Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 36 - 39)

Quảng Bình là một tỉnh Trung Trung Bộ, có giới hạn trong toạ độ địa lý 18°55 vĩ độ Bắc và 103037' - 107000 kinh độ Đông, có diện tích đất tự nhiên 8.051,50km2; phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8km, phía đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04km, phía tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào) với chiều dài 201,870km.

Địa hình Quảng Bình hẹp và chạy từ tây sang đông, được hình thành bốn vùng sinh thái khác nhau: Vùng núi cao; vùng đồi và trung du; vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, nên có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, đất đồng bằng chỉ chiếm 11% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch... Đất đồi núi chiếm tới 85%

tổng diện tích đất tự nhiên. Còn lại chủ yếu vùng núi cao và vùng cát ven biển.

Về khí hậu, thuỷ văn: Cũng như các tỉnh miền Trung Trung Bộ, Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá của địa hình và ảnh hưởng mạnh mẽ của sự hội tụ nhiệt đới. Khí hậu Quảng Bình được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.

Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau và chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10, và tháng 11. Hiện tượng mưa và bão trùng hợp là hiện tượng phổ biến xảy ra ở Quảng Bình, tạo ra lụt lội, gây thiện hại nhiều mặt đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Biển và hệ thống sông ngòi: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có 3 cửa sông lớn. Cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La là những cảng nước sâu và kín gió, rất thuận lợi cho tàu neo đậu và phát triển các dịch vụ vận tải ngoại thương.

Với vị trí địa lý như trên Quảng Bình có nhiều thuận lợi trong phát triển và giao lưu kinh tế với các vùng khác.

Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê năm 2004, quỹ đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha. Nhưng đất chưa sử dụng chiếm gần 20% diện tích đất, chủ yếu là đất đồi núi.

- Về tài nguyên rừng: Tỉnh Quảng Bình hiện có tổng diện tích đất rừng gần 500 ngàn ha... Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3.

- Về tài nguyên biển: Quảng Bình có bờ biển dài, vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù sa sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Đặc biệt tỉnh Quảng Bình có nhiều bãi tắm đẹp là một thế mạnh phát triển kinh tế du lịch. Biển Quảng Bình có hầu hết các loại hải sản có mặt ở vùng biển Việt Nam... Bên cạnh đó, diện tích tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 15.000 ha. Trong đó, khả năng nuôi trồng nước mặn lợ là 4.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là 11.000 ha.

Về tài nguyên khoáng sản: Do đặc điểm của địa hình, nên Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như sắt, chì, kẽm, vàng, than bùn, nước khoáng,... được bố trí rải rác ở các vùng khác nhau trong tỉnh.

- Về tài nguyên du lịch: Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây, tuy nhiên cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không có tính chất đa dạng như các vùng khác ở trong nước, song lại có tính độc đáo hơn về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của nhân tạo làm cho sản phẩm của du lịch có phần hấp dẫn hơn. Đường mòn Hồ Chí Minh với dấu tích cây số O;

đường 20 Xuân Sơn; Thành luỹ Đào Duy Từ; và Quảng Bình Quan là một trong những công trình kiến trúc, công trình quân sự nổi tiếng có tầm chiến lược ở thế kỷ XVII và XVIII.

Di tích Trịnh Nguyễn phân tranh (Sông Gianh) kéo dài 200 năm bắt đầu thế kỷ XVI và nhiều di tích khác như khu di tích Xuân Sơn, Phong Nha, sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 và di tích Bàu Tró... Với các điểm nổi tiếng như Đèo Ngang của Bố Trạch, cửa biển Nhật Lệ, 'Phong Nha - Kẻ bàng, suối nước Bang... Bờ biển Quảng Bình có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi kỳ thú như: Cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, Vịnh Hòn La, Đá Nhảy... Trong các danh lam thắng cảnh thiên nhiên thì Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm một hệ thống hang động, rừng nguyên sinh... được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới và đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình.

Trong những năm qua, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân mỗi năm tăng 22,0%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế cộng với yếu tố trượt giá. Năm 2005, thu NSNN trên địa bàn tỉnh đạt 506 tỷ đồng. Tỷ lệ động viên vào ngân sách gần 11% GDP, vượt chỉ tiêu đại hội Đảng bộ lần thứ XIII đề ra (9-10%). Đặc biệt Quảng Bình đã có một thành công nhất định trong công tác huy động các nguồn vốn đầu tư từ các dự án ODA và NGO.

