Trong những năm qua việc vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác vào phát triển nguồn nhân lực cho các DN trên các phương diện tiền lương, thị trường lao động, giảm sự tha hoá lao động... như đã trình bày ở trên đã đạt những thành tựu nhất định.
Trước hết, với những kết quả trong việc vận dụng lý luận về các điều kiện xuất hiện HHSLĐ, qua đó Đảng và Nhà nước ta đã từng bước thừa nhận sự tồn tại khách quan của HHSLĐ và thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Và Nhà nước ta đã có những chủ trương đúng đắn trong việc tìm ra những hình thức kinh tế khác nhau và tạo điều kiện cho các mô hình việc làm mới xuất hiện để tạo ra sức cầu về HHSLĐ.
Đồng thời cũng tìm ra các biện pháp ngày càng có hiệu quả để kiểm soát và nâng cao chất lượng nguồn cung về HHSLĐ. Điều này được thể hiện trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình; sử dụng đồng bộ các chính sách giáo dục, đào tạo; chính sách khoa học, công nghệ; chính sách đào tạo nghề.
Để xác lập mối quan hệ cung và cầu về HHSLĐ Đảng và Nhà nước ta chú trọng đến việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin lao động để giúp cho người lao động và người sử dụng lao động có thể tìm gặp và đáp ứng được yêu cầu của nhau. Hệ thống thông tin lao động đã góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở nước ta, cung cấp những thông tin kịp thời và cần thiết để người lao động có thể chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi được tuyển dụng vào các công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Vận dụng lý luận của C.Mác về giá cả SLĐ, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện chính sách tiền lương. Xu hướng tiền lương ngày càng tăng lên đã phản ánh sát hợp hơn giá trị SLĐ. Mặt khác, Nhà nước ta đã đẩy nhanh tốc độ CP hoá các DNNN để tạo động lực mới cho người lao động cũng như tạo ra sự gắn bó giữa các thành viên trong từng DN.
Quá trình CP hoá được đẩy mạnh đã có những đóng góp tích cực trong việc giảm tha hoá lao động ở nước ta trong những năm qua.
Trong bối cảnh hiện nay, để lành mạnh hoá các quan hệ lao động, vận dụng lý luận của C.Mác về vai trò của nhà nước và của các tổ chức công đoàn trong việc quản lý và giám sát quan hệ lao động ở các DN, Nhà nước ta đã xây dựng Bộ luật Lao động và các chính sách kinh tế, xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.
Các tổ chức công đoàn được sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước cũng đã phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy hình thành quan hệ lao động bình đẳng ở các loại DN.
Do chưa nhận thức đầy đủ về hai thuộc tính của HHSLĐ nên khả năng cạnh tranh của HHSLĐ trên thị trường SLĐ còn hạn chế. Các chính sách về giáo dục, khoa học, công nghệ, nhất là chính sách đào tạo nghề chưa giúp nâng cao giá trị sử dụng của HHSLĐ trong các DN theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với giá trị sử dụng đặc biệt của HHSLĐ là khả năng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của HHSLĐ, nhưng điều này chưa được chú trọng và phát huy đúng mức, trong khi đó Nhà nước ta cũng chưa có biện pháp quản lý có hiệu quả để sử dụng giá trị thặng dư phục vụ cho xã hội.
Nhận thức về sự ảnh hưởng của tích luỹ TBCN đối với sự biến động cung cầu về HHSLĐ do C.Mác vạch ra cũng chưa được đầy đủ. Thể hiện ở chỗ Nhà nước ta chưa gắn kết được sự biến đổi về cơ cấu kinh tế với sự chuyển đổi cơ cấu giáo dục - đào tạo, cơ cấu lao động, làm cho cung, cầu về HHSLĐ chưa phù hợp với nhau. Cung về HHSLĐ vừa thừa lại vừa thiếu so với cầu về HHSLĐ. Sự đầu tư mở rộng SXKD của các DN cần lực lượng lao động có chất lượng cao nhưng nguồn cung lại không đáp ứng được.
Sự biến động giá cả SLĐ theo sự biến động của chu kỳ phát triển công nghiệp mặc dù được quan tâm giải quyết nhưng chưa bảo đảm dược quyền lợi của người lao động. Khi người lao động làm tăng ca hoặc nghỉ chờ việc trong các DN do tình hình sản xuất yêu cầu, hầu hết họ đều nhận được tiền lương theo quy định của Nhà nước. Nhưng do mức lương tối thiểu quy định còn thấp nên chưa thực sự tạo ra động lực thúc đẩy người lao động phát huy tính năng động sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với DN, nhất là khi DN làm ăn kém hiệu quả. Hiện nay, tiền lương ở nước ta chưa phản ánh đầy đủ giá trị SLĐ theo quan điểm của C.Mác và còn có sự bất bình đẳng, khó chấp nhận về tiền lương vẫn còn tồn tại giữa các DN.
Vai trò của Nhà nước và của các tổ chức công đoàn đối với quan hệ lao động ở các DN tuy ngày càng được hoàn thiện nhưng mối liên kết hoạt động giữa nhà nước, công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động vẫn còn lõng lẻo, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Trong lúc đó Luật lao động vẫn còn nhiều kẽ hở, cán bộ công đoàn trong các DN chưa thật sự chuyên trách, tất cả tạo nên các quan hệ lao động chưa thật sự lành mạnh trong các DN.
Bên cạnh đó, Nhà nước ta chủ trương CP hoá DNNN, xây dựng công ty CP để gắn kết quyền lợi của người lao động với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP để qua đó khắc phục tha hoá lao động theo quan điểm của C.Mác cũng còn ít hiệu quả. Quá trình CP hoá diễn ra còn chậm và người lao động chưa hứng thú với việc mua cổ phần, cổ phiếu.
Tất cả điều đó cho thấy cơ chế thực hiện đa dạng hoá sở hữu về mặt kinh tế đối với SLĐ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay còn kém hiệu quả.
Chương 2
Thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở Quảng Bình và những vấn đề đặt ra cần vận dụng
lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác