CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa Lào Cai
1.3.1.1. Về vị trí địa lý: Lào Cai là một trong sáu tỉnh có biên giới chung với Trung Quốc, cách Hà Nội khoảng gần 350Km đường bộ và gần 300Km đường sắt, ở tâm điểm hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng và là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ 19 trên cả nước. Với vị trí nằm chính giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, Lào Cai có được lợi thế lớn về tuyến du lịch do các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hạ Long, Điện Biên… mang lại (Bản đồ 1.4, Phụ lục I, Tr.99).
1.3.1.2. Về địa hình, địa mạo, cảnh quan: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có những đỉnh núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi; những vùng triền núi thấp và trung bình; nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đặc biệt Lào Cai có đỉnh núi Fanxipan trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m cao nhất Việt Nam. Địa hình núi cao tạo nên những cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn, những vách đá, đỉnh núi hiểm trở, hang động, thác nước và trên nền địa hình như vậy là thảm động thực vật đặc hữu, có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm.
1.3.1.3. Về khí hậu: địa hình đa dạng tạo ra những vùng khí hậu khác nhau trong tỉnh Lào Cai, tại các vùng núi cao như Sapa, Simacai, Bát Xát, Bắc Hà có thời tiết mát mẻ và mùa hè và lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sapa từ 140C -160C và không có tháng nào lên quá 200C). Nhiệt
21
độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C [5]. Đặc biệt, Sapa được biết đến là một “thị trấn sương mù”, có những thời điểm toàn Sapa chìm trong màn sương, khiến khung cảnh thị trấn vô cùng lãng mạn, xứng đáng được ví với những thiên đường tại Châu Âu. Điều kiện khí hậu ôn đới giúp Lào Cai trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng, đặc biệt đối với khách du lịch nội địa.
1.3.1.4. Hệ thống động thực vật: Lào Cai có tài nguyên rừng phong phú phân bổ theo các địa hình khác nhau, với nhiều loại gỗ quý như: bách xanh, thiết xam, thông tre, thông đỏ, bách tùng, dẻ tùng; các dược liệu quý như: thảo quả, tô mộc, sa nhân, đương quy, đỗ trọng; nhiều loại hoa, quả, rau mang hương vị rất riêng. Đặc biệt, Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn được đánh giá là một trong những điểm nóng đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của khu vực Đông Dương với hơn 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành đã được phát hiện. Hệ động vật tại Lào Cai cũng phong phú với 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái, với nhiều loại thú quý như sơn dương, cheo, nai, hoẵng... và có một số động vật đặc hữu như: gà lôi tía, khướu đuôi đỏ, rắn lục sừng...[34, Tr. 23]. Sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật là một tài nguyên du lịch lớn, thu hút các đối tượng khách sinh thái, khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu.
1.3.2 Điều kiện văn hóa tỉnh Lào Cai.
1.3.2.1. Sự đa dạng về tộc người và văn hóa tộc người
Lào Cai là một tỉnh biên giới có 25 dân tộc và nhiều ngành, nhóm địa phương cùng cư trú, có thể kể đến các nhóm như sau:
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: gồm các tộc người Việt và Mường.
- Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Ka Đai: gồm các tộc người Tày (nhóm Thu Lao, Pa Dí), Thái (Thái Trắng, Thái Đen), Giáy, Bố Y (Tu Dí), Nùng (Nùng Dín, Nùng An) và La Chí.
- Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao: gồm có người H’mông (H’mông Lềnh, H’mông Đơz, H’mông Đuz, H’mông Suaz, H’mông Njuôz) và Dao [Dao Đỏ, Dao Tuyển (Dao Làn Tẻn) và Dao Họ (Dao Quần Trắng)].
- Nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng: có người Hoa (Xạ Phang, Hoa), Hà Nhì, Phù Lá (Xa Phó, Pu La) [27].
Ngoài ra, Lào Cai còn có một số thành phần dân tộc khác cùng cư trú như Ê- đê, Pu Péo, Vân Kiều, Chăm, Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Hrê, Cơ-tu, Tà-ôi, Xinh-
22
mun..., tuy nhiên, số lượng không đáng kể. Dân cư ở cấp xã, thường thuộc nhiều tộc người hay nhóm địa phương, nhưng ở cấp thôn/ bản, thường chỉ thuộc về một tộc người hoặc nhiều lắm là hai tộc người sống chung trong đó có một tộc người chiếm đa số.
