Các chính sách “hội tụ” đó đã giúp cho những nước mới nổi giảm được bất ổn tăng trưởng trong suốt hai thập kỷ qua. Nghiên cứu cũng cho thấy dự trự ngoại hối lớn sẽ cho phép các nước này có thêm không gian cho sự lựa chọn chính sách kết hợp ở mức độ cao hơn. Điều này đúng cho cả giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, và là một trong
những nguyên nhân khiến các nước thị trường mới nổi có thể giảm được phần nào mức độ lây nhiễm từ cuộc khủng khoảng.
Kết quả phân tích của luận án cũng đã cho thấy Việt Nam và các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đều chịu sự ràng buộc của lý thuyết bộ ba bất khả thi, nghĩa là không nước nào có thể đạt được hoàn toàn cả ba mục tiêu ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính, và độc lập tiền tệ. Số liệu tính toán cho thấy 10 quốc gia Châu Á này có xu hướng lựa chọn kết hợp trung gian của các mục tiêu chính sách, đi kèm với gia tăng dự trữ ngoại hối qua các năm. Với Việt Nam, sau khi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008 tạm thời lắng xuống, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào tiếp tục tăng mạnh trong những năm gần đây, khiến chỉ số tự do hóa tài chính gia tăng, trong khi Chính phủ vẫn duy trì mức độ kiểm soát tỷ giá hối đoái, và vì vậy việc hy sinh phần nào chính sách tiền tệ độc lập là điều tất yếu (Hình 2.7 và 3.4 đã minh họa rõ xu hướng này). Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sự kết hợp chính sách như vậy đã tối ưu trong giai đoạn hiện nay? Thực nghiệm cho thấy việc lựa chọn chính sách sẽ ảnh hưởng rất khác nhau đến mỗi mục tiêu kinh tế riêng biệt, đòi hỏi Chính phủ phải xác định rõ mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn phát triển, làm cơ sở cho việc lựa chọn chính sách.
Đối với từng mục tiêu kinh tế cụ thể, trên cơ sở kết quả phân tích định lượng của luận án, kết hợp xu hướng tự do hóa tài chính và số liệu thực tế về dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay (khoảng 32 tỷ USD vào cuối năm 2013, tương đương khoảng 20%GDP), có thể đưa ra gợi ý về các kết hợp chính sách bộ ba bất khả thi:
- Mục tiêu ổn định tăng trưởng thu nhập thực bình quân đầu người: kết hợp chính sách ưu tiên là tăng cường độc lập tiền tệ và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 2) – dựa vào các kết quả ở bảng 3.3 và 3.4;
- Mục tiêu tăng thu nhập trung bình: kết hợp chính sách ưu tiên là ổn định tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 3) – dựa vào kết quả ở bảng 3.6 và 3.7;
- Mục tiêu ổn định lạm phát: kết hợp chính sách ưu tiên là tăng cường độc lập tiền tệ và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 2) – dựa vào kết quả ở bảng 3.9 và 3.10;
- Mục tiêu giảm lạm phát trung bình: kết hợp chính sách ưu tiên là tăng cường độc lập tiền tệ và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 2) – dựa vào các kết quả ở bảng 3.12 và 3.13;
- Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình: kết hợp chính sách ưu tiên là ổn định tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh tự do hóa tài chính (Mô hình 3) – dựa vào kết quả ở bảng 3.15 và 3.16
Kết quả trên cho thấy không có một sự kết hợp chính sách nào là hoàn hảo để có thể giúp cho Việt Nam cùng lúc đạt được tất cả các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, để đạt được nhiều nhất các mục tiêu có thể, thì mô hình 2 – kết hợp giữa chính sách độc lập tiền tệ và tăng cường hội nhập tài chính – được ưu tiên hơn cả (mặc dù lựa chọn này chưa x t đến khả năng đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu bổ trợ về dự trữ ngoại hối). Điều này cũng phù hợp với xu hướng tất yếu hiện nay của các quốc gia đang phát triển, không chỉ Việt Nam, đó là mức độ tự do hóa tài chính không ngừng gia tăng. Theo đó, Chính phủ nên giảm bớt ưu tiên cho chính sách ổn định tỷ giá, giành thêm không gian cho gia tăng độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính.
Ở góc độ thực nghiệm, kết quả này cũng chứng tỏ rằng việc đề ra các mục tiêu, bao gồm cả ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi tăng trưởng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đi kèm với những con số cụ thể về tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, giá tiêu dùng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội… trong các Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủ thường đưa ra là rất khó khả thi. Không một chính sách hay kết hợp chính sách nào có thể giúp đạt được tất cả các mục tiêu đó. So với mức trung bình của các quốc gia Châu Á trong mẫu nghiên cứu của luận án, các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 có thể minh họa như hình 4.1:
Hình 4.1: Các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam
Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF
Hình 4.1, các đồ thị cột màu xanh thể hiện số liệu đo lường chỉ tiêu kinh tế mà luận án tính toán được từ nguồn IMF, đường màu đỏ thể hiện mức trung bình của mỗi chỉ tiêu ở 10 quốc gia Châu Á trong mẫu quan sát. Hình (a) cho thấy tăng trưởng thu nhập thực bình quân đầu người tính trung bình41 của Việt Nam liên tục đạt cao hơn so với mức trung bình của mẫu quan sát, trong khi chỉ tiêu đo lường mức độ biến động tăng trưởng42 (hình (b)) rõ ràng không ổn định. Hình (c) cho thấy lạm phát trung bình của Việt Nam liên tục gia tăng qua
41 Tăng trưởng trung bình tính bằng cách lấy trung bình trượt ba năm liên tiếp của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực bình quân đầu người.
42 Biến động tăng trưởng tính bằng độ lệch chuẩn ba năm của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực bình quân đầu người.
0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
0 0.02 0.04 0.06 0.08
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
0 50 100 150 200 250
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
0 5 10 15 20 25
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
0 2 4 6 8
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (e) Thất nghiệp trung bình (a) Tăng trưởng trung bình
(c) Lạm phát trung bình (d) Biến động lạm phát
(b) Biến động tăng trưởng
các năm, và có xu hướng giữ ở mức cao hơn so với trung bình của mẫu quan sát. Biến động lạm phát của Việt Nam cũng ở mức cao hơn trung bình của mẫu trong những năm gần đây, thể hiện trong hình (d). Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp lại có xu hướng giảm thấp hơn mức trung bình của mẫu. Trong số các mục tiêu trên, các nhà phân tích thường tập trung quan tâm đến hai chỉ tiêu chính là biến động tăng trưởng và biến động lạm phát, bởi các biến này đại diện cho sự ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Và đây cũng là những ưu tiên hàng đầu của các nhà làm chính sách. Ở Việt Nam, cả hai chỉ tiêu này lại đang thể hiện mức độ bất ổn gia tăng, trong khi tăng trưởng thu nhập trung bình tỏ ra không đáng lo ngại. Do đó, thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu kinh tế nên là: ổn định tăng trưởng, ổn định lạm phát, giảm lạm phát trung bình, tăng thu nhập trung bình và giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình.