Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương và sự định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 74 - 77)

3.1. Một số quan điểm cơ bản

3.1.1. Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương và sự định hướng xã hội chủ nghĩa

HHSLĐ là một loại hàng hoá đặc biệt tồn tại một cách khách khách quan trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do trình độ LLSX của nền kinh tế nói chung và của các DN nói riêng chưa phát triển nên việc vận dụng HHSLĐ đòi hỏi phải vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt, vừa lâu dài, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động nhằm mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, việc vận dụng lý luận HHSLĐ phải phù hợp với thực trạng của điều kiện kinh tế, xã hội nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể của từng DN, có như vậy mới đạt được mục tiêu về kinh tế, xã hội trong sản xuất kinh doanh.

Tính định hướng XHCN trong việc vận dụng lý luận HHSLĐ vào việc xây dựng nguồn nhân lực cho các DN thể hiện rõ trong mục tiêu và cách thức vận dụng.

Mục tiêu của việc vận dụng lý luận HHSLĐ vào việc xây dựng nguồn nhân lực cho các DN là hoàn thiện nhân cách, phẩm chất đạo đức và năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết để họ có

đủ điều kiện tham gia lao động, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ không chỉ có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn bản thân HHSLĐ, mà còn đòi hỏi người lao động đó phải có lý tưởng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.

Đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, không qua giai đoạn phát triển TBCN, chúng ta xây dựng đất nước từ hai nguồn vốn quý chủ yếu đó là tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực. Quan điểm của Đảng ta, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, người lao động phải được đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đời sống ngày càng được cải thiện. Để đáp ứng nhu cầu này, trong thời kỳ trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, hình thành những DN, những tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển các thành phần kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, và hạn chế đến mức thấp nhất số người lao động không có việc làm, và về mặt hình thức, thì nạn thất nghiệp hầu như không tồn tại. Nhưng tuyển dụng lao động ồ ạt nên biên chế vượt quá yêu cầu kinh doanh của DN dẫn đến hiệu quả SXKD thấp, tiền lương của người lao động không đủ sống, không tạo được động lực thúc đẩy người lao động phát huy tính năng động, sáng tạo, đã vậy với "chế độ tem phiếu" đã làm nảy sinh tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước của người lao động.

Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã thúc đẩy cung cầu về lao động phát triển, từ đó những hình thức thuê mưới lao động đã thu hút được một phần lao động dôi dư do quá trình tổ chức, sắp xếp lại SXKD trong khu vực kinh tế nhà nước. Đồng thời các DN cũng đa dạng hoá SXKD trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh mà Nhà nước không cấm nên đã tạo ra một sức cầu nhất định về HHSLĐ và TTSLĐ trong nền kinh tế quốc dân.

Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, việc vận dụng lý luận HHSLĐ trong việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN cần tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để giúp người lao động được tự do tìm việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, năng lực chuyên môn và hoàn cảnh gia đình, địa phương, và được trả công thoả đáng

nhằm bù đắp tiêu hao SLĐ để khuyến khích họ phát huy tính năng động, sáng tạo trong SXKD.

Vận dụng lý luận HHSLĐ theo yêu cầu đảm bảo quyền tự do tìm kiếm việc làm với mức lương tương xứng sự công hiến của người lao động và quyền tự do kinh doanh của người sử dụng lao động nhằm đạt mục đích và hiệu quả kinh tế, xã hội, đảm bảo SXKD có lãi, làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, tăng thu nhập cho DN và người sử dụng lao động. Điều đó có nghĩa rằng, để phát huy nguồn nhân lực vào việc SXKD có hiệu quả, cần phải tạo điều kiện cho người lao động được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực chuyên môn của mình với mức lương tương xứng trong những lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước không cấm.

Nguồn nhân lực trong các DN, mà đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động là hai đối tượng chính khi vận dụng lý luận HHSLĐ. Mối quan hệ giữa hai đối tượng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, cách thức vận dụng lý luận HHSLĐ để đảm bảo tính định hướng XHCN là đảm bảo lợi ích hài hoà về kinh tế, chính trị, xã hội của người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng thoả ước lao động và hoạt động quản lý SXKD, thực hiện phân phối công bằng trong thực tế. Có như vậy mới tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực, tự giác, sự năng động, sáng tạo của nguồn nhân lực. Và đây cũng chính là yếu tố cơ bản cho sự thành công của DN trong quá trình cạnh tranh trên thị trường.

Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì động lực thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển chính là sự tác động qua lại giữa LLSX và QHSX. Sự tác động qua lại này chỉ hoạt động thông qua lợi ích kinh tế của con người "Con người là yếu tố năng động nhất và quý nhất trong LLSX. Chính lợi ích kinh tế của con người là khởi điểm của sự tác động qua lại của các yếu tố trong bản thân lực lượng sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất phát triển" [15]. Khi lợi ích kinh tế được đảm bảo, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phát huy năng lực cá nhân trong hoạt động SXKD. Người lao động sẽ có ý thức hơn trong học tập để nâng cao trình độ

tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, chăm lo cải tiến phương pháp lao động, cải tiến công cụ để SXKD có hiệu quả hơn. Còn người sử dụng lao động sẽ có ý thức hơn trong việc nâng cao năng lực và trình độ quản lý, chăm lo cải tiến hoạt động, tổ chức lao động sản xuất, linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường, đồng thời xác định các chiến lược cạnh tranh lành mạnh. Như vậy, vì lợi ích của hai bên sẽ liên kết họ với nhau để nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, lợi ích của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hoà. Quan hệ lao động ở các DN cần được được luật hoá, theo đó, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động không phải là quan hệ đối kháng, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động không mâu thuẫn gay găy gắt với nhau mà được chuyển hoá để kết hợp thành một thể thống nhất, tạo hợp lực chung vì sự phát triển của xã hội. Và, sự gắn gắn kết hài hoà giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản để tạo lập mối quan hệ lao động thân thiện giữa người sử dụng lao động. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH hạn chế tình trạng bóc lột lao động và người lao động và tăng cường quan hệ tương thân tương ái, giúp nhau trong SXKD trên tinh thần hợp tác các bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)