Giải pháp về chính sách giải quyết công ăn việc làm gắn kết với việc mở rộng thị trường sức lao động

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 92 - 95)

3.2. Giải pháp cơ bản vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác

3.2.3. Giải pháp về chính sách giải quyết công ăn việc làm gắn kết với việc mở rộng thị trường sức lao động

Thông qua TTSLĐ, người lao động tìm kiếm được việc làm và khẳng định được quyền sở hữu cá nhân về SLĐ của mình. Vì vậy, đối với các DN ở Quảng Bình hiện nay muốn vận dụng tốt lý luận HHSLĐ trong phát triển nguồn nhân lực cho các DN cần giải quyết công ăn việc làm gắn kết với việc mở rộng TTSLĐ trong tỉnh, trong nước.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần quan tâm đến phát triển TTSLĐ một cách đồng bộ trong mối quan hệ với các thị trường khác như thị trường Công nghệ, dịch vụ thông tin, tư vấn, tiếp thị, pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm... để tận dụng tốt nguồn nhân lực hiện có.

Là hình thức xã hội của SLĐ, việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm lớn nhất hiện nay của xã hội ta. Không có việc làm, SLĐ không thể tồn tại về mặt xã hội, không được xác định về mặt giá trị. " Giải quyết việc làm là yếu tố quyết dịnh để phát huy nhân tố con người, ổn định để phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân"

[9]. Vì vậy, " Để giải quyết việc làm cho người lao động phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Thúc đẩy

quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế... " [ 9, tr.210 -211].

Trước mắt, tỉnh cần tạo nhiều mô hình làm việc khác nhau. Tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh lựa chọn những hình thức đầu tư, những quy mô sản xuất phù hợp với nguồn vốn và năng lực của bản thân mình để tạo ra những chỗ làm mới cho nhiều người khác.

Xác định các mô hình phù hợp, trong đó có hình thức tạo việc làm mới theo kiểu SOHO (Small offce at Home - DN của những cá nhân đăng ký kinh doanh).

Việc làm tại nhà có thể là những nghề truyền thống, gia công làm hàng xuất khẩu, hoặc một số mặt hàng thủ công, mỹ nghệ. Mô hình việc làm tại nhà là một hình thức phổ biến ở các làng nghề truyền thống và ở khu vực vệ tinh của các DN có công nghệ sản xuất gia công đặt hàng phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích thành lập các trạng trại ở một số vùng có tiềm năng như miền tây các huyện Bố Trạch; Lệ thuỷ; Quảng Ninh... để tạo thêm việc làm cho người lao động.

Đối với một tỉnh nghèo như Quảng Bình, kinh tế chậm phát triển thì tạo việc làm thông qua các DNVVN là mô hình thích hợp với những người lao động dôi dư do trình độ chuyên môn không phù hợp với hoạt động SXKD của các DN lớn, nhưng họ lại có sở thích kinh doanh. Ngoài ra, tỉnh cũng cần quan tâm tạo việc làm thông qua các dự án nhỏ là mô hình dành cho những người lao động thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu công nghệ nên không thể tự tổ chức kinh doanh được. Đặc biệt, có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ về vốn, công nghệ, về tổ chức hỗ trợ sản xuất từ các quỹ giải quyết việc làm, từ các trung tâm dạy nghề, các tổ chức từ thiện quốc tế.

Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế, xã hội lớn của Nhà nước như chương trình 135 (qua việc thành lập các trang trại, trồng rừng), mô hình này tạo khả năng giải quyết việc làm có quy mô lớn, tập trung và có thể thực hiện được ở nhiều vùng, địa phương. Bên cạnh đó, trên địa bàn của tỉnh đã có 6 KCN, KKT, vì vậy, tạo việc làm trong các KCN, KKT là mô hình tìm kiếm việc làm rất quan trọng

hịên nay. Trong các KCN, KKT người lao động không chỉ có được chỗ làm việc mà còn được rèn luyện kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp. Tuy nhiên, ở Quảng Bình hiện nay các KCN, KKT rất khó tuyển lao động, vì người lao động không đáp ứng được yêu cầu của DN. Do vậy, muốn mở rộng TTSLĐ không chỉ tìm kiếm nhiều mô hình làm việc khác nhau, mà còn phải quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Hiện nay, ở các cơ sở dạy nghề và một số cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp có liên quan về việc tuyển dụng lao động đã tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động. Đây là mô hình thích hợp không chỉ với lao động dôi dư mà cả cho những người lao động có kỹ thuật, tay nghề cao chưa có việc làm ở các DN, và nguồn nhân lực này ở Quảng Bình còn rất dồi dào. Tuy nhiên, để việc xuất khẩu lao động đạt được mục đích, yêu cầu, hiệu quả thì các cơ quan chức năng cần lựa chọn thị trường lao động phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp của họ. Riêng đối với lao động đã qua đào tạo, chất lượng cao mà tạm thời thiếu việc làm trong các DN thì nên kết hợp xuất khẩu lao động trong một thời gian ngắn, vừa có việc làm, vừa nâng cao thêm tay nghề cho họ.

Tìm kiếm những mô hình làm việc mới để SLĐ có thể tồn tại và phát triển về mặt xã hội thì cần có những giải pháp tối ưu để khuyến khích các nhà đầu tư phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, để hỗ trợ và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN, tỉnh cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các DNV&N phù hợp với tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực của địa phương. Đồng thời, có những chính sách khả thi về đất đai, vốn, thuế, lợi tức hoặc có chính sách khuyến khích đầu tư để hình thành các DN, các khu kinh tế có quy mô lớn, hiện đại nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển, tạo thêm nhiều chỗ làm việc và thu hút được nhiều lao động cho các DN. Tuy nhiên, do quy mô DN của tỉnh hiện nay còn nhỏ nên nếu lựu chọn những ngành có vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao, đặc biệt là các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì sẽ không có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động đang tăng lên, vì phần lớn lao động chưa qua

đào tạo nên không thể sử dụng được ở các DN có quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

Do đó, cần thúc đẩy các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Đồng Hới và các vùng nông thôn có khả năng tạo việc làm nhiều hơn thì mới có thể thu hút được đông đảo lực lượng lao động vào các DN. Trong thực tế, một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của các chương trình tạo việc làm chính là sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ hiện đại. Trong điều kiện của mình, tỉnh cần giảm sự phụ thuộc này bằng cách đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ phù hợp với các DNVVN sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, cũng có thể tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực có công nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động như phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện, cấp thoát nước, các cơ sở y tế, giáo dục - đào tạo... là những ngành liên quan trực tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)