Bài 6: Cân bơm VE trên băng thử
2. Cấu tạo và hoạt động của vòi phun cao áp
2.1 Cấu tạo.
Kim phun loại kín:
Hình 5.7.1 Cấu tạo kim phun
1: Thân kim 2: Khâu nối ống dầu đến 3: Đệm kín 4: Lỗ dầu đến 5:Vít ráp ống dầu về 6: Cây đẩy 7: Lò xo 8: Ốc chỉnh lò xo 9: Chụp đậy 10: Đót kim 11: Khâu nối 12: Van kim 13: Mặt côn nhỏ van kim 14: Lỗ tia
Gồm có: Thân kim trên đó có lỗ bắt dầu đến, lỗ dầu về, đường dẫn dầu đến đầu kim (đót kim ). trong thân có chứa cây đẩy, lò xo, phía trên lò xo có đai ốc hoặc vít để hiệu chỉnh sức nén lò xo, trên cùng là chụp đậy đai ốc hiệu
chỉnh (tuỳ theo loại kim mà ống dầu về có thể bố trí ở thân kim hay trên đầu chụp đậy).
117
Đầu kim được nối liền với thân kim nhờ khâu nối. Trong đầu kim có đường dầu cao áp đến, phòng chứa dầu cao áp, van kim, dưới cùng là lỗ phun nhiên liệu ( lỗ tia) luôn luôn đóng lại nhờ van kim.
Van kim có dạng hình trụ, một đầu tựa vào cây đầy nơi thân kim, đầu còn lại có hai mặt côn: Mặt côn lớn là nơi tác dụng áp lực cao áp để nâng kim lên, mặt côn nhỏ dùng để đậy kín lỗ tia. Căn cứ vào số lỗ tia và van kim có thể phân làm hai loại:
Kim phun kín có một lỗ tia( còn gọi là kim phun kín có chuôi hay đót kính lỗ tia kín) với loại này đầu kim phun có một lỗ tia. Bình thường khi không làm việc van kim đậy kín lỗ tia và ló ra ngoài một cái chuôi hình côn khỏi mặt lỗ tia từ 0,4 – 0,5 mm.
Nhờ có chuôi nên đảm bảo phun nhiên liệu tốt ít bị nghẹt lỗ do muội than.
Tia nhiên liệu phun ra khỏi lỗ có hình côn rỗng và góc tia nhiên liệu từ 30 đến 60 độ.
Kim phun có nhiều lỗ tia ( còn gọi kim không có chuôi hay đót kín lỗ tia hở )
Loại này ở đầu đót kim có phần nhô ra có dạng hình chổm lồi, có khoan nghiêng các lỗ tia. Số lượng đường kín lỗ tia còn tuỳ thuộc vào đặc điểm động cơ, dạng bồng đốt, góc độ phun của chùm tia phun thường từ 120 – 125 độ.
Cả hai loại trên đôi lúc tuỳ theo nhà chế tạo còn có lỗ tia phụ chạy ở tốc độ cầm chừng hay khởi động.
118
A: Loại có chuôi và lỗ tia phụ B: Loại lỗ tia hở nhiều lỗ tia C: Loại lỗ tia hở một lỗ tia Kim phun loại hở:
Loại này không có van kim đóng kín ở đầu đót kim, có nhược điểm là dễ phun rớt và nhỏ giọt, phun không sương khi số vòng quay thấp do đó nên rất ít được sử dụng.
Đặc điểm của kim phun
+ Đặc ghi nơi thân kim:
Ví dụ: AKB 50S63P
A: Bơm, kim của Mỹ American Bosh.
KB: Thể thức bắt kim vào động cơ.
B: Bắt bằng cách vặn
C: Bắt bằng vít
K: Không có cây đẩy
50: Chiều cao thân kim (50 mm)
S: Cỡ của kim, gồm các cỡ từ nhỏ đến lớn R,S,T, U,V,W
63P: Ghi ký hiệu riêng của nhà sản xuất Đặc điểm ghi nơi đầu kim (đót kim):
Ví dụ: ADL 120T 8 350 023 60
A: Loại của Mỹ
DL: Loại đót kín lỗ tia hở
120: Góc chùm tia nhiên liệu
8: Số lỗ tia
350: Đường kín lỗ xịt dầu 0,350 mm
023: Khoảng nâng kim lên 0,023 inch
60: Góc côn van kim 60o Ví dụ: ADN 4S12
DN: Loại đót kín lỗ tia kín ( có chuôi )
119
4: Góc tia nhiên liệu
S: Cỡ đót kim dùng loại chuôi dài
12: Đặc điểm thay thế các bộ phận 2.2 Nguyên tắc hoạt động.
Khi động cơ làm việc, nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường ống cao áp và kim phun xuống phía dưới đót kim nằm tại phòng chứa dầu cao áp. Bình thường lò xo van kim đóng kín các lỗ tia. Đến thì cung cấp nhiên liệu nhờ bơm cao áp, áp suất nhiên liệu tăng tác dụng vào mặt côn lớn của van kim, áp suất này tăng dần đến khi lớn hơn lực nén lò xo, nhấc van kim lên mở các lỗ tia phun vào buồng đốt.
Đến khi dứt phun, áp suất nhiên liệu giảm nhỏ hơn sức ép lò xo. Van kim đóng kín các lỗ tia, ngăn không cho nhiên liệu phun ra, độ nâng của kim thường từ 0,3 – 1,1 mm.
Một phần nhỏ nhiên liệu sẽ rò rỉ giữa khe hở giữa van kim và đót kim lên theo đường ống dầu về thùng chứa, lượng dầu này rất cần thiết để làm trơn và làm mát kim khi di chuyển trong đót.
Ap suất nhiên liệu có thể điều chỉnh được bằng vít điều chỉnh trên lò xo hoặc thay đổi miếng chêm (shim) nếu không có vít điều chỉnh. Nếu tăng áp suất lò xo thì tăng áp suất phun và ngược lại. Ap suất lò xo tăng thì tia nhiên liệu càng dài và càng sương nhưng không thể tăng áp suất lớn được vì còn phụ thuộc vào tình trạng bơm cao áp và buồng đốt.
A: Lúc đóng B: Lúc mở
Hình : Hoạt động kim phun đót kim loại chuôi ngắn
120