Xét riêng về trang phục dân tộc đã có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau bởi một số dân tộc được phân tách thành các ngành khác nhau (Ví dụ:
H’mông Hoa, H’mông đen, H’mông xanh; Dao đỏ, Dao tuyển…). Về nghệ thuật dân gian, Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau của các nhạc khí. Đặc biệt, thật tự hào khi kể đến kho tàng lễ hội ở Lào Cai bởi sự đặc sắc, đa dạng và thấm đẫm truyền thống dân tộc.
Một số dân tộc tiêu biểu ở Lào Cai:
- Người H’mông: là dân tộc chiếm số lượng lớn nhất ở Lào Cai với 146.147 người;
tiếng nói thuộc ngữ hệ H’mông - Dao; Người H’mông đa dạng về nhóm địa phương: Trắng, Hoa, Đỏ, Đen, Xanh, được phân biệt bởi hình thức trang phục: Váy trắng (H’mông trắng); Váy chàm, áo xẻ nách (H’mông Hoa); Váy chàm áo xẻ ngực (H’mông đen); Váy ống, cuốn tóc, cài lược (H’mông xanh). Phương thức canh tác chính là nương rẫy. Người H’mông nổi tiếng với đặc sản rượu ngô, rượu gạo. Du khách đến Sapa, Lào Cai không thể bỏ qua món quà là những chai rượu San Lùng.
Ngôi nhà truyền thống của người H’mông là nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh, nhà thấp và nền đất nện, lương thực được cất trữ trên sàn gác, một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà.
Người H’mông bước vào Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết Nguyên đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người H’mông, phù hợp với nông lịch truyền thống. Tết lớn thứ hai là Tết mùng 5 tháng 5 (Âm lịch). Ngoài hai tết chính, tuỳ từng nơi còn có các Tết vào các ngày 3 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7 (âm lịch)…đây thực sự là những ngày hội với những trò chơi dân gian được tổ chức ở khắp bản làng. Đối với du lịch văn hóa, những trò chơi truyền thống, những hoạt động nghệ thuật trong ngày Tết của đồng bào H’mông là nguồn tài nguyên đáng quý để phát triển những sản phẩm mang tính đặc thù và làm giàu thêm cho hoạt động du lịch cộng đồng (Phụ lục IIb, Tr.181).
- Người Dao: Dân số 474.000 người, ngôn ngữ thuộc hệ H’mông - Dao. Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ
23
XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Phương thức canh tác chính là làm nương, thổ canh hốc đá, ruộng. Thợ bạc là nghề gia truyền ngoài ra còn có nghề làm giấy bản, ép dầu, làm mật…Trang phục của người Dao không quá cầu kỳ những cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong lại rất độc đáo: người ta dùng bút vẽ nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi vẽ lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.
Tập quán của người Dao là một kho tàng về văn hóa dân gian. Các thủ tục cưới xin, ma chay hay lễ cấp sắc được gìn giữ gần như nguyên vẹn cho tới nay. Lễ cấp sắc và lễ cưới của người Dao đỏ đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về dân tộc học. Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá cho việc phát triển du lịch văn hóa của Lào Cai, loại hình khám phá về phong tục, tập quán (Phụ lục IIb. Tr.183).
- Người Tày: tên gọi khác là Thổ, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai). Hoạt động sản xuất truyền thống là ruộng nước bên cạnh đó có trồng lúa khô, hoa màu. Người Tày nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Về ẩm thực, người Tày nổi tiếng với các loại bánh cho cả ngày thường lẫn ngày Tết. Trang phục của người Tày đơn giản hầu như không có thêu thùa, trang trí trên quần áo như các dân tộc khác. Đối với người Tày, cất nhà mới là một hoạt động vô cùng quan trọng đặc biệt được lưu ý trong cuộc sống. Với người Tày nghệ thuật truyền thống rất đa dạng và giàu bản sắc.
Người Tày có nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng... Lượn gồm lượn cọi, lượn slương, lượn then, lượn nàng ới... là lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng. Người ta thường “lượn” trong hội lồng tồng, trong đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Trong nghi lễ ở một số địa phương còn có múa rối với những con rối bằng gỗ khá độc đáo (Phụ lục IIb. Tr.187).
- Người Giáy: Dân tộc Giáy có khoảng 38.000 người, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Hoạt động canh tác chính là ruộng nước. Trang phục của người Giáy cũng đơn giản, thường chỉ có trang trí nhẹ nhàng trên áo nữ và túi đeo. Người Giáy nổi tiếng với các làn điệu hát giao duyên nam nữ và các điệu múa truyền thống và những hoạt động này được thể hiện một cách sôi nổi tại các dịp lễ tết (Phụ lục IIb.
