Nhận định về chu kỳ sống của điểm đến, xác định cơ hội, thách thức cho du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh lào cai (Trang 73 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÀO CAI

2.7. Nhận định về chu kỳ sống của điểm đến, xác định cơ hội, thách thức cho du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa chưa bao giờ là một việc làm đơn giản.

Tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa, nhưng không phải mọi sản phẩm văn hóa đều phải là hay phải trở thành sản phẩm du lịch” [3, Tr.19]. Và hơn thế nữa, việc phát triển du lịch văn hóa phải đảm bảo thực hiện được nhiều mục đích trong đó có yếu tố phát triển bền vững để phát huy và bảo vệ các giá trị của văn hóa. Vì không thể tùy tiện biến các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch và khai thác tràn lan nên việc xác định mục tiêu khai thác cái gì, như thế nào, ở đâu và lúc nào là việc làm tiên quyết trong quá trình nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa.

Trong đó, việc nhận định xem một điểm đến đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ sống là một cách giúp ta có cơ sở hoạch định những việc cần làm, hướng phát triển như thế nào là bền vững, khai thác đến đâu là đúng và đủ? Đồng thời, dựa vào

72

những cơ hội để lập kế hoạch và thực hiện những bước chuyển lớn, chỉ ra những thách thức để hạn chế những rủi ro trong quá trình phát triển.

2.7.1. Nhận định chu kỳ sống của điểm đến.

Theo quy luật của chu kỳ sống của một sản phẩm, chu kỳ sống của một điểm đến du lịch cũng thường được chia làm bốn giai đoạn: Khai phá - Phát triển - Bão hòa - Suy thoái. Việc xác định một điểm đến đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định kế hoạch phát triển, thu hút đầu tư và thiết lập chính sách hỗ trợ. Đối với trường hợp tỉnh Lào Cai, việc nhận định và đánh giá điểm đến du lịch đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống sẽ giúp các cấp quản lý có cái nhìn toàn cảnh và xác định chính xác mục tiêu cần đạt được để thúc đẩy và duy trì sự phát triển của điểm đến đồng thời cũng hạn chế đẩy nhanh quá trình rơi vào suy thoái.

2.7.1.1. Căn cứ đánh giá

Mỗi điểm đến du lịch đều thể hiện tốc độ tăng trưởng khác nhau thông qua các báo cáo hằng năm, dựa vào các chỉ số tăng trưởng đó, chúng ta có thể xác định được điểm đến đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống. Áp dụng vào trường hợp phát triển của du lịch tỉnh Lào Cai, các căn cứ để xác định chu kỳ sống sẽ được dựa trên những chỉ số biến động và tốc độ biến động của lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của toàn tỉnh.

2.7.1.2. Nhận định về chu kỳ sống của điểm đến

Điểm đến du lịch Lào Cai có thể được coi là một điểm đến đang phát triển, bởi nếu chỉ xét trên góc độ định tính thì điểm du lịch Lào Cai được biết đến một cách khá phổ biến. Chương trình thăm quan khu du lịch Sapa hay tìm hiểu các phiên chợ truyền thống vùng cao xuất hiện hầu khắp trong các kênh giới thiệu và quảng bá về du lịch. Các chương trình du lịch đó cũng được coi là những sản phẩm chủ đạo khi giới thiệu về du lịch Việt Nam đến các nước trên thế giới bên cạnh các sản phẩm đặc trưng khác như: du lịch sông Mekong, phố cổ Hội An, cố đô Huế, Vịnh Hạ Long… Tuy nhiên, ngoài việc ghi nhận về sự phát triển đó, để nhận định chính xác giai đoạn mà điểm đến du lịch Lào Cai đang thuộc về thì cần dựa vào định lượng của các số liệu, ở đó thể hiện rõ sự phát triển của Lào Cai đang ở giai đoạn nào của vòng đời điểm đến. Dựa vào các thông số thống kê lượng khách du lịch đến Lào Cai và doanh thu mà toàn tỉnh đạt được từ du lịch trong vòng 8 năm

73

qua (từ 2006 - 2013) ta có thể phân tích sự tăng trưởng của điểm đến Lào Cai (Biểu đồ 2.9, Phụ lục I, Tr.104). Các thông số cho thấy tốc độ phát triển của doanh thu từ du lịch của toàn tỉnh tăng đều và nhanh với tỷ lệ trung bình là 18 - 30% so với năm trước. Tuy nhiên năm 2010 và 2011 là hai năm có tốc độ tăng trưởng rất mạnh về doanh thu đạt mốc 60 - 65% so với năm trước. Sở dĩ có sự biến động mạnh như vậy cũng là bởi du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào Cai nói riêng đã chớp được nhưng cơ hội lớn do các yếu tố khách quan mang lại như: năm 2010 là một năm khá bất ổn về chính trị trên hầu khắp các quốc gia trên thế giới, từ bạo động ở Thái Lan đến khủng bố ở Mosscow…và tiếp diễn ở năm 2011 với làn sóng bạo động bùng phát trên nhiều quốc gia. Hơn thế nữa, các điểm đến trong khu vực vốn nổi tiếng và hút khách như Thái Lan, Nhật Bản…lại liên tiếp gặp thiên tai tàn khốc. Mặc dù đó đều là các sự kiện không tốt lành, song đối với ngành du lịch Việt Nam đó lại chính là cơ hội lớn bởi Việt Nam là một điểm đến đã nổi tiếng về độ an toàn và thân thiện, do đó Việt Nam đã được lựa chọn là điểm đến cho xu hướng du lịch năm 2010. Bên cạnh đó, năm 2010 cũng là năm du lịch quốc gia với chủ điểm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sự kiện này đã được các cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt chú trọng đầu tư và quảng bá để tạo thành một cơ hội chuyển mình cho du lịch Việt Nam. Các chính sách hỗ trợ được tung ra để hút khách: các doanh nghiệp du lịch được hỗ trợ về thuế, giá để nhằm cam kết giảm giá tour, kích cầu… Khách du lịch được hưởng chế độ giá cả rất hợp lý để kích thích nhu cầu tiêu dùng du lịch trong suốt thời gian này. Và đây cũng chính là nguyên nhân cho sự phát triển nhảy vọt của doanh thu du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Nhìn vào thực trạng số lượng khách du lịch đến với Lào Cai trong cùng giai đoạn trên có thể nhận thấy tốc độ phát triển của lượng khách du lịch không mấy biến động mạnh, tỷ lệ gia tăng đều đặn. Chỉ riêng năm 2012 có dấu hiệu sụt giảm và sau đó tăng mạnh trở lại vào năm 2013. Năm 2012 được đánh giá là năm ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng lớn tới quyết định tiêu dùng của du khách, đặc biệt là thị trường khách trong nước. Trong khi đó, số liệu cho thấy lượng khách quốc tế lại có chiều hướng tăng mạnh trong hai năm 2012 và 2013 với tốc độ từ 30 - 40% một năm (so với tốc độ tăng trưởng trước đó là từ 10 - 15% một năm).

74

Như vậy, các chỉ số trên chỉ ra một tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục, thậm chí có những giai đoạn tăng mạnh về cả doanh thu du lịch và lượng khách du lịch đến Lào Cai trong vòng 8 năm trở lại đây, từ 2006 - 2013. Điều này giúp ta xác định được điểm đến du lịch Lào Cai đang nằm trong giai đoạn: Phát triển, một giai đoạn cần chú trọng vào phát triển sản phẩm đặc trưng để xây dựng thương hiệu điểm đến và có định hướng quản lý điểm đến một cách đúng đắn. Đây cũng chính là một trong những cơ sở để chỉ ra định hướng cho việc phát triển du lịch văn hóa ở Lào Cai như thế nào là đúng để tạo nên các sản phẩm đặc thù nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững, kéo dài giai đoạn phát triển của du lịch Lào Cai.

2.7.2. Cơ hội

2.7.2.1. Cơ hội trong nước

- Thị trường du lịch quốc tế tới Việt Nam đang tăng trưởng nhanh.

- Thị trường khách du lịch nội địa cũng đang phát triển mạnh cả về quy mô và mức chi tiêu.

- Xu hướng của thế giới và Việt Nam là mở rộng của các loại hình du lịch có lựa chọn, nhất là du lịch hướng tới tự nhiên và văn hóa.

- Hình thành các hình thức du lịch mới (ví dụ như du lịch cuối tuần cho khách nội địa)

- Liên kết các sản phẩm du lịch trong vùng đang được thúc đẩy trong đó Lào Cai là trọng điểm.

- Phát triển đường bộ xuyên Á với đoạn cao tốc Hà Nội - Lào Cai sẽ tạo ra những đột phá về vận chuyển khách du lịch.

- Chính sách nhà nước và địa phương thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng coi du lịch là một công cụ tạo sinh kế cho người dân. Điều này cho phép tập trung được các nguồn lực cho phát triển du lịch.