Về sản xuất nông nghiệp: mặc dù bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,9% năm(Kế hoạch đề ra 4,5 % năm). Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng giá trị trồng trọt. Trong nông nghiệp đã phá được thế độc canh. Các mô hình, nhân tố mới trong nông nghiệp nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều. Năm năm qua ngành nông nghiệp tỉnh vẫn giữ ổn định diện tích trồng cây lương thực. Mỗi năm giá trị sản xuất trồng trọt tăng 4,8%. Năm 2005 sản lượng lương thực đạt 23,4 vạn tấn (chỉ tiêu 22,5-23 vạn tấn).

Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 32,46 % năm 2000 lên 35,3% năm 2005.

Năm năm trồng mới gần 17.271 ha rừng tập trung, 15,6 triệu cây phân tán, bảo vệ tốt 10 vạn ha, khoanh nuôi 6,87 vạn ha rừng tự nhiên... Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 0,45% năm.

Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngành thuỷ sản đã có sự quan tâm đầu tư. Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng bình quân 6,2% năm. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh, đến năm 2005 diện tích nuôi trồng đạt 2.978 ha, tăng 18,3 %. Sản lượng thuỷ sản chế biến năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000; Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 6,5% năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18%/ năm. Danh mục các sản phẩm sản xuất trong tỉnh ngày càng nhiều, một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh, tham gia thị trường trong và ngoài nước như xi măng, gạch ceramic, phân lân vi sinh, thuỷ sản chế biến, tinh bột sắn, sản phẩm may mặc. Trong 5 năm qua, tỉnh đã tích cực xây dựng, đưa vào khai thác khu công nghiệp tây bắc thành phố Đồng Hới, khu kinh tế Cửa khẩu Cha Lo, nhà máy Cosevco Xi măng Sông Gianh; Nhà máy bia; Nhà máy may Hà Quảng và một số cụm, điểm TTCN, làng

nghề, nâng cấp, mở rộng, đầu tư chiều sâu nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập của người lao động trong tỉnh.

Trong lĩnh vực dịch vụ, tốc độ tăng trưởng về giá trị dịch vụ đạt bình quân 8,7%

năm(chỉ tiêu 7,5-8 %), trong đó, mạng lưới thương mại, dịch vụ nội địa không ngừng được mở rộng, quy mô ngày càng tăng và có xu hướng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ tăng bình quân 17%/ năm(chỉ tiêu 12-14%).

Kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm (2001-2005) tăng 37,37% so với thời kỳ 1996- 2000, trong đó xuất khẩu tăng gần 44%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 28,73 triệu US D (chỉ tiêu 28-30 triệu USD). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là cao su, sản phẩm thuỷ sản, đồ gốm...

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch đã được quan tâm đầu tư. Đặc biệt, các khu du lịch Phong Nha -Kẻ Bàng; Mỹ Cảnh- Bảo Ninh đã trở thành điểm đến thu hút ngày càng đông du khách, năm 2005 đã đón 230.000 khách du lịch(vượt 64% chỉ tiêu đề ra). Trong vòng 5 năm qua doanh thu du lịch xã hội đạt 1.500 tỷ đồng, tăng bình quân 37,2% năm(Chỉ tiêu tăng 16-20% năm), ngành du lịch đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn.

Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng yêu cầu đi lại, giao lưu vận chuyển hàng hoá, hành khách. Mạng diện thoại cố định đã về hầu hết các xã. (146/159 xã, phường, thị trấn) đạt tỷ lệ 7 máy / 100 người. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng được củng cố và mở rộng, hoạt động linh hoạt, thủ tục đơn giản. Các loại hình dịch vụ bảo hiểm phát triển nhanh, dịch vụ tư vấn KHCN và pháp lý đang từng bước được hình thành và bắt đầu hoạt động có hiệu quả [43, tr.34].

Là nơi giao thoa của những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa hai miền Nam- Bắc, là vùng đất có bề dày lịch sử và nền văn hoá đa dạng, phong phú, đặc sắc, cùng với truyền thống cách mạng vẻ vang, miền quê đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: "Sản xuất giỏi, chiến đấu cũng giỏi''.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)