Mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam (Trang 156 - 165)

VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Phân tích về ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính và chi tiêu

3.3.3. Mức độ phát triển tài chính và chi tiêu chính phủ của Việt Nam

Dựa vào các chỉ tiêu đo lường bộ ba chính sách (ER, MI, FO) đã được tính toán, luận án xác định những định hướng chính sách mà chính phủ Việt Nam lựa chọn trong giai đoạn 2000 – 2012 bằng cách tính giá trị kết hợp của hai trong ba chỉ số bộ ba bất khả thi. Ở một năm cụ thể, nếu giá trị kết hợp của cặp chỉ số nào cao nhất sẽ được hiểu là Việt Nam đã ưu tiên chọn chính sách kết hợp này trong năm quan sát.

Kết quả tính toán cho thấy Việt Nam đã lựa chọn chính sách độc lập tiền tệ kết hợp với ổn định tỷ giá trong các năm từ 2000-2003, và từ 2008-2010; những năm còn lại thiên về chính sách ổn định tỷ giá kết hợp với tự do hóa tài chính.

Hình 3.4: Lựa chọn chính sách của Việt Nam

Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF

Hình 3.5 minh họa lựa chọn chính sách của Việt Nam trong thời gian qua. Giai đoạn 2000- 2003, và 2008-2010, đường MI và ER luôn nằm trên đường FO, cho thấy mức độ đạt được mục tiêu độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá cao hơn so với mức độ hội nhập tài chính. Những

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

MI ER FO

năm còn lại, đường MI và FO chiếm ưu thế, nghĩa là khi đó chính sách ổn định tỷ giá kết hợp với tự do hóa tài chính được ưu tiên hơn.

Mức độ phát tri n thị trường tài chính của Việt Nam từ năm 2000 đến 2012

Căn cứ vào tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP và cách phân loại được mô tả ở Mục 3.3.1, Việt Nam được xếp vào nước có mức độ phát triển thị trường tài chính trung bình (trừ hai năm 2009 và 2010 ở mức cao).

Hình 3.5: Mức độ phát triển tài chính của các quốc gia trong mẫu quan sát

Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn IMF

Hình 3.6 biểu diễn tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP ở các quốc gia đang phát triển trong mẫu quan sát, giai đoạn 2000 – 2012, đại diện cho mức độ phát triển tài chính. Bằng trực quan có thể thấy đường biểu diễn tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP của Việt Nam hầu như luôn nằm ở khoảng giữa hai nhóm có tỷ lệ này cao và thấp, trừ năm 2009 và 2010. Nhận định này cũng phù hợp với cách phân loại mức độ phát triển thị trường tài chính dựa theo tỷ lệ tín dụng tư nhân đã trình bày ở phần trên, với kết quả Việt Nam được xếp vào nước có mức độ phát triển thị trường tài chính trung bình.

Tác động đến biến động tăng trưởng

Theo kết quả hồi quy ở bảng 3.14, hệ số hồi quy của biến tương tác giữa độc lập tiền tệ và tỷ lệ tín dụng tư nhân trung bình ở nhóm nước đang phát triển trong mô hình 1 là -0,0583 với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, theo mức trung bình trong nhóm các nước đang phát triển, nếu Việt Nam tăng chỉ số độ độc lập tiền tệ, biến động tăng trưởng thu nhập thực bình quân

0 20 40 60 80 100 120 140 160

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

China India Indonesia Malaysia Philippines Thailand Vietnam

đầu người sẽ giảm với hệ số 0,0583. Đây là một động lực để chúng ta hướng tới mục tiêu gia tăng độc lập tiền tệ nếu muốn ổn định tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, trong trường hợp này, nếu độc lập tiền tệ kết hợp với dự trữ ngoại hối quá lớn, tác động ổn định tăng trưởng sẽ phải xem x t lại.

Tương tự như vậy, khi Việt Nam gia tăng mức độ ổn định tỷ giá hối đoái trong điều kiện thị trường tài chính phát triển ở mức trung bình, cũng có tác động làm giảm biến động thu nhập. Điều này thể hiện qua hệ số hồi quy của biến tương tác giữa ổn định tỷ giá và tỷ lệ tín dụng tư nhân trung bình ở nhóm nước đang phát triển trong mô hình 3 của bảng 3.14 (giá trị -0,0307 với mức ý nghĩa 5%). Trong khi đó, tương quan giữa mức độ tự do hoá tài chính với tỷ lệ tín dụng tư nhân trung bình mang dấu dương nhưng không có ý nghĩa thống kê ở nhóm nước đang phát triển.

