CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÀO CAI
2.6. Thực trạng công tác phối hợp bảo tồn di sản văn hóa
Mối tương tác của du lịch tới các môi trường xung quanh là một yếu tố mặc định không thể tránh khỏi bởi đôi bên cùng mang lại những tác động tích cực và tiêu cực tới cho đối phương. Khi hoạt động du lịch phát triển thường mang tới những lợi ích và cũng kéo theo một số tác động xấu tới môi trường xã hội - nhân văn như dịch bệnh, ăn xin, trộm cắp, nghiện hút, bán hàng rong.... Các bản sắc văn hoá truyền thống bị pha trộn, lai tạp, thương mại hoá theo cơ chế thị trường. Do đó, để đảm bảo việc phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng cần phải tìm hiểu rõ về những tác hại và lợi ích cho di sản văn hóa mà du lịch mang lại, để từ đó có các biện pháp đúng nhằm gia tăng lợi ích mà hạn chế các tác hại.
69 2.6.1. Thực trạng về giao thoa văn hóa
Đối với một địa phương có sự đa dạng dân tộc như Lào Cai thì vấn đề giao thoa văn hóa không chỉ là hiện tượng tự nhiên vốn có mà còn có sự ảnh hưởng không nhỏ tới các vấn đề khác. Không chỉ đơn thuần là sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc chung sống trong cùng địa bàn mà ở Lào Cai có thể thấy sự xâm nhập của các nền văn hóa khác do khách du lịch mang tới.
Nếu chỉ xét riêng giữa các dân tộc trong cùng địa bàn, ta đã có thể thấy sự giao thoa về văn hóa khá rõ nét trên nhiều phương diện cuộc sống. Điển hình như tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt…người H’mông vốn dĩ ở trên khu vực cao nhất của núi, không có sự qua lại với các dân tộc khác, nhưng ở Lào Cai, ta có thể thấy ở các bản như Tả Van 2, Bản Hồ, Tả Phìn…người H’mông sống chung hòa thuận với người Giáy, Tày. Thậm chí để hòa nhập cùng với môi trường kinh doanh du lịch chung của toàn tỉnh, người H’mông đã thay đổi tư tưởng trong việc tiếp khách đến nhà, họ sửa sang nhà cửa sạch sẽ, sáng và thông thoáng hơn để có thể đón khách du lịch.
Trong sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh, lượng du khách đến với Lào Cai hàng năm cùng với các đoàn, nhóm chuyên gia nước ngoài ở lại Lào Cai thời gian dài nhằm thực hiện các dự án phát triển du lịch bền vững cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa của người dân bản địa và tư tưởng là vấn đề chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình hội nhập này. Tác giả tạm gọi hiện tượng đó là sự thay đổi dòng chảy về tư duy của người dân bản địa, có sự tác động theo kiểu tích lũy từ phía ngoài vào. Có thể thấy, khi du lịch Lào Cai phát triển lượng người miền xuôi nhận ra cơ hội đầu tư đã đổ lên Sapa, Lào Cai khá đông để tìm cho mình một cơ hội kinh doanh. Điều đó tạo thêm việc làm, tạo thêm cơ hội tăng thu nhập cho người dân bản địa song đồng thời dần dần làm thay đổi tư duy của họ về cái gọi là cơ hội và chuyển dịch về lao động. Trong khi các dịch vụ, các hình thức tái hiện truyền thống hay văn hóa dân gian của đồng bào đang do người Kinh nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện thì những chủ nhân thực sự của các truyền thống văn hóa đó lại chuyển dần về xuôi, tìm các công việc mà họ cho là nhiều hứa hẹn hơn là ở quê nhà. Đồng bào người Tày, Giáy, H’mông ngoài một số chuyển biến tích cực là đi học nâng cao thì số khác lại chọn cách thoát ly khỏi quê hương, tìm các công
70
việc ở các thành phố lớn, thậm chí chỉ là những công việc dịch vụ bổ sung cho ngành du lịch.
