I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
- Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực cái ở mỗi loài là 1 : 1.
- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích kênh hình cho HS.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
* KNS:
- Kĩ năng phê phán: Phê phán những tư tưởng cho rằng việc sinh con trai hay con gái do phụ nữ quyết định .
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu về NST giới tính, cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
- Có ý thức đúng đắn trước giới tính bản thân. Có ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 12.1 và 12.2 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Hs chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ. 5p
? Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái?
Trả lời:
* Điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái:
- Giống nhau:
+ Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.
- Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái (G♀) Phát sinh giao tử đực (G♂) - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho
thể cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn).
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn).
- Kết quả: từ 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể định hướng và 1 tế bào trứng (n NST).
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n NST).
- Tinh trùng có kích thước nhỏ, số lượng lớn đảm bảo quá trình thụ tinh .
- Trứng số lượng ít, kích thước lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi hợp tử và phôi (ở giai đoạn đầu).
* Đặt vấn đề vào bài mới: Để biết được tại sao tỉ lệ em gái và em trai ở người là như nhau, đối với động vật tỉ lệ này ra làm sao? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng tới tỉ lệ này? Và con người đã biết áp dụng trong chọn giống ra làm sao?...
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV - HS Ghi bảng
Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình 12.1 SGK.
? So sánh bộ NST của nam và nữ ?
Hs: Đọc thông tin, quan sát H12.1 thấy được bộ NST khác nhau ở cặp số 23( NST giới tính).
? Nhận xét về hình dạng của cặp NST giới tính?
Hs nhận xét: (♀) XX gồm 2 NST giống nhau, (♂) XY gồm 2 NST khác nhau.
? Vì sao có sự phân hoá giới tính?
Hs: Sự phân hoá ♀, ♂ là kết quả của quá trình tiến hoá. Ở loài tiến hoá thì trong một cơ thể đực vẫn còn mầm mống giới cái và ngược lại. Vì vậy khi có rối loạn trong sự
I. Nhiễm sắc thể giới tính. 12p - Trong cơ thể người có 22 cặp NST thường (44A) và 1 cặp NST giới tính.
+ Cặp tương đồng XX: ♀ () . + Cặp không tương đồng XY: ♂ ()
sinh ra hooc môn sinh dục của cơ thể thì xảy ra hiện tượng đổi giới (đực biến thành cái hoặc ngược lại). VD: Ở giun biển Bonellia....(SGV).
? Trên NST giới tính có những gen như thế nào?
Hs:
Gv: Ví dụ ở người NST Y mang gen SRY....
? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
Hs: Sự khác nhau về hình dạng, số lượng, chức năng, Giống đều tồn tại thành cặp.
? Q/s hình và bằng kiến thức: NST giới tính có trong các Tb sinh dưỡng ko?
Hs: H 12.1 có Tb có 2n NST = 46...
? Có phải tất cả các loài NST giới tính đều là XX hoặc XY ko?
Hs: Không
Gv: Ở bọ xít, châu chấu, rệp giới đực là XO, ở bọ nhậy giới cái là XO……..SGK.
Gv: Chuyển ý: Chúng ta đã biết được đặc điểm của cặp NST giới tính vậy cơ chế …..
Gv: Yêu cầu h/s q/s H12.2 SGK thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi mục SGK trang 39. 5p
Hs: Thảo luận nhóm.
Gv: Quan sát, hướng dẫn.
Hs: Báo cáo kết quả, nhận xét.
Gv: Chuẩn kiến thức.
?1. Qua giảm phân:
- Mẹ cho 1 trứng 22A + X, bố cho 2 tinh trùng là: 22A + X và 22A + Y.
?2. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái còn tinh trùng mang Y ♂.
?3. Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 là do 2 loại tinh trùng X và Y được tạo ra ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. (chú ý: phải đảm bảo XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn).
? Tỉ lệ trai: gái sấp xỉ 1 : 1 đúng trong điều
- NST giới tính mang gen quy định tính đực cái và các tính trạng có liên quan và không liên quan với giới tính.
II. Cơ chế NST xác định giới tính. 14p
- Tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1.
kiện nào?
Hs: + 2 loại tinh trùng tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.
+ Các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.
+ Số lượng thống kê đủ lớn.
? Vậy cơ chế xác định giới tính là do đâu?
Hs:
? Ở đa số các loài giao phối giới tính được xác định ngay ở quá trình nào?
Hs: Thụ tinh
Gv: Theo sơ đồ H12.2 thì tỉ lệ nam nữ là ngang nhau nhưng ở các độ tuổi thì tỉ lệ này có sự chênh lệnh nhiều hơn...Tỉ lệ nam nữ hiện nay chênh lệch nhiều sẽ có những khó khăn và ảnh hưởng……
? Quan niệm sinh con trai và con gái là do người mẹ có đúng không?
Hs: Sai lầm
Gv: Chuyển ý: GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
? Nêu những yếu tó ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính?
Hs:
? Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính có ý nghĩa gì trong sản xuất?
Hs:
? Vậy những biến đổi của đ/k môi trường có ảnh hưởng đến cân bằng về giới của loài ko? (Câu hỏi tích hợp MT)
Hs: Có………
Gv: Chốt lại kiến thức.
- Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. 10p - Ảnh hưởng của môi trường trong do rối loạn tiết hoocmon sinh dục làm biến đổi giới tính.
- Ảnh hưởng của môi trường ngoài: Nhiệt độ, ánh sáng...
- Ý nghĩa: Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái phù hợp với mục đích sản xuất.
3.Củng cố, luyện tập. 3p Bài tập:
Bài 1: Hoàn thành bảng sau: Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
NST thường NST giới tính
1. Tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng.
1...
2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
3...
2. ...
3. Mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính
Bài 2: Tìm câu phát biểu sai:
a. Ở các loài giao phối, trên số lượng lớn tỉ lệ đực, cái xấp xỉ 1:1 b. Ở đa số loài, giới tính được xác định từ khi là hợp tử.
c. Ở người, việc sinh con trai hay con gái chủ yếu do người mẹ.
d. Hoocmon sinh dục có ảnh hưởng nhiều đến sự phân hoá giới tính.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 1p - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn lại kiến thức lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
- Nội dung:………...
………...
- Phương pháp:………....
………....
- Thời gian:……….
………...
------