Kết quả phân tích hàm ý rằng nếu Việt Nam muốn giảm mức độ biến động thu nhập thực bình quân đầu người thì chính sách kết hợp giữa ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ là sự lựa chọn trong điều kiện thị trường tài chính phát triển ở mức độ trung bình.

Tác động đến biến động lạm phát

Với sự kết hợp chính sách đã được Việt Nam lựa chọn áp dụng trong những năm qua, tương ứng với mô hình 1mô hình 3 mà luận án phân tích, và tính theo tác động trung bình của mẫu quan sát, có thể rút ra một số hàm ý chính sách:

- Nếu tăng độc lập tiền tệ trong điều kiện mức độ phát triển tài chính trung bình, sẽ tác động làm gia tăng biến động lạm phát với hệ số tác động là 6,9913 (mức ý nghĩa 1%) – bảng 3.15, mô hình 1 cho các nước đang phát triển. Nếu độc lập tiền tệ kết hợp với dự trữ ngoại hối cao có thể giúp làm giảm biến động lạm phát. Do vậy, để độc lập tiền tệ góp phần ổn định lạm phát, mức dự trữ ngoại hối cần thiết trong trường hợp này thấp nhất phải đạt 24,2%GDP37. Trong khi dự trữ của Việt Nam hiện ở khoảng 20%GDP.

37 Dự trữ ngoại hối cần thiết được xác định là mức IR sao cho (-28,90108IRxMI + 6,99127MI) < 0, hay IR>24,2%GDP.

- Nếu gia tăng ổn định tỷ giá trong điều kiện mức độ phát triển tài chính trung bình, có thể góp phần làm giảm biến động lạm phát với hệ số tác động từ 1,5111 đến 5,3508 (bảng 3.15). Tuy nhiên, nếu ổn định tỷ giá kết hợp với lượng dự trữ ngoại hối lớn, tác động làm giảm bất ổn lạm phát cũng phải xem x t lại.

- Nếu tăng tự do hóa tài chính trong trường hợp này, biến động lạm phát của Việt Nam có thể tăng lên với hệ số tác động trung bình ở nhóm các nước đang phát triển lên tới 4,7099 (mức ý nghĩa 5%). Tác động này chỉ có thể đảo chiều khi dự trữ ngoại hối đạt trên 37,5%38.

Như vậy, kết quả phân tích cũng hàm ý rằng nếu Chính phủ Việt Nam muốn hướng đến mục tiêu ổn định lạm phát trong điều kiện mức độ phát triển thị trường tài chính trung bình, lựa chọn kết hợp chính sách độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá hối đoái tỏ ra khả thi hơn cả.

Mức độ chi tiêu chính phủ của Việt Nam từ năm 2000 đến 2012

Theo cách tính toán của luận án dựa trên dữ liệu từ Worldbank và cách phân loại được mô tả ở mục 3.3.2, Việt Nam được xếp là nước có tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP thấp trong mẫu quan sát.

Hình 3.6: Mức độ chi tiêu chính phủ của các quốc gia trong mẫu quan sát

Nguồn: tổng hợp và tính toán từ nguồn WB

38 Dự trữ ngoại hối cần thiết được xác định là mức IR sao cho (-12,54615IRxFO + 4,70994FO) < 0, hay IR>37,5%GDP.

0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

China India Indonesia Malaysia Philippines Thailand Vietnam

Hình 3.7 biểu diễn tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP của các nước đang phát triển trong mẫu quan sát, cho thấy Việt Nam có mức chi tiêu thấp hơn hẳn. Nhận định này phù hợp với cách phân loại được mô tả ở phần trên.

