Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh lào cai (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

- Đà Nẵng: được coi là một điểm đến thành công trong việc phát triển du lịch văn hóa của cả nước. Đến với Đà Nẵng, du khách không chỉ được thưởng thức không gian xanh, sạch của biển trời miền Trung mà còn được thả hồn trong không gian

38

văn hóa của một thành phố cảng. Chính quyền Đà Nẵng đã làm rất tốt công việc bảo tồn cũng như tuyên truyền giáo dục cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương. Các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng được bảo tồn và phát huy không chỉ vì mục đích tâm linh của cộng đồng địa phương mà còn được sử dụng rất hợp lý trong hoạt động du lịch. Môi trường xã hội của Đà Nẵng được quản lý một cách có kế hoạch và rất thành công trong khâu tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân, vừa đảm bảo gìn giữ tính hiếu khách của cộng đồng địa phương lại vẫn đảm bảo tính nghiêm túc về an toàn, an ninh xã hội. Đà Nẵng còn là điểm đến của các lễ hội, các Festival đương đại đặc biệt những năm gần đây, Đà Nẵng được biệt tới với thương hiệu của Festival Pháo hoa Quốc tế. Là một điểm đến liên tục nhận được các bình chọn trong Top đầu của thế giới về điểm đến hấp dẫn, điểm đến mơ ước của du khách trên toàn cầu, Đà Nẵng xứng đáng là tấm gương cho các tỉnh đang trong quá trình phát triển và định hướng về quản lý điểm đến du lịch. Những biện pháp quản lý Nhà nước mà Đà Nẵng áp dụng trong việc quy hoạch và phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của toàn tỉnh như bảo tồn các công trình kiến trúc, các di tích; quản lý về nguồn nhân lực; đặc biệt là hoạt động quản lý về môi trường xã hội nhằm đảm bảo an ninh, an toàn xã hội cho cả cộng đồng và du khách là điểm nhấn đáng học hỏi mà Lào Cai cần tìm hiểu từ Đà Nẵng.

- Mai Châu, Hòa Bình: là một trong những điểm phát triển về du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng đầu tiên của Việt Nam từ những năm 98-99. Dựa vào những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Thái, cùng với điều kiện tự nhiên nguyên sơ, khí hậu trong lành, Mai Châu dần khẳng định được vị trí của mình trong tâm trí của du khách. Đến Mai Châu, du khách được hòa mình vào không gian văn hóa Thái, sự hiếu khách, tập quán chu đáo trong việc đón tiếp khách giúp người Thái ghi điểm trong mắt khách du lịch. Các làn điệu, tác phẩm múa truyền thống được tìm hiểu và khôi phục lại để xây dựng những tác phẩm phù hợp nhằm biểu diễn phục vụ du khách nghỉ tại bản. Các món ăn, đồ uống truyền thống được phát huy thế mạnh khi nhu cầu thưởng thức đặc sản của du khách tăng cao. Không gian văn hóa nghệ thuật truyền thống và men say của vò rượu cần làm cho không khí những đêm giao lưu văn nghệ dân tộc trở nên nóng hơn và say mê hơn. Tuy nhiên, trong vòng ba năm gần đây, Mai Châu đang đứng trước nguy cơ tiến nhanh đến ngưỡng suy thoái của

39

sản phẩm bởi sự thương mại hóa cao. Các khách sạn cao tầng đã vào tận thôn bản.

Giữa những nếp nhà sàn truyền thống là một số nhà nghỉ, khách sạn mini hoàn toàn bê tông, cốt thép mọc lên, làm hỏng cảnh quan của bản làng vốn có. Các gia đình do không có định hướng của cơ quan quản lý nhà nước nên đón tiếp khách ồ ạt, xây dựng, cơi nới liên tiếp, các công trình san sát nhau dẫn đến việc không gian yên tĩnh của bản làng bị phá vỡ, thay vào đó là sự ồn ào, đông đúc. Xu hướng của khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế đang chuyển dần vào các bản sâu trong khu vực phía Nam của Mai Châu như bản Xô, Mai Hịch, Te…thậm chí là chuyển dần vào khu Pù Luông (Thanh Hóa). Do đó, Mai Châu là một ví dụ điển hình cho việc phát triển nhanh không có sự quản lý và sản phẩm chưa phù hợp với giai đoạn của điểm đến.

Từ đây, Lào Cai rút ra được bài học trong công tác quản lý và kiểm soát tốc độ phát triển phải phù hợp với từng giai đoạn và đảm bảo tính bền vững, nhằm giảm thiểu sự xuống cấp nhanh chóng và hạn chế việc dẫn đến suy thoái của điểm đến.

