Bài 33. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BĂNG SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu Địa lí lớp 12 (Trang 66 - 69)

VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Tiết 38. Bài 33. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BĂNG SÔNG HỒNG

I) Mục tiêu bài học:

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức:

- Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư cơ sở vật chất kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế ; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế xã hội

- Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

2. Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ kinh tế chung hoặc Atlat địa lí Việt Nam để xác định vị trí, nhận xét và giải thích sự phân bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng ĐBSH ( công nghiệp, sản xuất lương thực, thương mại, du lịch).

- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để hiểu và trình bày sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế ở ĐBSH.

- Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.

3. Thái độ:

- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Hình 33.1, 33.2, 33.3 SGK - Atlát Địa lí Việt Nam.

2. Học sinh :

- Sách, bút, vở ghi, thước kẻ, Atlát Địa lí Việt Nam.

III) Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Vì sao nói Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển?

2. Bài mới :

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung chính

* HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng.

Hình thức: Cá nhân.

GV yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng trong cả nước và trả lời các câu hỏi theo dàn ý:

+ Xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ Kể tên các tỉnh trong vùng.

+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Một HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.

* HĐ2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng.

Hình thức: Cặp.

Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung chính sơ đồ trong SGK trang 150 lựa chọn đúng các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng

Bước 2: GV yêu cầu HS phân tích hình

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng a) Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Là vùng đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 cả nước.

- Bao gồm: 11 tỉnh, thành phố với diện tích gần 15000 km2

- Vị trí tiếp giáp: các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ.

=> Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các vùng trong cả nước và các nước bạn trên thế giới.

b) Các thế mạnh chủ yếu của vùng - Là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thứ hai cả nước.

- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào.

- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kinh nghiệm sản xuất

33.1 chọn lựa đáp án đúng là nổi bật các thế mạnh và hạn chế của vùng.

Bước 3: GV yêu cầu HS trình bày kết quả và tổng kết: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển thứ hai cả nước dựa trên nhiều điều kiện thuận lợi về các mặt tự nhiên ( đất, nước, khí hậu), cũng như các điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, cơ sở hạ tầng, vật chất- kĩ thuật) tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế của vùng cũng gặp phải không ít khó khăn về tự nhiên, kinh tế đòi hỏi phải có những bước chuyển dịch mới phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời kì mới.

*HĐ 3: Tìm hiểu vần đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng.

Hình thức: Cặp.

+ Nhiệm vụ 1: Nhận xét về tình hình dịch chuyển cơ cấu theo ngành.

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 33.2 và lược đồ hình 33.3

Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát xu hướng thay đổi trong cơ cấu kinh tế ngành ( ngành nào tăng, ngành nào giảm).

Bước 3: Yêu cầu HS phát biểu, nhận xét và bổ sung.

Nhiệm vụ 2: Trình bày các định hướng chuyển dịch chung và chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ.

=> Phát triển cơ cấu ngành kinh tế đa dạng hiện đại.

c) Khó khăn, hạn chế

- Dân cư đông đúc nhất cả nước.

- Chiụ tác động của nhiều thiên tai( bão, lũ, hạn hán...)

- Thiếu nguyên liệu sản xuất.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm...

- Vấn đề cần giải quyết: quỹ đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép việc làm.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng.

a) Thực trạng

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

b) Định hướng .

- Định hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.

Cụ thể:

+ Khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

+ Công nghiệp - xây dựng: hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Dịch vụ: Tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài, ngân hàng, giáo dục, đào tạo,...

3. Củng cố:

- Hệ thống lại kiến thức toàn bài 4. Dặn dò:

- Làm bài tập trong SGK vào vở.

Ngày giảng lớp Sí số Học sinh vắng

Một phần của tài liệu Địa lí lớp 12 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w