích ứng với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực SXKD; tạo môi trường pháp lý thuận lợi và thực sự bình đẳng cho các DNTN. Các văn bản pháp lý phải rõ ràng, đồng bộ, tránh chồng chéo, nhằm giúp các DNTN yên tâm bỏ vốn đầu tư SXKD; thực hiện các chính sách hỗ trợ DNTN phát triển như chính sách thuế, tín dụng, đất đai, hỗ trợ sau đầu tư… Đặc biệt là chính sách hỗ trợ về nguồn vốn và đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, vấn đề tiếp cận các nguồn vốn của khu vực tư nhân còn khó khăn. Mặc dù kinh tế tư nhân đã rất năng động trong việc huy động vốn của mọi tầng lớp dân cư nhưng số lượng còn hạn chế. Khả năng vay vốn của các DNTN ở các ngân hàng là rất khó khăn do còn có sự phân biệt đối xử giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Do vậy, cần phải có sự thay đổi trong tư tưởng cũng như cách thức hoạt động của ngân hàng.

3.1.3.2. Tiếp tục phát triển doanh nghiệp tư nhân theo phương châm tích cực, vững chắc, đa dạng

Trong những năm tới, sẽ ưu tiên phát triển DNTN đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động có tính chuyên môn hóa cao, có hiệu quả, mang tính ổn định và bền vững. Khuyến khích các DNTN đầu tư vào các ngành sản xuất chế biến mà địa phương có lợi thế như các ngành chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

Tăng số lượng DNTN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồng thời phát triển các DNTN hoạt động trong các lĩnh vực phụ trợ sản xuất như thương mại và dịch vụ, đặc biệt là phát triển DNTN trong lĩnh vực du lịch nhằm khai thác những thế mạnh của tỉnh về điều kiện tự nhiên, sinh thái và môi trường xã hội nhân văn. Một mặt vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa gắn chặt được giữa phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa, đồng thời vừa bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.

Phát triển các DNTN gắn với các làng nghề sản xuất truyền thống để khơi dậy tính sáng tạo và phát huy truyền thống của địa phương kết hợp với ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến. Mục đích là “tiểu công nghiệp hiện đại, thủ

công nghiệp tinh xảo”, nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của các làng nghề. Đồng thời tạo ra ấn tượng cho các sản phẩm của các DNTN trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phát triển các hộ kinh doanh cá thể ở những lĩnh vực mà địa phương có lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh cá thể tiếp cận được với các nguồn vốn vay, tiếp cận được các nguồn thông tin, giúp đỡ các hộ sản xuất cá thể về kinh nghiệm sản xuất, nâng cao trình độ cho người lao động. Khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể hợp tác, liên kết tự nguyện, không phân biệt quy mô, địa giới hành chính nhằm mục đích đưa các hộ kinh doanh này làm vệ tinh gia công, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho các hệ thống doanh nghiệp trong địa bàn. Đồng thời hướng các hộ SXKD cá thể phát triển thành các DNTN.

Khuyến khích các DNTN đổi mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đối với những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tỉnh sẽ tạo điều kiện hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công hàng năm do ngân sách tỉnh cấp để giúp đỡ lập dự án, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ chi phí cho việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất. Có chính sách khen thưởng đối với những DNTN du nhập ngành nghề mới có công nghệ sản xuất phù hợp và khai thác được những thế mạnh của tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các DNTN liên kết, hợp tác tự nguyện với nhau để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mà bản thân từng DNTN không thực hiện được.

3.1.3.3. Phát triển doanh nghiệp tư nhân phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương

Mục tiêu của quá trình CNH, HĐH ở Thái Bình trong thời gian tới đã được Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII xác định. Xu hướng là giảm tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội toàn tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ và tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ tăng tương ứng. Do đó hướng phát triển DNTN sắp tới là chú trọng khuyến khích các DNTN đầu tư phát triển SXKD ở những ngành sản xuất vật chất bằng các cơ chế chính sách riêng. Từng bước hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhằm mục đích phát

huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng lựa chọn các mặt hàng nông sản có lợi thế, quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng. Vì chạy theo lợi nhuận nên nhiều DNTN sẽ tìm mọi cách, thậm chí kể cả vi phạm pháp luật của Nhà nước. Để DNTN hoạt động đúng hướng và mang lại hiệu quả cao, trong những năm sắp tới, tập trung xây dựng và tạo môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển DNTN. Tạo bước chuyển biến toàn diện sâu sắc trong nhận thức về việc cần thiết phải hỗ trợ , tạo điều kiện cụ thể cho các DNTN, các hộ kinh doanh cá thể (tiến tới thành lập doanh nghiệp) nhằm mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh, góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung. Khuyến khích các DNTN tham gia vào các hoạt động xã hội như phong trào đền ơn đáp nghĩa, công tác xóa đói giảm nghèo, tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội. Hay nói cách khác hướng phát triển DNTN của Thái Bình sắp tới là đa dạng các loại hình doanh nghiệp về quy mô, trình độ và ngành nghề SXKD, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, phù hợp với tiềm năng lợi thế về tự nhiên, lao động … của địa phương và phù hợp với quỹ đạo vận động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu LUẬN văn doanh nghiệp tư nhân ở thái bình hiện nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)