Mức độ dự trữ ngoại hối của các quốc gia trong mẫu và mẫu hình kim cương

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam (Trang 92 - 98)

VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

2.1. Hồi quy với dữ liệu bảng

2.3.3. Mức độ dự trữ ngoại hối của các quốc gia trong mẫu và mẫu hình kim cương

Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, dự trữ ngoại hối gia tăng phần lớn xuất phát từ những lo ngại của chính phủ các nền kinh tế mới nổi khi cần phải sẵn sàng đối phó với những dòng vốn vào mang tính đầu cơ. Chính phủ các nước này xem dự trữ ngoại hối như một tấm đệm dùng can thiệp vào thị trường khi xảy ra rủi ro dòng vốn đảo chiều.

Sau khủng hoảng 2008, nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 là do tình trạng dư thừa thanh khoản xuất phát từ

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2300 2500 3000

4100 8100

11500 9900

11100 10980 10460

sự mất cân đối trong thanh toán quốc tế. Các nước có tài khoản vãng lai thặng dư đã tích lũy một lượng dự trữ ngoại hối lớn để ổn định tỷ giá, cung cấp thanh khoản cho thị trường toàn cầu, và đầu tư vào các nước phát triển – đặc biệt là Mỹ. Nghiên cứu của Aizenman và cộng sự (2010) dành một phần phân tích tình trạng một số quốc gia không ngừng gia tăng dự trữ ngoại hối trong các giai đoạn, cho dù tỷ giá hối đoái đã dần trở nên linh hoạt hơn và đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao các quốc gia này lại không ngừng gia tăng dự trữ ngoại hối.

Kết quả cho thấy, nếu quốc gia có mức dự trữ ngoại hối cao hơn 21%GDP, có thể hạn chế được sự ràng buộc của lý thuyết bộ ba bất khả thi, do đó quốc gia có thể theo đuổi mức độ độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính cao hơn trong khi vẫn duy trì ổn định tỷ giá. Các tác giả đã tìm thấy bằng chứng phù hợp với quan điểm cho rằng các nước muốn hạn chế sự ràng buộc của bộ ba bất khả thi đều phải gia tăng dự trữ ngoại hối – cũng chính là nguyên nhân đóng góp vào sự gia tăng thanh khoản mang tính toàn cầu trước khủng hoảng 2008 – 2009.

Đối với 10 quốc gia trong mẫu quan sát, có thể thấy dự trữ ngoại hối không ngừng gia tăng qua các năm. X t về tỷ lệ dự trữ ngoại hối/GDP, cao nhất phải kể tới Hong Kong và Singapore, nhưng x t về giá trị, Trung Quốc dẫn đầu cả thế giới với lượng dự trữ khổng lồ hiện đạt trên 3.600 tỷ USD.

Hình 2.10 so sánh tỷ lệ dự trữ ngoại hối/GDP của các quốc gia trong mẫu.

Hình 2.10: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/G P của các quốc gia trong mẫu

Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF

Trong khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối/GDP tại các nước công nghiệp chỉ ổn định xấp xỉ 4% thì tại các nước đang phát triển từ khoảng 5-27%. Theo IMF, các nước đang phát triển hiện nắm giữ đến ba phần tư dự trữ ngoại hối toàn cầu, phần lớn tập trung ở Châu Á. Trung Quốc là quốc gia có dự trữ ngoại hối gia tăng ấn tượng nhất, từ khoảng 1%GDP vào năm 1980 lên cao nhất gần 50%GDP vào năm 2010 và ở khoảng 41%GDP vào năm 2012. Tính trung bình cả 10 quốc gia trong mẫu quan sát, tỷ lệ dự trữ/GDP lên tới 38%.

Kết hợp dự trữ ngoại hối/GDP và các chỉ số độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính mà luận án tính toán được, có thể biểu hiện mẫu hình kim cương cho các quốc gia trong mẫu quan sát như sau:

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

China Hongkong India Indonesia Korea Malaysia Philippines Singapore Thailand Vietnam DT Trung bình

Hình 2.11: Đồ thị kim cương của các quốc gia trong mẫu

Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF

Hình 2.11 cho thấy sự thay đổi rõ nét trong kết hợp chính sách của các quốc gia qua hai giai đoạn 2000 – 2007 và 2008 – 2012. Đa số các quốc gia có sự gia tăng trong dự trữ ngoại hối đã có thể đạt được mức độ cao hơn trong các mục tiêu chính sách (như Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Việt Nam). Kết quả này phù hợp với những kết luận mà các nghiên cứu về vai trò của dự trữ ngoại hối đưa ra (đặc biệt là các nghiên cứu của Aizenman và cộng sự).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với những điểm tương đồng về chu kỳ kinh tế cũng như về sự lựa chọn chính sách trong một số giai đoạn, luận án lựa chọn nghiên cứu mẫu 10 quốc gia Châu Á (bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan, Việt Nam, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc), từ năm 2000 – 2012. Chương 2 đã trình bày phương pháp và kết quả đo lường mức độ đạt được các mục tiêu độc lập tiền tệ (MI), ổn định tỷ giá (ER), và hội nhập tài chính (FO). Theo đó, mỗi quốc gia trong mẫu quan sát đã có sự lựa chọn khác nhau ở từng mục tiêu chính sách, song đều có điểm chung là chỉ số độc lập tiền tệ hầu hết giảm nhẹ suốt những năm gần đây, tạo điều kiện cho việc gia tăng hội nhập tài chính trong khi vẫn muốn duy trì mức độ ổn định tỷ giá nhất định. Đồng thời, đa số các quốc gia đã có sự gia tăng dự trữ ngoại hối qua các năm quan sát, góp phần giúp họ đạt được mức độ cao hơn trong các mục tiêu chính sách.

Trên cơ sở ứng dụng mô hình của Aizenman và cộng sự (2008, 2010), cùng với những kỳ vọng về mối tương quan giữa sự kết hợp các chính sách khác nhau đến sự ổn định tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu thích hợp. Chi tiết về mô hình, các biến số, phương pháp kinh tế lượng áp dụng cũng được trình bày trong Chương 2.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(267 trang)