VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
2.1. Hồi quy với dữ liệu bảng
2.3.1. Sự lựa chọn các chính sách bộ ba bất khả thi ở các quốc gia trong mẫu quan sát
2.3.1.1. Mức độ độc lập tiền tệ (MI) của các quốc gia trong mẫu quan sát
-4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
China Hongkong India Indonesia Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand Vietnam
Về mức độ độc lập tiền tệ, xu hướng chung cho thấy mức độ độc lập tiền tệ của 10 quốc gia trong mẫu quan sát có sự sụt giảm rõ rệt từ sau năm 2000, gia tăng trong giai đoạn 2008 – 2010, và giảm lại sau đó. Kết quả tính toán chỉ số MI phù hợp với thực tế dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ vào các quốc gia Châu Á trong giai đoạn trước khủng khoảng, gây nên những biến động trong thị trường tài chính tiền tệ của các quốc gia này28. Trước áp lực tăng giá đồng nội tệ, những quốc gia muốn duy trì ổn định tỷ giá đã buộc phải can thiệp vào thị trường và hy sinh phần nào chính sách tiền tệ độc lập. Từ sau năm 2008, để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng tài chính đến tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia đã sử dụng các gói kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế, đi kèm với việc giảm lãi suất, điều này làm gia tăng phần nào mức độ độc lập tiền tệ qua chỉ số MI.
Hình 2.2 minh họa mức độ độc lập tiền tệ của các quốc gia trong mẫu.
Hình 2.2: Mức độ độc lập tiền tệ của các quốc gia trong mẫu
Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF
Đồ thị trên cho thấy các quốc gia Châu Á trong mẫu quan sát có xu hướng lựa chọn mức độ độc lập tiền tệ khá thấp, thể hiện qua chỉ số MI trung bình xoay quanh mức 0,4. Đường màu đen đại diện cho mức độ độc lập tiền tệ trung bình của mẫu các quốc gia.
28 Hình 2.6 trang 73 cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư vào các nước thị trường mới nổi Châu Á trước năm 2008.
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
China Hongkong India Indonesia Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand Vietnam MI trung bình
Với Việt Nam, mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam giảm rõ rệt từ năm 2000, đạt thấp nhất trong giai đoạn 2004 – 2007. Nếu như năm 2000, chỉ số MI của Việt Nam đạt 0,71 thì năm 2006 và 2007 giảm xuống chỉ còn 0,12 và 0,29. Kết quả này phù hợp với thực tế là dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên liên tục trong giai đoạn trước năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2007, trong khi đó NHTW vẫn giữ ổn định tỷ giá ở mức cao, nên để bảo vệ tỷ giá việc hy sinh chính sách tiền tệ độc lập là điều tất yếu. Năm 2008, đối mặt với tình trạng lạm phát và tăng trưởng nóng, lãi suất cơ bản đã tăng lên 14% nhưng lạm phát vẫn ở mức cao nhất trong vòng 10 năm (22,97%).
Hình 2.3: Tăng trưởng và lãi suất của Việt Nam
Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF
Hình trên cho thấy tăng trưởng và lãi suất của Việt Nam đi ngược chiều nhau trong nhiều năm (giai đoạn 2003 – 2008 và 2010 – 2011). Điều này phản ánh chính sách tiền tệ của Việt Nam đã không thực hiện được đầy đủ vai trò trong việc phản chu kỳ kinh tế.
Tương tự như vậy là trường hợp Trung Quốc. Một số quan điểm cho rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất có thể đạt được đồng thời cả ba mục tiêu chính sách. Tuy nhiên, quan sát đồ thị tương quan giữa tăng trưởng và lãi suất (đại diện cho chính sách tiền tệ) của nước này (hình 2.4), dễ dàng nhận thấy chính sách tiền tệ cũng đã không thực thi được đầy đủ vai trò phản chu kỳ kinh tế. Hay nói các khác, Trung Quốc vì theo đuổi tự do hóa tài chính nhưng vẫn muốn giữ ổn định tỷ giá nên phải đối mặt với sự đánh đổi chính sách tiền tệ độc lập.
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
GDP Lãi suất
Mặc dù vậy, nhờ nắm giữ một lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ (đạt 3.300 tỷ USD vào cuối năm 2012 và lên tới hơn 3.600 tỷ USD vào cuối năm 2013) nên nước này có để đạt được các mục tiêu chính sách ở một mức độ cao hơn.
Hình 2.4: Tăng trưởng và lãi suất của Trung Quốc
Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF
Đồ thị cho thấy nhiều giai đoạn, khi tăng trưởng kinh tế cao, lãi suất của Trung quốc lẽ ra phải tăng để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thì lại hầu như không đổi (giai đoạn 2000 – 2006). Giai đoạn 2007 – 2008 và 2010 - 2011, lẽ ra cần nới lỏng tiền tệ để kích thích nền kinh tế đang suy giảm thì lãi suất lại tăng. Chỉ số độc lập tiền tệ của Trung Quốc đạt mức cao nhất (0,67) vào năm 2000, và giảm còn 0,33 năm 2012, mức trung bình trong cả giai đoạn là 0,46.