Nhóm đề xuất, giải pháp về quản lý điểm đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh lào cai (Trang 86 - 94)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÀO CAI

3.3. Nhóm đề xuất, giải pháp về quản lý điểm đến

3.3.1. Quản lý về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là điều kiện cần quan tâm hàng đầu của mọi ngành kinh tế, đặc biệt du lịch lại là ngành cần lượng lao động sống nhiều nhất trong các khối ngành, bởi vậy, yêu cầu về nguồn nhân lực đối với du lịch là rất quan trọng. Để xác định phát triển du lịch văn hóa trở thành trọng tâm của du lịch Lào Cai thì càng cần đặt ra những mục tiêu để phát triển một nguồn nhân lực mạnh cho ngành.

85

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch không chỉ ở cấp tỉnh mà cả các cấp địa phương.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động ngành.

- Thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch theo các bộ tiêu chuẩn lớn đã được xây dựng như VTOS.

- Xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực, trong nước và đạt chuẩn quốc tế.

- Xây dựng các chương trình riêng đào tạo người dân làm du lịch theo đúng định hướng của tỉnh và đảm bảo du lịch bền vững.

- Kiểm tra đánh giá lại chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, từ đó có các chương trình đào tạo cụ thể riêng với đội ngũ này, bởi đây là yếu tố quan trọng được khách đánh giá cao và yêu cầu về chất lượng khi đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ tại điểm du lịch.

- Đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ, coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp.

- Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ và quản lý.

- Đào tạo và thu hút nhân tài: Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.

- Xã hội hoá công tác giáo dục du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.

86

- Kết hợp với một số doanh nghiệp lớn tại Sapa như Victory resort, khách sạn Châu Long,... và các doanh nghiệp, Trường cao đẳng nghề, Đại học tại Hà nội tổ chức các lớp đào tạo các nghiệp vụ khách sạn cơ bản, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng lao động trong ngành khi mà số lượng các resort và khách sạn mới xây dựng ngày càng nhiều.

- Kết hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, Trường Đại học tại Hà Nội tổ chức các khóa đánh giá chất lượng hướng dẫn viên và đào tạo bồi bổ kiến thức định kỳ, đặc biệt là các kiến thức về văn hóa xã hội, về các dân tộc và đào tạo kỹ năng.

Hành động thực tiễn:

Theo khảo sát nhanh của tác giả với bà con dân tộc Dao đỏ và H’mông tại Thanh Kim và Thanh Phú, các chương trình đào tạo của chính quyền địa phương mở ra tuy có phổ biến tới cộng đồng song việc hỗ trợ lại chưa thấu đáo dẫn tới việc bà con muốn tham gia cũng khó vì nhiều lý do như: lớp học chỉ mở ra tại Sapa, người dân ở các bản xa khó tiếp cận và theo học. Vậy, đề xuất mà tác giả luận văn muốn đưa ra là thực hiện mô hình lớp học di động. Chính quyền địa phương sẽ kết hợp với các tổ chức tài trợ phát triển du lịch cộng đồng như EU, hiệp hội các trường đại học Canada để cấp kinh phí duy trì hoạt động.

Giáo viên về kỹ năng, người hướng dẫn hoặc người chia sẻ kinh nghiệm sẽ là các tình nguyện viên của các tổ chức. Các giảng viên tại các trường nghề, trường đại học có đào tạo chuyên ngành về Du lịch như: ĐH KHXH & NV, ĐH Mở, Cao đẳng Du lịch HN… thậm chí là chính các hướng dẫn viên có thâm niên tại địa phương… họ sẽ về từng bản để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động du lịch với bà con.

Về dạy ngôn ngữ, sẽ sử dụng các tình nguyện viên của các tổ chức, hoặc chính các du khách thông qua loại hình du lịch tình nguyện để về các bản, dạy bà con học ngôn ngữ theo kiểu truyền khẩu. Chỉ bằng phương pháp cầm tay chỉ việc và bám bản như vậy thì hoạt động đào tạo mới thực sự có hiệu quả đối với mong muốn phổ cập kiến thức và kỹ năng cho cộng đồng làm du lịch.

