Cách nhìn con người

Một phần của tài liệu văn xuôi nghệ thuật của xuân diệu (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI CỦA MỘT NHÀ THƠ

1.2. VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU MANG TÂM HỒN LÃNG MẠN CỦA NHÀ THƠ

1.2.2. Cách nhìn con người

M.Gorki đã từng nói "Văn học là nhân học", văn học nghiên cứu về con người không giống với các khoa học khác. Văn học nhìn con người như một sản phẩm tuyệt vời của tạo hoá, như là "tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Văn học luôn đặt con người ương các mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội để tìm hiểu và khám phá. Và cũng chỉ khi được đặt trong mối quan hệ gần gũi và rộng lớn ấy, con người mới hiện lên rõ nét, trọn vẹn như nó vốn có trong cuộc đời. Điều này đã khơi nguồn cho cảm hứng lãng mạn trong văn học.

Xuân Diệu là một thi sĩ đi theo khuynh hướng lãng mạn, chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng- là chủ nghĩa đại diện cho tiếng gọi của con người tự do, không

37

chịu khuất phục trước sức mạnh vật chất nào- Với tâm hồn yêu đời, yêu người của mình, Xuân Diệu đã hướng ngòi bút của mình về phía con người. Mặc dù Xuân Diệu đang bày tỏ cái tôi cá nhân của mình, nhưng văn thơ Xuân Diệu vẫn nói hộ tình cảm, những nỗi niềm của con người, vì "Đã có những thiếu niên, những thiếu nữ hoan nghênh tôi" (104, tr.l09).

Cách nhìn con người của Xuân Diệu ở hai giai đoạn cũng khác nhau:

Trước Cách mạng Tháng Tám, cách nhìn con người của Xuân Diệu chịu ảnh hưởng nhiều của nghệ thuật lãng mạn "nhân vật ước lệ... chỉ có tâm trạng là rõ nét, còn khuôn mặt thì mở nhạt". Cũng đúng thôi, trên nền của bức tranh hiện thực cuộc sống (như đã trình bày ở mục 2.1), là những số phận con người nghèo khổ, bất hạnh. Vì vậy mà con người trong tác phẩm của Xuân Diệu nói chung, văn xuôi nghệ thuật nói riêng còn là những con người: cổ đơn, nhỏ bé, tội nghiệp có tên hoặc không tên; có một gia đình hoặc không gia đình; là những kiếp người hèn mọn bị cuộc đời xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le. Trong không gian giàu sức gội cảm ấy, họ trở nên nhỏ bé, thấp hèn, sống âm thầm chịu đựng. Dù sướng hay khổ, theo quan niệm của họ thì mỗi nhân vật là một số phận trong cuộc đời này. Chính vì lẽ đó mà Xuân Diệu đã có chủ đích khi xây dựng hệ thống nhân vật - con người trong sáng tác của mình "kể gì cái truyện ! Chàng này, nàng kia, hay ông nọ có hệ trọng đâu... Trong phần nhiều "truyện" của tôi, vai chính không phải là một người, mà là một nỗi lòng, một tình ý, hay một con vật, một đồ dùng"

(25, T2, tr. 9). Đây chính là biểu hiện lãng mạn qua cách nhìn con người của Xuân Diệu.

Nhưng đến truyện ngắn Tỏa nhị Kiềuthì đã là một cách nhìn sâu sắc hơn. Từ dáng vẻ tựa cửa "nghĩ ngợi gì" của các thiếu nữ trong thơ, đến cuộc sống "mờ nhạt", "ngẩn ngơ" của hai cô gái Quỳnh và Giao trong văn xuôi đã là một trường liên tưởng thẩm mĩ giàu chất nhân văn.

Xuân Diệu đã đưa người đọc quay về quá khứ, để cảm nhận được thế nào là buồn chán, tẻ nhạt của cuộc đời; để từ đó như hàm chứa một sức mạnh chống lại, thoát khỏi cuộc sống đó- sống mà như thế thì sống để làm gì ? và Xuân Diệu phải thốt lên"Tôi thương hai cô như thương hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạc... Buổi chiều của hai cô mờ nhạt, kéo dài, hai cô lẫn trong sương mà"(25, T2, tr.111). Nhà văn không chỉ nhìn thấy quá khứ, cội nguồn của sự nghèo đói, của bà lão trong Thương vay, mà mà còn nhìn thấy cả tương lai của hai nàng kiều này. Đối với họ, cuộc đời, duyên phận chìm dần, lỡ làng và vô vọng. Sự trầm lặng đơn điệu của cuộc đời cứ như bao phủ lên cả một xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

38

Nếu như Xuân Diệu nói được thẳng ra như Nam Cao trong tác phẩm Đời thừa qua nhân vật Hộ "Anh...Anh...chỉ là...một thằng... khốn nạn" thì sẽ nhẹ bớt được chút gì đó. Nhưng không, nhân vật của Xuân Diệu hầu như vô ngôn (thông qua nhân vật tôi của chính nhà văn);

hầu như là nội tâm: Từ chàng họa sĩ trong Phấn thông vàng "Chàng tự nói và đi tìm danh sơn thắng cảnh, nhưng thực chỉ đem nỗi thất vọng đi giữa thế giới của cảnh và người. Chàng thấy hết rồi, lòng mệt mỏi và trống không như một toa lầu bị cướp đi"(25, T2, tr.l4); Từ một hình bóng của bà lão trong Thương vay "Họ đi như đứng, lẩn ngẩn như nhờ gió thổi đi... tợ hồ chỉ thuộc về sự sông một chút thôi... lặng thỉnh, lặng thinh, không có một tiếng. Như ngủ. lặng thinh."(25, T2, tr. 25); Đến Cái hoả lò, khi má và chị Bốn dành nhau cái hỏa lò, bị bà đánh, chửi, thì Xuân Diệu cũng chỉ miêu tả lại cảnh đối đáp: "Tiếng má và chị Bốn đáp lại cùng một lần, nói cả giây, cả lũ..Chị vừa kể vừa khóc tầm tã. Bà thét, má nói, chị khóc... Siêu vùng chạy một mạch, khóc ré lên" (25, T2, tr.70). Thậm chí cả đến con chó, con mèo dấn thân vào đời với một kiếp "đi hoang"; hay những đồ vật vô tri dù có được một thời yêu kiều, nâng niu như Cái giườngcũng phải bộc lộ tâm trạng. Thông qua nhân vật, Xuân Diệu đã giãi bày tâm tưởng của mình, nhưng hình như ông không muốn bàn đến những vấn đề, những mâu thuẫn của thời đại.

Phải chăng những thi sĩ lãng mạn như Xuân Diệu đã từ chối "đơn đặt hàng của xã hội", chỉ nhận có "đơn đặt hàng" của "trái tim" ?

Không ! Không hoàn toàn như vậy ! Những thế hệ như Xuân Diệu biết làm gì trước cuộc đời này. Nên dù phải chấp nhận những điều nghiệt ngã ở đời "Sơn muốn dứt mạnh cái giây tình cờ đến buộc lấy chân Sơn. Sơn đi nhanh, để con chó hoang không theo kịp...”, vẫn còn chút tình le lói trong cuộc đời - chút le lói lãng mạn của người nghệ sĩ lãng tử "Sơn não nùng bước đi, như người ta đau đớn ngoảnh mặt tránh một cách thê thảm...tuy chàng nhất định khống ngoảnh lại, sợ gặp đôi mắt thảm thiết của cái lỉnh hồn đầu đường xó chợ kia. Sơn rùng mình, vì chàng thây mình đương dẫm lên tình cửa một con chó rách, dẫm lên trái tim tội nghiệp của một con vật tồi tàn"(25, T2, tr.l00).

Có thể thấy với bút pháp trữ tình lãng mạn, những trang văn xuôi của Xuân Diệu cho ta thấy một thi sĩ Xuân Diệu tuổi đời còn rất trẻ, nhưng là người có trái tim nhân ái. Những nhân vật trong văn xuôi trước 1945 của Xuân Diệu dù có cô đơn, nhỏ bé, tội nghiệp như thế nào đi nữa, thì vẫn là những con người có vẻ đẹp toả sáng trong cuộc đời tối tăm. Tình cảm của Xuân

39

Diệu, cách nhìn người, đánh giá con người của ông thật đáng trân trọng. Người ta không chỉ biết một "ông hoàng" của thơ tình, mà còn đến một nhà văn lấy tư tưởng lãng mạn của mình, để vượt lên mọi khốn khó trong cuộc đời, tạo dựng một niềm tin yêu về con người Việt Nam trước 1945.

Sau Cách mạng Tháng Tám, cách nhìn con người của Xuân Diệu khác hẳn trước. Đó không còn là những con người đơn lẻ, sống trong buồn lo, mà là những tập thể quần chúng nhân dân lao động- những người kháng chiến, người cách mạng- những con người làm nên lịch sử. Có một điều rất lạ là ở những con người này không có những âu lo cá nhân riêng lẻ; họ có chung một nỗi đau và niềm vui-đó là được sống trong một tập thể yêu thương; được làm việc lao động, chiến đấu vì một mục đích đuổi quân thù ra khỏi đất nước.

Nói như vậy rất có thể có người cho rằng cách mạng chỉ có súng với đạn, thì làm sao còn lãng mạn được? vẻ lãng mạn, chất lãng mạn của người thi sĩ nằm ở đâu? Thưa rằng : nó nằm ngay trong tiếng súng tiếng đạn ấy "những câu hát của đồng quê không vì giặc mà tắt hết.

Những cơn khủng bố đầu tiên, người ta than khóc. Nhưng sau, người ta lấy gan sắt đá mà chống cảnh nghịch. Đánh giặc còn lâu, thì tội gì mà không hát, cười... Mọi người làm lụng.

Mọi người cắt, buộc, gánh gồng. Câu chuyện cửa người Việt Nam tung lên với tiếng cười.

Chứng ta là một dân tộc của ngày mai" (25, T2, tr.261).

Ngòi bút lãng mạn, tâm hồn lãng mạn của nhà thơ đã như chắp cánh cho những trang văn xuôi sau 1945 của ông. Những trang văn phục vụ sát sao cuộc sống lao động, sản xuất của dân tộc. Cái nhìn lãng mạn làm cho cái đời thường đẹp hơn, lung linh, nhiều vẻ hơn.

Một phần của tài liệu văn xuôi nghệ thuật của xuân diệu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)