Tác động đến biến động tăng trưởng

Với mức độ chi tiêu chính phủ thấp và tỷ lệ dự trữ ngoại hối thấp như hiện nay của Việt Nam (dưới ngưỡng 27%GDP), khi tăng độc lập tiền tệ và tự do hóa tài chính có thể giúp làm giảm biến động tăng trưởng với hệ số tác động tương ứng là -0,0548 và -0,0281 (mức ý nghĩa 5%) – (bảng 3.16) theo mức trung bình của các nước đang phát triển. Nếu gia tăng ổn định tỷ giá thì tác động này lại làm tăng bất ổn, trừ khi dự trữ ngoại hối đạt trên 31,8%GDP39. Kết quả này hàm ý rằng nếu chính phủ Việt Nam muốn hướng đến mục tiêu ổn định tăng trưởng trong điều kiện chi tiêu chính phủ thấp như hiện nay, thì chính sách tiền tệ độc lập và tự do hóa tài chính là lựa chọn thích hợp.

Tác động đến biến động lạm phát

Khi xem x t tác động của biến tương tác giữa chi tiêu chính phủ thấp và các chính sách bộ ba bất khả thi đối với biến động lạm phát, chỉ có chỉ số độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá là có ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan cho thấy nếu Việt Nam gia tăng độc lập tiền tệ trong điều kiện chi tiêu chính phủ/GDP thấp sẽ có tác động làm tăng biến động lạm phát với hệ số 4,6321 (mức ý nghĩa 5%); trong khi gia tăng ổn định tỷ giá kết hợp với chi tiêu chính phủ/GDP thấp, sẽ tác động làm giảm biến động lạm phát theo hệ số -1,1139 (bảng 3.17) – mức tác động trung bình của nhóm các quốc gia đang phát triển. Do đó, nếu Chính phủ Việt Nam theo đuổi mục tiêu ổn định lạm phát thì chính sách ổn định tỷ giá vẫn có thể được duy trì.

Tóm lại, dựa vào các kết quả phân tích thực nghiệm trên đây, cùng với độ lớn của các tác động (thông qua các hệ số hồi quy thu được từ các mô hình), có thể rút ra hàm ý rằng: trong điều kiện kinh tế hiện nay (sự phát triển và hội nhập của thị trường tài chính, chi tiêu chính phủ và dự trữ ngoại hối), để hướng tới ổn định thu nhập thực bình quân đầu người, chính

39 Dự trữ ngoại hối cần thiết được xác định là mức IR sao cho (-0,05777IRxER + 0,01836ER) < 0, hay IR>31,8%GDP.

phủ Việt Nam nên lựa chọn mục tiêu độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính; trong khi đó để hướng tới ổn định lạm phát, mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính lại là lựa chọn tối ưu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác nhận rằng đối với các quốc gia trong mẫu quan sát, các biến đại diện cho mức độ đạt được ba mục tiêu chính sách (độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính – MI, ER, FO) có tương quan tuyến tính với nhau, hay có một sự đánh đổi giữa ba mục tiêu này đúng như những ràng buộc theo lý thuyết bộ ba bất khả thi.

Các nghiên cứu của Ai eman và cộng sự (2008, 2009, 2010) hầu hết chỉ tập trung xem x t tác động của các chỉ số bộ ba chính sách đến biến động tăng trưởng, biến động lạm phát, mức độ lạm phát, hoặc chỉ tìm thấy mối quan hệ yếu giữa các chỉ số này và tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người ở các nước đang phát triển và các nước thị trường mới nổi40, trong khi kết quả nghiên cứu của luận án lại cho thấy có mối tương quan cao cho các nước đang phát triển và thị trường mới nổi trong mẫu. Đây là một điểm khác biệt đáng lưu ý. Các tác giả trên cho rằng một trong những lý do dẫn đến kết quả tương quan yếu là vì các chính sách bộ ba bất khả thi trước hết có thể tác động mạnh đến biến động tăng trưởng hay biến động lạm phát, trong khi chỉ tác động gián tiếp đến tăng trưởng, và chưa đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp. Đặc biệt, các khám phá về tác động của chính sách đến tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong luận án cũng cho kết quả có ý nghĩa thống kê cao. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án đã kiểm chứng lại nhận định của các nghiên cứu trước, mở rộng nghiên cứu thêm đối với nhóm 10 quốc gia trong mẫu, và có thể cho rằng ở đây có sự tác động trực tiếp của các chính sách bộ ba bất khả thi đến tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát trung bình, tỷ lệ thất nghiệp trung bình. Do đó, luận án đã đi sâu phân tích, thảo luận các kết quả ước lượng về sự tác động của các chính sách bộ ba đến cả năm biến số kinh tế vĩ mô.

Các kết quả cụ thể bao gồm:

- Độc lập tiền tệ có tác động làm giảm bất ổn tăng trưởng, tăng trưởng trung bình, nhưng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tác động này đối với Việt Nam mạnh hơn so với

40 Theo Ai enman, Chinn, và Ito (2010): “Surfing the Waves of Globali ation: Asia and Financial Globali ation in the Context of Trilemma”.

mức trung bình của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Độc lập tiền tệ gia tăng cũng góp phần làm giảm biến động lạm phát nhưng lại làm tăng lạm phát trung bình.

Riêng đối với Việt Nam, độc lập tiền tệ không chỉ làm giảm biến động lạm phát ở mức cao hơn so với trung bình của mẫu, mà còn góp phần giảm lạm phát trung bình khi được kết hợp với chính sách tự do hóa tài chính.

- Ổn định tỷ giá có tác động làm tăng biến động tăng trưởng, tăng trưởng trung bình và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tác động này đối với Việt Nam hầu hết mạnh hơn so với mức trung bình của các quốc gia trong mẫu. Ổn định tỷ giá cao hơn sẽ góp phần làm giảm biến động lạm phát nhưng cũng làm tăng lạm phát trung bình. Riêng với Việt Nam, ổn định tỷ giá có nguy cơ làm tăng cả biến động lạm phát thay vì làm giảm như mức tác động trung bình ở các quốc gia trong mẫu.

- Hội nhập tài chính nhìn chung có tác động làm giảm biến động tăng trưởng và tăng trưởng trung bình, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở mẫu 10 quốc gia. Song với Việt Nam, tác động có thể ngược lại với hướng tác động chung của toàn mẫu. Tăng cường hội nhập tài chính cũng góp phần làm giảm biến động lạm phát và lạm phát trung bình.

Tuy nhiên, tác động này có thể không đồng nhất khi x t cho trường hợp Việt Nam.

Những tác động của các chính sách trên có thể thay đổi khi xem x t kết hợp vai trò của dự trữ ngoại hối. Từ đó, luận án cũng tính toán các ngưỡng dự trữ cần thiết đối với các quốc gia nhằm hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu kinh tế trong từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, khi x t đến vai trò chi phối của môi trường kinh tế có mức độ phát triển tài chính trung bình và chi tiêu chính phủ thấp, kết quả phân tích của luận án đem lại hàm ý cho Việt Nam: để hướng tới ổn định thu nhập thực bình quân đầu người, chính phủ Việt Nam nên lựa chọn mục tiêu độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính; trong khi đó để hướng tới ổn định lạm phát, mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính là lựa chọn tối ưu.

So với các nghiên cứu cùng chủ đề, kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp mới:

- Luận án lần đầu tiên ứng dụng các phương pháp đo lường chỉ số độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính trên thực tế để tính toán các chỉ số này cho 10 quốc

gia Châu Á trong giai đoạn năm 2000 – 2012. Cách tính này tỏ ra hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, thỏa mãn kiểm định về mối quan hệ ràng buộc theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, từ đó mang lại các kết quả hồi quy có độ tin cậy cao;

- Luận án lần đầu tiên phân tích tác động của kết hợp các chính sách trong lý thuyết bộ ba bất khả thi đến tỷ lệ thất nghiệp và đạt được những kết quả thống nhất, với độ tin cậy cao;

- Luận án lần đầu tiên tính toán một cách đầy đủ các giới hạn về dự trữ ngoại hối để đạt được các mục tiêu kinh tế cụ thể; lấy đó làm căn cứ cho sự lựa chọn chính sách trong thực tiễn;

- Tác động của các biến kiểm soát trong mô hình cũng đem lại những phát hiện đáng lưu ý như: vai trò của độ mở thương mại và cú sốc TOT đến biến động tăng trưởng, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008 đến tỷ lệ thất nghiệp, vai trò của các nguồn tài trợ bên ngoài …

- Bên cạnh phân tích ảnh hưởng chi phối của mức độ phát triển tài chính đến mối quan hệ giữa lựa chọn chính sách và các biến đại diện cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, luận án còn xem x t thêm ảnh hưởng chi phối của mức độ chi tiêu chính phủ đến mối quan hệ này.

Các kết quả trên là căn cứ để luận án đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển trong mẫu quan sát nói chung.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam (Trang 156 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(267 trang)