Về thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 39 - 47)

Theo số liệu điều tra nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình đến tháng 6 năm 2005 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, hiện Quảng Bình có tổng số dân 814.990 người. Trong đó nam

giới: 402.762 người; nữ giới: 412.227 người. Dân số thành thị có khoảng 102.978 người, nông thôn 712.012 người.

Tổng số nguồn lực lao động của tỉnh tính đến ngày 30/12/2005 khoảng 395.025 người, chiếm 48,47% dân số. Trong đó lao động nông nghiệp có 299.052 người (36,7 %);

lao động công nghiệp có 49.342 người (6,05%) và lao động dịch vụ có 46.625 người(5,72%). Tính đến đầu năm 2006, theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Bình hiện cả tỉnh có trên 81.476 lao động được đào tạo nghề bằng các hình thức khác nhau, chiếm khoảng 10,25% dân số. Số người có trình độ đại học, cao đẳng là 16.724 người (2,1%), trung học chuyên nghiệp là 30.446 người (3,83 %).

Hiện nay, số lao động trẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguồn bổ sung lao động được thể hiện: Bình quân một người hết tuổi lao động thì có 3,4 người bổ sung, có nghĩa hệ số thay thế 1/3,4. Lực lượng để đào tạo bổ sung lao động khoa học, kỹ thuật tương đối nhiều đó là do số học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học tăng nhanh về số lượng và phát triển nhanh về quy mô đào tạo. Nếu năm học 1999- 2000 toàn tỉnh có 211.785 học sinh, bao gồm tiểu học 120.125 em; phổ thông cơ sở: 69.997 em; phổ thông trung học: 21.663 em, thì đến năm học 2004 - 2005 tổng số học sinh các cấp đã là 241.651 học sinh [43]. Bên cạnh việc phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, các cơ sở đào tạo khác cũng có sự phát triển khá. Hiện nay toàn tỉnh đã hình thành mạng lưới đào tạo và kết hợp đào tạo cán bộ, đào tạo nghề từ bậc đại học trở xuống. Như Trường Chính trị; Trường Đại học Quảng Bình; Trường Trung học kinh tế; Trường Trung cấp kỹ thuật Công - Nông nghiệp; Trường trung học y tế, Trung tâm giáo dục thường xuyên... Chính vì vậy, số lượng người lao động được đào tạo hàng năm cung cấp cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế cơ sở, các DN tăng lên gần 3100 người.

Về số lượng, nguồn lực lao động của tỉnh Quảng Bình tạm thời đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, người lao động có kiến thức về khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề vẫn còn thiếu và yếu.

Những năm qua dân số Quảng Bình liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ gia tăng thấp hơn so với các tỉnh khác trong nước. Năm 1990 dân số cả tỉnh là 675.333 người đến năm 2002 là 814.990 người, và đến cuối năm 2005 là 841.650 người. Bình quân mỗi năm tăng hơn 11.000 ngàn người. Tốc độ tăng dân số năm 1990 là 2,02% nhưng đến năm 2005 chỉ còn khoảng 0,62%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm và đang dần dần ổn định.

Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 456.540 người trong độ tuổi lao động. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện, trình độ dân trí từng bước được nâng cao. Số lao động trẻ, có trình độ văn hoá, thể lực, có kỹ thuật chiếm tỷ lệ ngày càng cao, lao động ở một số ngành, lĩnh vực đang được chuẩn hoá. Một bộ phận lao động nông thôn bước đầu có khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ngày càng được nâng lên, do dó người lao động đã có bước cải thiện đáng kể về thể lực.

