CHƯƠNG 2: TRUYỆN NGẮN CỦA XUÂN DIỆU
2.2. C ốt truyện, nhân vật và kết cấu
Văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu là thứ văn xuôi giàu chất thơ, mang tâm hồn lãng mạn của nhà thơ và cũng mang luôn vào đó bút pháp làm thơ trữ tình. ở các sáng tác văn xuôi (truyện ngắn ) của Xuân Diệu, yếu tố truyện, sự kiện, hành động... rất ít. Trong khi đó, yếu tố không khí tâm trạng lại rất nhiều. Chính nhà thơ quan niệm "Truyện chỉ là cái cớ để cởi mở tấm lòng... ở đây chỉ có ít đời và rất nhiều tâm hồn, hợp lại thành bao nhiêu nghĩ ngợi bâng khuâng”(25, T2, tr.7). Vì vậy đi tìm cốt truyện trong truyện ngắn của Xuân Diệu quả là rất khó.
Trong truyện ngắn Phấn thông vàng, mặc dù Xuân Diệu gọi là "truyện ý tưởng", thì nó vẫn là truyện, truyện của tâm hồn. Ở đó có nhân vật, có chuyện đời của khá nhiều số phận. Từ chàng họa sĩ thất tình, chán đời trong Phấn thông vàng, từ cuộc đời phấn đấu học tập của anh Tư trong Người học trò tốt; từ đời người phụ nữ làm mẹ, làm vợ của má Siêu trong Cái hỏa lò; hay cuộc sống đi hoang của Đứa ăn mày, Chó mèo hoang; đến cuộc sống buồn tẻ vô vị của hai nàng kiều trong Tỏa nhị kiều; cho tới những cuộc tình đẹp mà buồn như trong truyện cổ tích Thư tình mùa thu...Bấy nhiêu sự đời cũng đủ để Xuân Diệu viết nhiều thiên tiểu thuyết dài, để xây dựng các sự kiện, biến cố, tình tiết và hành động trong tác phẩm, nếu như tác giả dùng phép "hư cấu". Nhưng ở đây, truyện ngắn của Xuân Diệu không hội đủ các yếu tố để thành cốt truyện. Nó ít hành động, nhân vật ít, ít sự kiện và hầu như không có các biến cố, tình tiết để hình thành tính cách nhân vật. Bởi "Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố, tình tiết và
63
hành động trong tác phẩm, thể hiện mối quan hệ, sự phát triển và tác động qua lại của các tính cách"(94, tr.56). Và theo K.Phêđin “Trong việc xây dựng cốt truyện, nên xuất phát từ tính cách nhân vật. Các nhân vật tạo ra cốt truyện chứ không phục tùng cốt truyện”. Vậy có hay không có cốt truyện trong truyện ngắn của Xuân Diệu ? Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn của Xuân Diệu là gì ? cốt truyện ấy có giống kiểu cốt truyện của tác giả nào không ?
Chúng tôi nhận thấy, cốt truyện trong tác phẩm văn xuôi- truyện ngắn của Xuân Diệu không phải kiểu cốt truyện của sự kiện, mà là cốt truyện của cảm xúc, của tình, của những yếu tố bên trong- hay còn gọi là cốt truyện tâm lí. Nếu như cốt truyện của sự kiện được hình thành từ hệ thống những xung đột (bên trong và bên ngoài), thì cốt truyện của tình (cốt truyện tâm lý) lại được hình thành từ chính dòng chảy cảm xúc của tác giả trước một vấn đề nào đó.
Chúng tôi thấy, truyện của Xuân Diệu có hai kiểu cốt truyện tâm lý sau:
- Cốt truyện buồn, cô đơn trong các tác phẩm: Phấn thông vàng, Thương vay, Chó mèo hoang, Đứa ăn mày, Tỏa nhị kiều, Cái giường, Cái hỏa lò.
- Cốt truyện buồn vui, tiếc nuối, ân hận trong các tác phẩm: Cái giây không đứt, Người học trò tốt, Thân thể, Sợ, Một cuộc hành hình, Người lệ ngọc, Suối cá vàng, Suối tóc đẹp, Bà chúa vinh quang, Thư tình mùa thu.