- Kinh tế xã hội vùng cao được nhà nước quan tâm trong đó du lịch được xem là một nguồn sinh kế cũng như là một động lực thúc đẩy văn hóa xã hội.

- Các chương trình phát triển, đặc biệt là chương trình nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cũng như cung cấp những điều kiện hạ tầng cơ bản.

- An ninh chính trị về cơ bản là ổn định, phù hợp cho phát triển du lịch.

75 2.7.2.2. Cơ hội từ phía Quốc tế.

- Quan tâm của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ, nhiều dự án đầu tư cho du lịch cũng như phát triển khu vực nông thôn, dân tộc, vùng sâu vùng xa

2.7.3. Thách thức

2.7.3.1. Các thách thức chủ quan.

- Vấn đề về bản sắc dân tộc đang bị mai một.

- Một số điểm du lịch trở nên quá tải, mất đi những đặc trưng vốn có, đòi hỏi có những biện pháp, chính sách cải tiến sản phẩm cũng như phát triển những sản phẩm mới.

- Phối hợp giữa các loại hình du lịch với nhau (giữa nghỉ dưỡng, thăm thú với khám phá, tìm hiểu văn hóa). Việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch loại hình này có thể mâu thuẫn với loại hình khác.

- Vấn đề thời vụ trở nên nghiêm trọng hơn đặc biệt khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi vào sử dụng và du lịch cuối tuần phát triển.

- Đường giao thông thuận lợi dẫn tới những nguy cơ quá tải theo mùa vụ tại các điểm du lịch lớn như Sapa, Bắc Hà.

- Điều hòa nhiệm vụ ưu tiên và lợi ích giữa các bên như du lịch, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên …

- Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch.

- Phân chia lợi ích, nhất là lợi ích cho cộng đồng và phát triển bền vững.

- Nhận thức và trình độ văn hóa của đồng bào dân tộc còn hạn chế, nhất là nhận thức về phát triển và kinh doanh du lịch.

2.7.3.2. Các thách thức khách quan.

- Trong nước và khu vực

Vấn đề về năng lực và lợi thế cạnh tranh cần được chú trọng bởi các điểm du lịch văn hóa khác ở trong và ngoài nước cũng đang phát triển rất mạnh như Mai Châu (Hòa Bình), Đà Lạt (Lâm Đồng)… đặc biệt các điểm đến du lịch văn hóa ở trong khu vực vốn đã nổi tiếng và định vị hình ảnh tốt trên thị trường.

- Trên thế giới

Tình hình kinh tế, chính trị bất ổn trên toàn cầu vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với du lịch Việt Nam nói chung và các điểm đến du lịch văn hóa như Lào Cai nói riêng.

76

Xu hướng du lịch văn hóa đang lan rộng trên toàn cầu, các điểm du lịch văn hóa được tôn vinh hằng năm trên các chuyên trang về du lịch Thế giới, đồng nghĩa với việc lượng khách tiếp cận Lào Cai sẽ gia tăng nhanh chóng. Vấn đề đặt ra cho du lịch tỉnh Lào Cai về công tác quản lý điểm đến, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của thị trường cần được quan tâm sát sao và triển khai quyết liệt hơn.

Tiểu kết chương 2

Trong khuôn khổ chương 2, tác giả đã phân loại các nhóm vấn đề chủ yếu và bổ sung của hoạt động du lịch văn hóa tại Lào Cai, qua đó phân tích thực trạng các hoạt động du lịch văn hóa dựa trên từng nhóm cụ thể. Bằng việc phân loại này, tác giả đồng thời đưa ra được thông tin và nhận định chi tiết của từng hạng mục trong từng nhóm nhằm làm nổi bật thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Lào Cai.

Thông qua việc phân tích số liệu thống kê trong vòng 8 năm từ 2006 - 2013, tác giả tiếp cận được với quá trình phát triển và các kết quả đạt được của hoạt động du lịch văn hóa tại đây, Qua đó chỉ ra những thế mạnh của từng loại hình đồng thời giúp người đọc nhận ra được những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh.

Để các nhận định về thực trạng, các lợi thế và hạn chế của du lịch văn hóa Lào Cai được chi tiết, rõ ràng hơn, tác giả đã thực hiện phân tích và nhận định một cách sơ bộ về vòng đời điểm đến du lịch Lào Cai. Đây cũng là căn cứ để tác giả xác định hướng phát triển cụ thể cho du lịch văn hóa của tỉnh nhằm đưa ra các đề xuất giải pháp thực tiễn nhất có thể trong chương tiếp theo.

77

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh lào cai (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)