Từ năm 1991 -1995 số người lao động được bố trí làm việc tăng tương đối nhanh, mỗi năm trung bình có thêm 8461 người được bố trí làm việc trong các cơ quan nhà nước, đoàn thể, DN. Từ năm 1997 đến năm 2005 lực lượg lao động tiếp tục được bổ sung nhưng trong các DN có xu hướng giảm dần do sự giảm sút hiệu quả SXKD của các DN. Do vậy, trong những năm gần đây đã bắt đầu xuất hiện những bộ phận thất nghiệp thường xuyên và thời vụ. Theo kết quả điều tra về lao động việc làm hàng năm của Sở lao động - Thương binh - Xã hội, năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 8,6%; năm 1989 giảm còn 6,35 %; năm 2000 tăng 7,2 %, nhưng đến năm 2005 lại xuống 6,76%. Ngoài số người thất nghiệp thường xuyên, số người thiếu việc làm mùa vụ cũng đang có xu hướng gia tăng. Chỉ riêng ở nông thôn còn trên 60% quỹ thời gian lao động chưa khai thác do không có việc làm. Từ năm 2001 đến nay nguồn lao động ở Quảng Bình tiếp tục tăng, từ đó đặt ra yêu cầu ngày càng lớn về việc làm bởi hàng năm số lao động chưa có việc làm ở tỉnh còn hơn 2 vạn người. Thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Lực lượng lao động ở Quảng Bình từ 2001-2005

Đơn vị tính: người

m

Tổng số (người)

Trong đó Lao động đang

làm việc trong các ngành...

(người)

Số người có khả năng lao động đang đi học (người)

Số người có khả năng lao động (trong độ tuổi) không có việc

làm (người)

Ghi chú

200 425.171 389.380 25.790 7361

1

200 2

437.184 395.023 28.430 9144

200 3

444.844 399.440 33.017 9.304

200 4

451435 405.937 36.100 9.398

200 5

454219 416.549 37.675 10.213

Nguồn: Khảo sát, điều tra các doanh nghiệp ở Quảng Bình tháng 6/2006 của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Quảng Bình.

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy, lực lượng lao động trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Và số người đến tuổi lao động cũng ngày càng tăng, vì vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho đối tượng này đang đặt ra ngày một cấp bách.

Về trình độ học vấn phổ thông của nguồn nhân lực: 7 năm sau khi được công nhận là tỉnh đạt chuẩn phổ cập tiểu học, chống mù chữ (1999) công tác phổ cập và xoá mù chữ được tiếp tục duy trì, củng cố và thực hiện có hiệu quả. Tính đến năm 2005 toàn tỉnh đã có 99%

số xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học; chống mù chữ đạt tỷ lệ 98% và có 89%

số xã, phường đạt chuẩn phổ cập tiểu học.

Theo số liệu điều tra của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Quảng Bình, năm 2005, số người tham gia SXKD thường xuyên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong toàn tỉnh là 45.675 người, trong đó học nghề là 15.265 người, chiếm 32%; trung học chuyên nghiệp 23.134 người; cao đẳng 5.691 người; đại học 6000 người. Nguồn nhân lực có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ khoảng 250 người. Lực lượng cán bộ khoa học có trình độ đại học trở lên chiếm 1,4 % dân số và 3,1% lực lượng lao động. Tính bình quân trên 1 vạn lao động có khoảng 20 cán bộ KHKT có trình độ đại học trở lên. Hơn 1.340 người có trình độ cao đẳng, đại học mới có 1 người có trình độ Thạc sỹ.

Theo số liệu điều tra của Sở Nội vụ, đến cuối năm 2005 nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng trở lên tăng rõ rệt. Nguồn nhân lực có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc khu vực kinh tế nhà nước quản lý có 14.546 người; cao đẳng trở lên có 12.765 người...

Trong các ngành kinh tế thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các ngành sản xuất trực tiếp như nông nghiệp, công nghiệp; thuỷ sản chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Nhưng cũng ở các ngành này, lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây là biểu hiện sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế ở Quảng Bình.

Về cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ KHKT được phân bố vào hoạt động trong các thành phần kinh tế như sau: Thành phần kinh tế tập thể: 6,2 %; thành phần kinh tế tư nhân khoảng 1,4 %; Các thành phần kinh tế TBNN, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 0,8%. Các DNNN khoảng 4%. Phần lớn còn lại (khoảng 87,6%) không tham gia hoạt động SXKD trực tiếp mà làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp... Điều này cho thấy nguồn nhân lực có chất lượng cao tập trung chủ yếu ở các cơ quan nhà nước, vì thế dẫn đến tình trạng chất lượng nguồn lao động trong các DN, đặc biệt là các DN tư nhân còn rất hạn chế nên hiệu quả SXKD chưa cao.

