Mức độ ổn định tỷ giá (ER) của các quốc gia trong mẫu quan sát

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam (Trang 84 - 87)

VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

2.1. Hồi quy với dữ liệu bảng

2.3.1. Sự lựa chọn các chính sách bộ ba bất khả thi ở các quốc gia trong mẫu quan sát

2.3.1.2. Mức độ ổn định tỷ giá (ER) của các quốc gia trong mẫu quan sát

Nếu như mục tiêu độc lập tiền tệ của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng thì chính sách ổn định tỷ giá có sự phân cực khá rõ. Các quốc gia theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá trong gần như toàn thời kỳ quan sát bao gồm Trung Quốc và Hong Kong. Malaysia cũng có chỉ số ER cao từ năm 2000 – 2006 nhưng lại giảm mạnh trong giai đoạn sau; trong khi đó Việt Nam, Singapore và Thái Lan lại có xu hướng gia tăng mức độ ổn định tỷ giá trên thực tế (chỉ số MI trung bình tương ứng là 0,81; 0,82 và 0,66). Các quốc gia còn lại có chỉ số ER

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

GDP Lãi suất

thấp hơn mức trung bình của mẫu. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Patnaik và cộng sự (2011).

Hình 2.5: Mức độ ổn định tỷ giá của các quốc gia trong mẫu

Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF và NHTW Thụy Sĩ

Đường màu đen trên đồ thị thể hiện mức độ ổn định tỷ giá trung bình của 10 quốc gia qua các năm, cho thấy xu hướng chung là các quốc gia đã nỗ lực duy trì ổn định tỷ giá ở mức cao trước năm 2008. Từ sau năm 2008, chỉ số ER giảm rõ rệt, nghĩa là đã có một sự điều chỉnh trong mục tiêu chính sách của các quốc gia phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế - ở đây là việc cho ph p tỷ giá biến động một cách linh hoạt hơn. Mặc dù vậy, đường ER trung bình xoay quanh giá trị 0,61 cho thấy chính sách ổn định tỷ giá vẫn phần nào được ưu tiên hơn nếu so với mức độ độc lập tiền tệ trung bình.

Với Việt Nam, có thể thấy trong giai đoạn 2000 - 2004, mức độ ổn định tỉ giá thấp, chỉ số ổn định tỉ giá ER từ 0,57 – 0,72, trong đó chính phủ Việt Nam chủ yếu neo VND theo USD mà không kiểm soát tỷ giá theo các ngoại tệ khác. Mặc dù ở những năm sau, mức độ ổn định tỷ giá gia tăng song đồng Việt Nam vẫn không neo cố định vào đồng dollar Mỹ mà dao động với một biên độ nhất định. Cụ thể, trong giai đoạn 2005 - 2007, mức độ ổn định tỷ giá của Việt Nam tăng lên rất cao, từ 0,81 năm 2005 đến 0,99 năm 2007. Đây là giai đoạn Việt Nam đang trong quá trình đàm phán nước rút tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007, đồng thời là giai đoạn Việt Nam tăng cường thu hút nhiều nhất các

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

China Hongkong India Indonesia Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand Vietnam ER trung bình

hình thức vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Do đó, có thể thấy chính phủ Việt Nam đã lựa chọn thực hiện đầy đủ mục tiêu ổn định tỷ giá để tạo ra tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư, tạo một môi trường đầu tư tốt. Để đạt được mục tiêu này, khi phải đối mặt với dòng vốn đầu tư từ nước ngoài liên tục đổ vào, gây áp lực tăng giá lên VND, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, chính phủ phải mua vào khoảng 9 tỷ USD, góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối. Nhưng đồng thời, việc tung VND ra để mua USD đã gia tăng áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Để kiềm chế phần nào lạm phát, NHNN đầu năm 2008 đã thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ trên thị trường mở, tăng cường dữ trữ bắt buộc để rút bớt lượng tiền đồng về, nhưng lạm phát hai con số vẫn xảy ra vào năm 2008.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã k o theo các bất ổn gia tăng bên trong nền kinh tế Việt nam và ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số ổn định tỷ giá. Cụ thể, trái với giai đoạn trước đó, dòng vốn quốc tế trong giai đoạn này ồ ạt rút ra khỏi các nền kinh tế có rủi ro cao như Việt Nam, khiến thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và thặng dư tài khoản vốn giảm. Kết quả là, mức độ ổn định tỷ giá của Việt Nam đã giảm xuống liên tục những năm sau đó, chỉ số ER đạt thấp nhất khoảng 0,83 năm 2011. Đồng thời, do sau một thời gian giá trị đồng Việt Nam được giữ cố định ở mức cao, đã góp phần làm cho dự trữ ngoại hối giảm mạnh nên chính phủ không thể không nới lỏng kiểm soát tỷ giá. Trong năm 2010, VND đã hai lần giảm giá với các mức -3,361% và -2,092%. Sang năm 2011, NHNN cũng hai lần phá giá VND với biên độ lớn: -9,32% vào tháng 2 và -0,85% trong tháng 10.

Như vậy, mức độ ổn định tỉ giá ER của Việt Nam những năm gần đây có giảm nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn năm 2000 – 2004. Chính phủ Việt Nam đã điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào USD như trước đây. Đó cũng là điều tất yếu khi lạm phát trong nước không ổn định và lượng dự trữ có giới hạn, chỉ mang tính chống sốc cho nền kinh tế, không thể dùng cho việc can thiệp ổn định tỷ giá lâu dài.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(267 trang)