Một trong những việc làm thiết thực nhất mà tác giả luận văn trực tiếp tham gia, đóng góp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của du lịch Lào Cai là trở thành một thành viên trong nhóm dự án về y tế cộng đồng tại Lào Cai kết hợp với tổ chức HIGO của Nhật Bản, thực hiện vào tháng 8/2015 với mong muốn sẽ

87

góp sức vào việc nâng cao ý thức về y tế cộng đồng cho đồng bào các dân tộc tại Lào Cai. Chia sẻ kinh nghiệm về tri thức dân gian trong y học và hỗ trợ về kỹ thuật, kỹ năng cũng như các hoạt động cần thiết cho phát triển y tế cộng đồng của địa phương. Đồng thời, trung tâm thông tin du lịch Sapa đã đặt vấn đề với nhóm thành viên dự án về dự án dạy nghiệp vụ du lịch đối với đối tượng khách Nhật và dạy tiếng Nhật giao tiếp cơ bản cho bà con dân tộc để thuận lợi trong giao tiếp. Đây là việc làm rất có ích cho cộng đồng trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay nên nhóm thành viên mong muốn sẽ mời được các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tại các trường như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Mở HN cùng các tình nguyện viên người Nhật thực hiện dự án này sớm nhất có thể.

3.3.2. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch văn hóa.

- Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực 8 tỉnh Tây Bắc và cả nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch Lào Cai ra nước ngoài.

- Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch, xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở trung tâm du lịch tỉnh và của từng cụm du lịch.

Đặc biệt xem xét việc kết hợp với Đường sắt Việt Nam, các đại lý vé tàu Hà Nội - Lào Cai để dán các tờ rơi về du lịch Lào Cai trên các toa tàu, phát hành các cẩm nang bỏ túi về du lịch Lào Cai để phát cho khách đi tàu nhằm tạo ấn tượng bước đầu và cung cấp thông tin một cách hữu ích nhất cho du khách.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như văn hoá thể thao, lễ hội truyền thống... tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh trong các sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn

88

Tỉnh, đồng thời liên kết thực hiện làm và tổ chức các chương trình xúc tiến bán, truyền thông thông tin du lịch về Lào Cai.

- Có những chính sách kích cầu du lịch hàng năm, đặc biệt vào những mùa thấp điểm như: chính sách giá, chương trình lễ hội đặc biệt,...

- Tổ chức các chuyến FAM trip (Du lịch khảo sát thị trường) hằng năm cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để quảng bá sản phẩm du lịch mới cũng như những điều kiện phục vụ tại Lào Cai. Điều này vừa tăng cường mối liên kết giữa Lào Cai với khối doanh nghiệp, vừa là kênh để thực hiện xúc tiến, quảng bá.

3.3.3. Về cơ sở hạ tầng du lịch,

Có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành khác như Giao thông, Thông tin liên lạc để cập nhật các thay đổi, các chính sách hỗ trợ có ảnh hưởng tới ngành Du lịch.

Đặc biệt việc phối hợp với ngành giao thông để nâng cấp các tuyến đường, mở các tuyến đường liên huyện, liên xã cho các vùng chưa phát triển như Mường Khương, Simacai… là hoạt động thiết thực nhất trong chuỗi hỗ trợ phát triển du lịch.

3.3.4. Về vật chất kỹ thuật du lịch.

Giai đoạn này, Lào Cai không còn cần phát triển thêm tràn lan hệ thống cơ sở lưu trú mà cần tập trung kiểm soát và đầu tư theo chiều sâu. Cần nắm chắc các cơ sở lưu trú có chất lượng cao, cũng như hệ thống các khách sạn tiêu chuẩn để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho đa dạng nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, hệ thống homestay cần được quản lý chặt chẽ hơn, có định hướng rõ ràng cho việc chuyển dịch công việc giữa các mùa, các điểm du lịch và từng địa bàn.

Cấp thiết nhất là quy hoạch, xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại các trung tâm của huyện, tỉnh nhằm tạo sự đa dạng hóa về dịch vụ cho tỉnh Lào Cai, từ đó tăng khả năng thu hút và hấp dẫn du khách làm tăng thời gian lưu trú của khách du lịch tại Lào Cai.