Về trình độ học vấn, nhìn chung trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý nhà nước;

quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học... của nguồn nhân lực đã được nâng lên đáng kể cả về chất lượng và số lượng, trong đó tập trung vào một số ngành như giáo dục, y tế. So với tổng nguồn nhân lực thì nguồn nhân lực được đào tạo thuộc các loại hình nghiệp vụ ngày càng cao. Điều này thể hiện nguồn nhân lực của tỉnh đã bước đầu bắt nhịp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã có, việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém.

Số lao động chưa qua đào tạo, chưa có nghiệp vụ, chuyên môn vẫn còn rất lớn, chiếm gần 75,5% so với tổng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn phổ thông, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của đại bộ phận lao động còn nhiều hạn chế, kỷ luật lao động trong một bộ phận lao động chưa cao. ở một số địa phương, nhất là vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp, nên khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KHKT còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý và cán bộ khoa học, kỹ

thuật giỏi còn thiếu một cách nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Cơ cấu nguồn nhân lực của tỉnh còn mất cân đối và chuyển dịch chậm. Nhiều ngành, nghề kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, du lịch còn thiếu nhiều cán bộ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cao. Ngành giáo dục -đào tạo, Y tế, công nghệ thông tin, xây dựng cơ bản... còn thiếu những chuyên gia đầu đàn có trình độ cao. Trong tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, riêng ngành giáo dục - đào tạo chiếm 52,12%, quản lý nhà nước và quản lý SXKD chiếm 15,38%, các ngành còn lại chỉ chiếm khoảng32,5%. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật phân bố không đều trong các thành phần kinh tế, chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế nhà nước (77,46 %) và cũng không đều giữa khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực SXKD. ở các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp (72,32%), các đơn vị SXKD chiếm tỷ lệ không đáng kể. Số cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tập trung hầu hết ở các cơ quan cấp tỉnh và thành phố Đồng Hới, chưa có sự phân bố hợp lý cho các cơ sở.

Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều tồn tại, yếu kém. Mạng lưới trường chuyên nghiệp, dạy nghề chưa gắn công tác đào tạo với việc phục vụ các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh; nội dung, chương trình đào tạo chưa hợp lý, còn mang tính tự phát, tạm thời, chưa bám sát yêu cầu của thực tiễn để bổ sung nguồn nhân lực một cách hợp lý. Đào tạo tràn lan và mất cân đối giữa các ngành nghề, nhất là trong đào tạo tại chức, đào tạo từ xa. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật chưa tốt. Một số người có trình độ chuyên môn không bố trí đúng ngành nghề đã được đào tạo nên chưa phát huy được năng lực chuyên môn, sở trường của họ. Trong những năm gần đây do cơ chế chính sách tuyển dụng chưa hợp lý, nên chưa thu hút được các sinh viên có trình độ thạc sỹ, tốt nghiệp đại học loại giỏi về tỉnh công tác.

Nguồn lực lao động có chất lượng cao của tỉnh chủ yếu làm việc trong các cơ quan nhà nước. Một số ngành, lĩnh vực mặc dù tỉnh có thế mạnh, tiềm năng lớn, như sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ sản, du lịch nhưng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lại chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 4%). Tình trạng lao động thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên cũng đang là vấn đề cấp bách. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp để khắc phục như sắp xếp lại lao động trong các DN theo quyết định

176/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức lại sản xuất, kinh doanh.

Cùng với việc đó, UBND tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện quyết định 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về chương trình quốc gia giải quyết việc làm. Từ tháng 2/1995 đến tháng 12 năm 2005 tỉnh đã cho 13.000 hộ gia đình vay vốn với tổng số tiền gần 145 tỷ đồng và đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động; bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết được 1,5 - 1,8 vạn lao động.

Công tác di dân lên các vùng kinh tế mới và chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc cũng là một hướng giải quyết việc làm có hiệu quả. Thông qua thực hiện chương trình 135, trong những năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình và dịch vụ ở nông thôn cũng đã thu hút hàng chục vạn lao động trong các ngành, vùng trên địa bàn.

Từ thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và tình hình sử dụng nhân lực như đã nêu ở trên có thể rút ra một số nhận xét về nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình như sau:

Về ưu điểm: Trong những năm gần đây, do đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh có bước phát triển nên nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực. Nguồn nhân lực dần dần được nâng cao về chất lượng và ổn định về quy mô. Nguồn nhân lực trẻ và khoẻ khá dồi dào, đó là những người ham hiểu biết và sáng tạo, tích cực tiếp nhận và từng bước làm chủ các trang thiết bị hiện đại, quy trình vận hành... góp phần phục vụ tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề ở địa phương.

Thể lực của nguồn nhân lực không ngừng được cải thiện về chiều cao, cân nặng và tuổi thọ. Các chương trình y tế, phòng chống bệnh xã hội, chương trình chống suy dinh dưỡng, hoạt động y tế dự phòng và an toàn vệ sinh lao động được đẩy mạnh và có tác dụng nâng cao sức khoẻ, thể lực cộng đồng và nguồn nhân lực.

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực đã có bước tiến bộ. Số lượng lao động đào tạo ngắn hạn, CNKT, các loại bậc thợ có bước phát triển đáng kể. Số lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa cấp 1+2 tăng nhanh. Việc đào tạo, bồi dưỡng các loại hình nghiệp vụ đã được tỉnh chú trọng đầu tư.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, nhất là công tác xoá mù chữ ở độ tuổi từ 15- 35 và phổ cập THCS, nâng cao chất lượng toàn diện, đào tạo nghề đã thu được những kết quả

Nhận thức về tư tưởng chính trị, hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của người lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về ngành nghề, lao động, chọn hướng nghề nghiệp và các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp của nguồn nhân lực đã khá rõ ràng.

Điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi đã có tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Các hợp đồng xuất khẩu lao động đã từng bước giảm áp lực lao động trong các tầng lớp thanh niên ở nông thôn. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tranh cho hộ nghèo triển khai có hiệu quả là cơ sở để nâng cao thể lực của nguồn nhân lực. Các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, báo chí, các hoạt động VHNT,TDTT, các hoạt động lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, yếu kém: Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm do tác động của cuộc vận động thực hiện DS, KHHGĐ, nhưng nhìn chung tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao. Dân số tăng nhanh đã làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Gia tăng dân số là yếu tố dẫn tới gia tăng về nguồn nhân lực trong khi kinh tế của tỉnh nhà chưa phát triển, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém nên không đáp ứng được nhu cầu cao về việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng hàng năm, nhưng trình độ học vấn của người lao động ở một số huyện như Minh Hoá, Tuyên Hoá(hai huyện miền núi của tỉnh) vẫn còn thấp. Chất lượng lao động và trình độ lao động của nguồn nhân lực có chuyên môn chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới và các thị trấn, thị tứ thuộc các huyện đồng bằng, còn các huyện miền núi tỷ lệ không đáng kể. ở những nơi này phần lớn là lao động thủ công, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao. Cơ cấu bậc thợ, cơ cấu trình độ CNKT; THCN; cao đẳng; đại học chưa phù hợp. Phân bố nguồn nhân lực tập trung ở một số huyện, thành phố, một số vùng có tiềm năng, thế mạnh nhưng chưa được khai thác và sử dụng đúng mức. Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ trên đại học phân bố ở các ngành sản xuất trực tiếp mà tỉnh có thế mạnh như kinh tế du lịch... chiếm tỷ lệ rất thấp. ở các huyện, thành phố phần lớn nguồn nhân lực có chất lượng cao chỉ tập trung ở các ngành giáo dục -đào tạo, y tế. Trình độ đào tạo ở các loại ngành nghề, nghiệp vụ khác tỷ lệ và chất lượng vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)