Tr.190).
24
Tộc người trong văn hóa vừa là chủ thể sáng tạo vừa là chủ thể thưởng thức.
Còn trong du lịch, tộc người là chủ sở hữu của những nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc như: Lễ hội, tín ngưỡng, nghệ thuật truyền thống…song lại chưa được hưởng lợi nhiều từ nguồn sở hữu của mình bởi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch còn rất hạn chế. Đặt vào trường hợp của Lào Cai, các tộc người là người sáng tạo, sở hữu các tài nguyên du lịch đa dạng phong phú, nhưng họ mới chỉ bước đầu tham gia vào du lịch thông qua việc cung cấp dịch vụ nghỉ đêm tại bản, hoặc làm hướng dẫn viên, người dẫn đường, cung cấp thực phẩm… Những hoạt động trên mang tính nhỏ lẻ và nguồn lợi thực sự từ du lịch văn hóa lại không đến tay bà con các dân tộc.
1.3.2.2. Không gian văn hóa
Đặt trong không gian văn hóa Tây Bắc, không gian văn hóa của Lào Cai chịu ảnh hưởng nhiều bởi những đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc.
Điều kiện tự nhiên của Tây Bắc là núi cao hiểm trở, đất Tây Bắc được gọi là đất “ba con sông” với ba dải nước màu Trắng - Xanh - Đỏ trong đó Sông Mã lắm thác ghềnh mang màu bạc của sóng; Sông Đà chảy qua các triền núi đá granit mang màu xanh đen; Sông Hồng (tiếng Thái: sông Nặm Tao) mang nặng phù sa màu đỏ.
Ba con sông trở thành biểu tượng của vùng đất một cách rất tự nhiên. Mặc dù nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nhưng ở độ cao dao động từ 800 - 3000m, nên khí hậu của vùng ngả sang á nhiệt đới thậm chí là ôn đới. Hơn thế nữa, do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông tạo nên những thung lũng nên Tây Bắc có nhiều tiểu vùng khí hậu. Cư dân cổ truyền vùng Tây Bắc đều làm nông nghiệp với hai loại hình: ruộng nước ở thung lũng và nương rẫy ở sườn núi.
Tây Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái với hơn 20 dân tộc cư trú. Những dân tộc chiếm đa số gồm: H’mông (ngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa); Dao (ngành Quần chẹt, Nga Hoàng, Dao đỏ); Thái (ngành Đen, Trắng, Đỏ); Mường, Khơ mú, Tày, Dzáy…và nhiều dân tộc thiểu số không quá 70 người. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng song dẫu sao tính chất vùng văn hóa Tây Bắc vẫn được thể hiện qua những yếu tố như: là cư dân của nền văn minh đồng thau; Suối, rừng đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người; Nương rẫy là bộ phận không thể thiếu của đời sống đồng bào; Tín ngưỡng mọi vật đều có linh hồn ăn sâu vào tiềm thức của cư dân vùng; Nghệ thuật truyền thống phong phú và
25
đa dạng với nhiều thể loại truyền miệng như thơ ca, truyền thuyết, thần thoại, các điệu múa khèn của người H’mông, điệu lượn của người Khơ Mú… có thể nói riêng nghệ thuật múa dân tộc đã là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc. Nhạc cụ cũng là niềm tự hào của cư dân Tây Bắc với các dòng nhạc cụ hơi có lưỡi gà như khèn bè Thái, sáo, khèn H’mông và các loại đàn như tính tẩu Thái; đàn tròn và đàn ba dây Hà Nhì. Và một nét đặc trưng cuối cùng của vùng văn hóa Tây Bắc là sắc màu trong trang phục, chăn màn, đồ dùng với đa phần là gam màu nóng mà chúng ta có thể thấy được khăn Piêu Thái, bộ váy của người H’mông, Lô Lô, Dao đỏ hay chăn Mường…Tuy cùng chung những đặc trưng văn hóa vùng, song mỗi dân tộc vẫn mang trong mình những bản sắc văn hóa riêng có tạo nên một vùng văn hóa đa dạng và độc đáo.