1.4.2. Những bài học kinh nghiệm nước ngoài

- Nhắc tới du lịch Châu Á, du khách sẽ nghĩ ngay tới Thái Lan và Chiang Mai, Chiang Rai đang là điểm đến hấp dẫn từ năm 2013 đến nay. Điểm đến du lịch này nổi lên là một điểm đến du lịch văn hóa, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu về văn hóa của du khách thập phương. Trải nghiệm tour một ngày thăm quan Chiang Mai, du khách có cơ hội ghé thăm đền Trắng (White Temple), ghé thăm vùng Tam Giác Vàng trước khi xuống thuyền dọc theo sông Mekong. Sau bữa trưa, du khách đến với các ngôi làng của đồng bào vùng cao như Yao, Akha và Karen (làng cổ dài). Làng cổ dài Karen được chính phủ Thái Lan xây dựng và bảo tồn như một điểm sáng về văn hóa của miền Bắc Thái Lan. Hình ảnh đặc trưng của những phụ nữ nơi đây là những chiếc cổ dài được trang sức bằng những chiếc vòng kim loại quấn quanh cổ, tay, đầu gối và cẳng chân của những cô gái. Những chiếc vòng không chỉ đơn thuần là đồ trang sức mà trước kia còn là vật bảo vệ họ khỏi sự tấn công của thú dữ. Do đó, tục đeo vòng nâng cổ của người dân làng Karen được áp dụng cho các bé gái từ 5 tuổi trở lên và mỗi năm họ lại được tăng thêm một tầng vòng.

Du khách đến với Karen hầu như đều háo hức thử qua cảm giác đeo trên cổ một bộ vòng nặng nề ấy, còn những bộ vòng giả nhỏ và nhẹ nhàng hơn được bán như một món quà lưu niệm đặc trưng của làng. Trong suốt hành trình này, du khách

40

được tìm hiểu một cách rất chi tiết về các dân tộc của từng làng thông qua hệ thống biển báo, bảng hướng dẫn thông tin du lịch và thông tin trưng bày tại các bảo tàng dân tộc ngay trên cung đường thăm quan, giúp cho du khách cảm giác rất thân quen với điểm đến, thậm chí có thể ước lượng sức khỏe để quyết định về hoạt động thăm quan của mình nên dừng lại hay tiếp tục. Đây là một bài học kinh nghiệm hữu ích đối với phát triển du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai góp phần giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa và bản sắc văn hóa của mình một cách quy mô và khoa học.

- Bali, Indonesia: là một ví dụ tốt về việc làm du lịch văn hóa tốt, du lịch văn hóa đem lại những thành quả tích cực cho Bali. Đầu tiên, nghệ thuật biểu diễn truyền thống được thức tỉnh, các tác phẩm được sản xuất hạn chế hơn với nghệ thuật tinh xảo, chất lượng cao. Nhu cầu cao của khách nước ngoài muốn chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống đã giúp họ có điều kiện phục hồi loại hình nghệ thuật tưởng chừng mai một này. Tiếp đó, Bali có một cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch đạt mức độ xuất sắc. Sách không chỉ đơn thuần là liệt kê các dịch vụ du lịch, các khách sạn, nhà hàng hay các điểm thăm quan mà đã đem đến cho du khách đầy đủ thông tin về lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật truyền thống, ẩm thực, phong tục địa phương…một cách chắt lọc, đầy đủ và giúp họ có kỹ năng hòa nhập nhanh với cư dân địa phương. Họ khẳng định mong muốn về một cuốn sách hướng dẫn du lịch phải chứa đựng được nhiều điều hơn một cuốn sổ tay chỉ dẫn thông tin. Thành công của Bali về du lịch văn hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do là đã cho ra đời một cuốn cẩm nang du lịch văn hóa chuyên nghiệp, giúp du khách tránh được sự lúng túng, tai nạn và rủi ro, làm chuyến đi của họ an toàn và phong phú.

Cuốn hướng dẫn du lịch dạy du khách biết cách gắn bó du lịch và văn hóa lại với nhau một cách hài hòa tại Bali. [3, Tr. 30,31]. Bài học rút ra cho Lào Cai từ Bali là việc xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về điểm đến cho du khách một cách hoàn thiện và sinh động hơn. Đây là điểm còn yếu của Lào Cai bởi hệ thống thông tin của Lào Cai về điểm đến còn sơ sài, chưa có tính quảng bá rộng rãi nên du khách ít biết đến tính hấp dẫn của các điểm thăm quan ở Lào Cai, mà chỉ khu trú tại khu du lịch quốc gia Sapa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh lào cai (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)