Hiện tượng giao thoa văn hóa là hiện tượng rất tự nhiên song vẫn cần có sự can thiệp và kiểm soát nhằm tạo thế cân bằng cho các nền văn hóa được giao thoa với nhau từ đó hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực mà khuếch tán mạnh hơn những tác động tích cực trong quá trình giao thoa này.
2.6.2. Những tác động tích cực
Du lịch phát triển kéo theo nền kinh tế phát triển, điều kiện sống được cải thiện từ đó có điều kiện tốt hơn để bảo tồn di sản như trùng tu, tôn tạo đền, chùa, tạo dựng không gian biểu diễn nghệ thuật truyền thống…
Các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa giúp nâng cao giá trị của di sản văn hóa bằng việc biến các tài nguyên văn hóa thành tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng thành sản phẩm và cung cấp cho khách du lịch nhằm tạo dựng một hình ảnh về di sản, về điểm đến. Không những thế, các điểm đến hay di sản được quảng bá một cách hiệu quả, đạt được những danh hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế như ruộng bậc thang Sapa lọt danh sách 7 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới (Tạp chí Travel & Leisure, Hoa Kỳ); không gian chợ phiên truyền thống của Lào Cai lọt vào danh sách 25 điều không nên bỏ lỡ khi tới Việt Nam (tạp chí RoughGuide, Anh); Sapa nằm trong số 5 điểm khám phá tuyệt nhất thế giới để tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán (chuyên trang Lonely Planet).
Việc hình thành các làng du lịch cộng đồng cũng chính là một tác động tích cực tới di sản văn hóa của hoạt động du lịch. Du lịch tăng trưởng tốt, mang lại thu nhập cho cộng đồng địa phương không chỉ từ việc kinh doanh loại hình lưu trú tại gia mà còn giúp duy trì các ngành nghề thủ công truyền thống như dệt, thêu, đồ thổ cẩm. Hạn chế dòng chảy lao động về miền xuôi, giữ chân thanh niên của bản làng ở lại địa phương cũng là góp phần gìn giữ nếp sống, sinh hoạt truyền thống cho các thế hệ.
Sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống phát triển đồng nghĩa với việc các lễ hội truyền thống được sưu tầm, tìm hiểu, bảo tồn và duy trì, tránh được nguy cơ bị mai một và bị rơi vào quên lãng một cách đáng tiếc.
71 2.6.3. Những tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, cũng có không ít tác động tiêu cực gây ảnh hưởng không nhỏ tới di sản văn hóa như: tệ nạn xã hội làm mai một phong cách sống truyền thống; Thương mại hóa đẩy nhịp sống của thanh niên lên nhanh hơn, hòa nhập dễ hơn khiến bản sắc văn hóa bị mất dần; lượng khách du lịch tăng trưởng nhanh, không có sự kiểm soát và quản lý đúng mức sẽ khiến di tích nhanh xuống cấp và bị hủy hoại nếu không được trùng tu, bảo tồn đúng cách; Nghề truyền thống hay nghệ thuật dân gian rất dễ bị thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận mà biến chất.
2.6.4. Những hoạt động khắc phục ảnh hưởng
Nhận thức được mức độ ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trên, nên chính quyền địa phương cũng đã có nhiều biện pháp kết hợp để hạn chế và khắc phục các ảnh hưởng xuống mức thấp nhất có thể.
Từ việc thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương để họ có ý thức tự hào về truyền thống, văn hóa của dân tộc mình.
Đồng thời chỉ ra cho họ thấy cái lợi về kinh tế khi họ biết tự gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống để góp phần phát triển du lịch.
Đào tạo nghề, kỹ năng nghề cho con em các dân tộc để nhằm tạo việc làm và giữ các thế hệ thanh niên bản địa bám đất bám làng, hạn chế sự mai một về thế hệ.