Là một thành viên của vùng văn hóa đặc sắc ấy, không gian văn hóa Lào Cai mang trong mình đầy đủ các đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc nhưng đồng thời vẫn giữ được những nét văn hóa riêng có của từng dân tộc. Có thể nói Lào Cai là Tây Bắc thu nhỏ bởi Lào Cai là vùng đất cư trú của 25 dân tộc thuộc 3 trong 4 ngữ hệ lớn của cả nước, một lợi thế lớn của Lào Cai trong việc phát triển du lịch văn hóa.
1.3.2.3. Các loại hình lễ hội
Với lợi thế về đa dạng nền văn hóa các dân tộc, nên Lào Cai cũng tự hào về những loại hình lễ hội phong phú, giàu bản sắc của mình. Có hội cầu mùa, hội gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng; có hội với ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hoá người Việt cổ như: Lễ cơm mới của người Tày (Bắc Hà); Lễ cúng rừng của người Dao Tuyển (Bảo Thắng); Hội xòe ở Tà Chải; Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì (Bát Xát); Lễ hội đền Trung Đô (Bắc Hà); Lễ cấp sắc của người Dao đỏ…
Quy mô các lễ hội cũng đa dạng, có quy mô của cộng đồng làng, bản như: lễ quét làng của người Xa Phó; lễ hội Nào Cống ở bản Tả Van Giáy…; quy mô vùng như: hội Gầu Tào ở Pha Long - Mường Khương; hội Roóng Poọc người Giáy ở Tả Van, Sapa...; và đặc biệt những lễ hội với quy mô toàn tỉnh như hội xuân Đền Bảo Hà... Lễ hội đền Thượng (Tp Lào Cai)
Thời gian diễn ra lễ hội cũng linh hoạt, trải dài cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, khác với các tỉnh đồng bằng chỉ có mùa xuân mới là mùa lễ hội. Nhưng đến với vùng cao Lào Cai, mùa hè ở các làng bản cũng là mùa của lễ hội mà một trong
26
những lễ hội hấp dẫn nhất là hội đua ngựa Bắc Hà. Bên cạnh đó còn có các lễ hội quy mô nhỏ hơn như: Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín (Mường Khương) hay hội cốm của người Tày…Đây là những yếu tố vô cùng thuận lợi tạo nên nguồn tiềm năng phong phú cho sự phát triển du lịch văn hoá của Lào Cai nói chung.
1.3.2.4. Các di tích văn hóa lịch sử
Là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào Cai luôn được đánh giá là có vị trí chiến lược quan trọng nơi địa đầu Tổ quốc. Ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, Lào Cai thuộc địa phận châu Đan Đường (Cam Đường) đã có lợi thế về đường giao thông thủy, bộ với hệ thống giao thông dọc sông Hồng được mở mang thành huyết mạch nối liền vùng Vân Nam (Trung Quốc) với Giao Chỉ (Bắc Bộ). Với điều kiện giao thông và vị trí địa lý thuận lợi như vậy đã biến Lào Cai thành một trung tâm chiến lược quan trọng trong cả lĩnh vực kinh tế, quân sự và phát triển xã hội. Nhân dân Lào Cai đã anh dũng trải qua nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm từ thời kỳ Bắc thuộc cho tới kháng chiến chống Pháp cũng như các cuộc chiến tranh biên giới ở thế kỷ XX. Cửa khẩu biên giới Lào Cai không chỉ là cửa ngõ quân sự mà còn là một trong những cửa khẩu thông thương lớn của cả nước. Từ những năm đầu của thế kỷ XIX trở đi, các triều đại bắt đầu chú trọng vào việc xây dựng, trùng tu, duy trì thành quách, đình đền tại địa phận Lào Cai vừa nhằm phát triển và ổn định đời sống cư dân, vừa củng cố về mặt quân sự. Và các công trình ấy chính là những yếu tố làm nên những di tích lịch sử văn hóa ngày nay cho tỉnh Lào Cai. Dựa trên bảng thống kê di tích Việt Nam theo từng địa phương, tỉnh Lào Cai tính đến tháng 10 năm 2013 đang sở hữu 12 di tích cấp Quốc gia (trong đó có 9 di tích văn hóa lịch sử) mà có thể kể đến như:
- Di tích bãi đá cổ Sapa: Được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 921-QQĐ/BT ngày 20 tháng 7 năm 1994, bãi đá cổ Sapa là khu di tích có diện tích khoảng 8km² nằm tại thung lũng Mường Hoa, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Với gần 200 khối đá nằm rải rác, bãi đá cổ Sapa là một minh chứng về sự xuất hiện của người tiền sử tại các địa phận này. Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết v.v. có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt. Các nhà khoa học giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới