CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI CỦA MỘT NHÀ THƠ
1.1. XUÂN DI ỆU - NHÀ THƠ VIẾT VĂN XUÔI
1.1.1. Xuân Di ệu viết văn xuôi khi nào ?
Theo Nguyễn Đăng Mạnh, trong Nhà văn tư tưởng và phong cách(78,tr.20), thì Xuân Diệu "đã tập viết văn làm thơ từ năm 15 tuổi (1934).., làm rất nhiều, làm đủ loại: thất ngôn lục bát, từ khúc, bút ký, truyện ngắn... năm 1935 có thơ đăng báo và bắt đầu nổi tiếng"(78, tr.25).
Với tập truyện ngắn Phấn thông vàngđược xuất bản năm 1939 trên báo Ngày nay, căn cứ vào hai mốc thời gian:
21 - Cái giây 23-9-1937.
- Người lệ ngọc 1939.
Ta có thể phỏng đoán Xuân Diệu bắt đầu viết truyện ngắn vào khoảng những năm 1936- 1937 khi học tú tài phần II tại Trung học Khải Định- Huế (lúc ông còn rất trẻ, cỡ mười tám, đôi mươi mà thôi). Cũng có nghĩa là cùng với thời gian Xuân Diệu làm thơ (1937), viết truyện gởi in báo Ngày nay. Chỉ có điều văn xuôi không phải là tác phẩm đầu tiên trong hành trình đến với văn chương của Xuân Diệu. Như Nguyễn Bao có viết: "Phấn thông vàng và Trường ca ra đời song song với hai tập thơ xuất sắc Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Đó là những bài văn xuôi, thấm đượm chất trữ tình"(25, T2, tr.34) và là sự tiếp nối mạch thơ nhưng được diễn tả cụ thể hơn.
Trong sáng tác nghệ thuật, người nghệ sĩ trong những hoàn cảnh cụ thể đều tìm cho mình một hình thức sáng tạo riêng, miễn sao xuất phát từ một trái tim để đến với nhiều trái tim.
Chính Xuân Diệu đã tâm sự "cả yêu lẫn thương đều là tiếng nói của con tim... hình như trong thơ yêu nhiều hơn và trong văn cảm thương lại rỗ hơn"(24, tr.7).
Đọc thơ và văn xuôi của Xuân Diệu, người đọc đều ghi nhận được những giây phút cảm xúc mãnh liệt của ông. Nếu như trong thơ, cảm xúc ấy là những rung động chợt loé sáng, xuất thần tuy không nhiều lời, nhưng cũng đủ sức gợi cảm nơi người đọc:
"Cái bay không đợi cái trôi Từ tôi phút trước sang tôi phút này."
(Đi thuyền)
Thì trong văn xuôi từ "phút trước sang tôi phút này" được thể hiện đầy đủ hơn, hình ảnh hơn và cũng ấn tượng không kém. "Không, không phải bằng giấy. Ấy một người bằng thịt, bằng xương...vớỉ một lịch sử chắc chắn khổ sở hết chín phần mười, với chút sống còn sót giữa lòng, như hòn lửa nhỏ còn lấp dưới tro. "(25, T2, tr.26).
Như vậy, dù sáng tác thơ hay văn xuôi, tác phẩm của Xuân Diệu đều là những trang văn học bộc bạch tâm hồn thi sĩ. Khi mà thơ không đủ chỗ để giãi bày, thì văn xuôi xuất hiện. Vì
22
vậy mà trong thơ và văn xuôi của Xuân Diệu, có nhiều ý tưởng trùng nhau, đứng cạnh bên nhau và bổ sung cho nhau, chẳng hạn như:
Bài thơ đầu tiên trong tập Thơ thơ, Xuân Diệu viết:
"Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây"
(Cảm xúc).
Bài thơ ấy đã thể hiện hình ảnh người nghệ sĩ- thi sĩ đi tìm cái đẹp trong cuộc đời với một phong thái rất nghệ sĩ -rất Xuân Diệu. Hình ảnh ấy một lần nữa được xuất hiện trong truyện Phấn thông vàng "Họa sĩ mê mẩn lắm sao! Rừng thông to lớn, thân cây vững trồng, tiếp nhau không hết. Buổi chiều vàng... họa sĩ nghe trong lòng thơ thơi. Linh hồn chàng nở dãn... Chàng bắt đầu hoạ"(25, T2, tr.l2).
Xuân Diệu viết văn xuôi khi còn rất trẻ. Sự xuất hiện của văn xuôi không chỉ biểu hiện tài năng nghệ thuật, sự tiếp nối mạch cảm xúc dâng trào trong thơ, mà còn đánh dấu quá trình chuyển hướng tìm tòi một phương pháp thể hiện mới, một hướng đi, một con đường cho riêng mình. Xuân Diệu đã không đi theo những hướng đã có (tất nhiên mỗi nhà văn đều có phong cách sáng tác riêng khi đối diện với hiện thực). Bởi lẽ, theo ông tất cả chỉ là "cái cớ để cởi mở tấm lòng". Những trang văn xuôi đầu tay của Xuân Diệu là kiểu "Truyện ý tưởng...Truyện ư?
Một ít truyện ở ngoài cũng đủ gợi trăm chuyện trong cõi sống bên trong. Tâm hồn người có biết bao là chuyện... "(25, T2, tr.8).
Nếu thơ Xuân Diệu mang lại ngay cho độc giả những ấn tượng đặc biệt chiếm vị trí hàng đầu thì ngược lại văn xuôi không được như vậy. Vì sao vậy? Liệu có phải do số lượng tác phẩm quá ít chưa đủ để thẩm định hay còn vấn đề khác tế nhị hơn? Hãy nghe Hoài Thanh- Hoài Chân nhận xét về vãn xuôi Xuân Diệu"Lời văn...có vẻ chơi vơi... viết văn tựa như trẻ con học nói...câu văn...bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng thơ bỡ ngỡ ây chính là chỗ Xuân Diệu hơn người"
(104, tr.l08).
Theo chúng tôi, phải viết là "khác người" mới đúng. Khác từ hành văn đến ý tưởng "Ở dây chỉ có ít đời và rất nhiều tâm hổn, hợp lại thành bao nhiêu nghĩ ngợi, bâng khuâng, không cốt để giải trí người ta, mà trái lại, để xui trí người thêm bận vẩn vơ, lưởng vưởng"(25,T2,tr.7).
23
Đặt những sáng tác văn xuôi của Xuân Diệu vào hoàn cảnh văn học đang trên đường hiện đại hoá, ta thấy lối văn chương của Xuân Diệu không phải dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng- nó rắc rối và có phần "Tây quá". Chẳng hạn như nói về số phận một con người- bà cụ già nông dân nghèo khổ trong xã hội ta lúc ấy thì giữa Xuân Diệu và Nam Cao đã khác lắm rồi— khác nhau về sự thể hiện, diễn đạt, mặc dù cùng đứng ở một góc nhìn đời của các tác giả đối với nhân vật.
Ở Thương vay của Xuân Diệu "mọi bà già: lưng không, chân chậm, mắt bà lão chắc chỉ mở lỉm dim...tay xách một cái rổ...có lẽ chỉ là rổ không. Còm- Dáng đi run... Bà già hay hiện hình của sự đau khổ...Cứ tha đôi chân vào mất trong tối. Chắc họ buồn lẩm...Một người bằng thịt, bằng xương...với một lịch sử chắc chắn khổ sở hết chín phần mười"(25, T2, tr.25).
Trong Một bữa no của Nam Cao "hơn ba tháng bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn được ngày ba tấm, sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng...Mây hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế lại đem con ra hờ, bà hờ thê thảm lắm ... "(14,tr.38).
Hai nhân vật cùng chung một số phận, một hoàn cảnh: nghèo. Nhưng thật là khác hẳn nhau. Nhân vật của Nam Cao là nhân vật- con người cụ thể; cụ thể đến từng chi tiết của cái nghèo, cái khổ không có một tấc cắm dùi; không có một tài sản đáng giá; không một công việc để sống tồn tại, phải xin ăn. Thật thương thay cho một kiếp người.
Còn nhân vật của Xuân Diệu lại khác hẳn. Nhà thi sĩ ấy không dựng lại một cái gì đó có sẩn trong cuộc sống chỉ cần đọc lướt qua là thấy ngay, hiểu liền. Chưa hẳn bà lão trong Thương vay cũng rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn đói khổ như bà cái Tý trong Một bữa no và ngược lại! Mà ở đây, cái mảng hiện thực ấy được "thăng hoa "qua cảm xúc, qua chiều sâu suy tưởng. Chỉ nhìn cái bóng của bà cụ thôi mà đã thấy "khổ hết chín phần mười", thấy cả quá khứ và hiện tại, thấy cả tổ tiên, dòng tộc... Những câu văn giàu ý tưởng của Xuân Diệu buộc người ta bận lòng là vì lẽ đó. Đúng là phải có cái tình sâu lắng mới tả được những câu văn thần thái ấy. Chính tâm hồn nhà văn là cầu nối để có thể đi sâu vào trong tâm hồn người khác. Bởi lẽ lời nói, việc làm thì có thể giúp ta nhìn thấy, nghe được, còn những ý nghĩ thầm kín (vui, buồn, yêu, ghét) trong lòng người thì chỉ có cách đoán hiểu được thôi. Mặc dù lúc này Xuân Diệu còn trẻ về tuổi đời, nhưng chiều sâu tư duy thì không còn trẻ nữa. Điều này trong Những bước
24
đường tư tưởng của tôi, Xuân Diệu đã tâm sự: "Những khi tối đen bế tắc, cô đơn đến ghê lạnh, tôi vẫn thấy một điều mà tôi không thể từ chối được, là chung quanh tôi, vẫn còn có những con người...tôi chán nghĩ chuyện trời, tôi nghĩ chuyện người, và tự nhiên lòng tôi thây thấm thìa yêu mến"(25, T3, tr.187) và ngay cả trong thơ, nhà nghệ sĩ đã từng ước nguyện:
"Cho tôi đau mà bớt khổ loài người, Tôi nguyện chết trên cây thánh giá".
Tất nhiên mỗi nhà văn đều có lập trưởng tư tưởng, có vốn sống, tư chất tâm lý khác nhau, nên cách nhìn, cách nghĩ cũng khác nhau. Ở đây, chúng tôi không có ý khen, chê mà chỉ muốn trình bày cách cảm, cách thể hiện của nhà văn trước những vấn đề hiện thực đặt ra.