3.3.5. Quản lý về công tác phối hợp bảo tồn di sản văn hóa.

- Đối với các tài nguyên du lịch văn hóa, cần nghiên cứu về sức chứa và quản lý sức chứa về khía cạnh văn hoá, môi trường du lịch văn hóa…để đảm bảo định hướng phát triển bền vững cho điểm du lịch văn hóa nói riêng và du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai.

89

- Tạo điều kiện phát triển hoạt động cộng đồng tại các địa phương nhằm thu hút lao động, nâng cao mức sống cho người dân để họ có khả năng duy trì các ngành nghề truyền thống, những di sản về nghệ thuật dân gian.

- Xây dựng quy chế quản lý khách du lịch, tuyên truyền, giáo dục du khách tôn trọng tập tục, thuần phong mỹ tục của bản địa trong mối quan hệ với người dân địa phương.

- Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch văn hóa. Xác định các khu vực cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt và có các biện pháp xử lý cấp bách để bảo vệ tài nguyên và môi trường của du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh.

3.3.6. Các vấn đề khác.

- Về đầu tư phát triển du lịch: Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng liên tỉnh, liên vùng đến từng địa phương; chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu du lịch được quy hoạch, các khu du lịch cộng đồng bền vững;

thúc đẩy xã hội hóa, kêu gọi xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

- Về thị trường: Hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường; tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt cả thị trường trong nước và nước ngoài.

- Về chính sách xã hội hóa du lịch: Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức, các bên tham gia trong phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm đặc biệt ở các làng bản vùng sâu, vùng xa nhưng có nét văn hóa đặc sắc; khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hoá và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành: Khuyến khích liên kết các vùng du lịch trong Tỉnh và liên kết với 8 tỉnh Tây Bắc trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch; đẩy mạnh các tổ chức phát triển du lịch vùng; xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, các cơ chế về hỗ trợ giá giữa các ngành liên quan.

90

- Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, gắn phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể:

+ Đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn trong các hoạt động đầu tư, xúc tiến, quảng bá và kinh doanh du lịch. Xây dựng các tuyến, điểm, khu du lịch an toàn làm cho du khách thật sự yên tâm, không bị phiền hà khi đến du lịch ở Lào Cai. Xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, không có tình trạng ăn xin, chèo kéo du khách, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

+ Tuyên truyền việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, các giá trị văn hoá phi vật thể, các tài nguyên du lịch ... Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

91 Tiểu kết chương 3

Trong khuôn khổ chương 3, tác giả luận văn đã xác định các hướng đề xuất chủ yếu sẽ tập trung vào hai vấn đề chính là: phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù để khẳng định thương hiệu điểm đến cho Lào Cai; xác định mô hình quản lý điểm đến cho du lịch Lào Cai nói chung và du lịch văn hóa Lào Cai nói riêng là mô hình điểm đến cạnh tranh, trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn sâu, nâng cao năng lực nguồn nhân lực du lịch tại cộng đồng kết hợp với sản phẩm đặc thù, tạo nên lợi thế cho du lịch văn hóa Lào Cai.

Chương 3 là nơi tâm huyết của tác giả được thể hiện với những định hướng phát triển cho từng nội dung, không chỉ dừng lại ở những định hướng hoạt động mà tác giả đã mạnh dạn đề xuất các hành động thực tiễn cho từng hạng mục để làm rõ tính cấp bách và thiết thực của từng vấn đề, trong đó tập trung vào các đề xuất chủ yếu trong việc phát triển sản phẩm đặc thù và quản lý điểm đến. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những đề xuất giải pháp cho nhóm vấn đề bổ sung cho hoạt động phát triển du lịch văn hóa toàn tỉnh, tập trung vào các vấn đề như: hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật, an ninh, y tế... Sự kết hợp giữa các vấn đề chủ yếu và bổ sung sẽ là cơ sở vững chắc cho việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai.

92

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh lào cai (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)