Đặc điểm chung cho hai kiểu cốt truyện này là: không có những xung đột gay gắt giữa các nhân vật (ngoại trừ một ít biểu hiện trong truyện Cái hỏa lò), chỉ có những xung đột bên trong tâm hồn nhân vật qua cái "tôi" trữ tình. Nhà văn như tham gia trực tiếp vào từng sự kiện, nhân vật trong đòng cảm xúc của chính mình. Chẳng hạn như trong truyện Tỏa nhị kiều, Quỳnh và Giao là nhân vật chính trong tác phẩm. Họ xuất hiện từ đầu cho đến cuối truyện, như một loại người không có tiếng, có hình, không có bất cứ một hành vi tốt, xấu nào. Họ vô ngôn, sống âm thầm, lặng lẽ. Họ là người hay là bóng cũng thế thôi. Họ sống hay chết cũng chẳng liên hệ gì với ai cả. Xuân Diệu viết truyện về họ, người đọc hiểu, thương họ qua suy nghĩ của tác giả. Họ như vô hồn, vô định mà lại nổi sóng trong tâm trạng nhà văn "Tôi nghĩ đến Quỳnh, cô em hiền lành quá, với đôi mắt yên ổn như không. Cô chỉ hơi hơi xinh...Cô hiền lành đến nỗi tôi thấy xốt thương... Gia đình họ đông đúc thế... nhưng sao nhà ấy lại bao trùm một bầu không khí tẻ nhạt, không ánh nắng, chẳng hương người? Sao lại có hai nàng con gái kia, ngơ ngác
64
như không biết sổng"(25, T2, tr.111). Ở đây, chính cảm xúc của tác giả tạo nên tác phẩm và trở thành cốt truyện của tác phẩm.
Trong truyện ngắn của Xuân Diệu, số lượng nhân vật khống nhiều, và những xung đột giữa các nhân vật không đủ để hình thành tính cách dẫn dắt cốt truyện. Anh Tư trong Người học trò tốt là một mẫu người lý tưởng về sự phấn đấu học tập. Cuộc đời cứ thế trôi để đến một ngày kia anh nhận ra cái vô nghĩa thì đã muộn "Thanh xuân đã qua bên cạnh chàng" (25, T2, tr.38). Có thể thấy trong 9 trang truyện, cốt truyện chỉ kể về một nhân vật trong cách cảm, cách nghĩ của tác giả chứ không có giãi bày, những cao trào, phát triển ...
Thế nhưng dù không phải là những cốt truyện truyền thống ta thường gặp, thì truyện của Xuân Diệu vẫn toát lên được chủ đề của tác phẩm, vẫn phản ánh được những mặt bản chất và những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam những năm trước 1945. Đó là không khí ngột ngạt, bứt rứt bao trùm xã hội dưới ách đô hộ của ngoại bang. Đối diện với bầu không khí đó là những người mang tâm trạng của tầng lớp tiểu tư sản. Vì vậy mà họ buồn, chán đời, sống vô vọng, chìm trong lãng quên như Quỳnh, Giao, anh Tư, người lệ ngọc, tên nô lệ... và dù ít nhân vật, những tính cách nhân vật vẫn âm thầm phát triển trong tâm trạng của tác giả. Những tính cách ấy đã góp phần làm nên một kiểu cốt truyện của tình (cốt ữuyện tâm lý).
Kiểu cốt truyện trong truyện ngắn của Xuân Diệu với một số truyện ngắn của Thạch Lam như truyện Hai đứa trẻ là loại truyện không có cốt truyện, cốt truyện không có hành động mà thay vào đó là những cảm nghĩ, đời sống nội tâm nhân vật trước hiện thực. Chỉ có khác là trong truyện ngắn của Xuân Diệu đó là nội tâm của nhân vật trữ tình- của chính tác giả, còn trong truyện ngắn của Thạch Lam thì ngược lại. Xuân Diệu cũng như Thạch Lam đã gởi vào đó trái tim đa cảm của mình trước nỗi bất hạnh của con ngươi. Và dù có giận đời rất nhiều, họ cũng không hề lớn tiếng chửi đời, trái lại vẫn yêu đời, vẫn say với đời.
Truyện Hai đứa trẻ của thạch Lam "Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ"(101, tr. 161).
65
Trong truyện Thương vay của Xuân Diệu "Chiều lên dần dần; Chiều không xuống...
không còn cái gì rõ nữa. Bóng chập chựng, mọi vật mập mờ, bảng lảng, đương rung rinh. Mây rách từ đâu lê tới những mảng đen thất thểu, thêm vào cảm giác không đều...Không ai đi trên đường này...Không một người gánh gồng...Không một người đàn bà vội vàng...cũng không cả một con chó thẩn thơ."(25, T2, tr.l7).
Ở đây cả Xuân Diệu và Thạch Lam không chủ yếu miêu tả hiện thực xã hội và cũng không chú trọng vào phê phán, châm biếm, đả kích ai như các nhà văn hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...; không khơi sâu các xung đột xã hội. Mặc dù có yếu tố hiện thực trong các tác phẩm, cốt truyện của họ vẫn hướng theo dòng chảy tâm lý nhân vật. Vì vậy, mà đọc truyện ngắn của Xuân Diệu ta thấy bao trùm lên toàn bộ các tác phẩm là những biến thái nhiều mặt của cảm xúc, của tâm trạng. Đó cũng là lý do cắt nghĩa kiểu cốt truyện cảm xúc trong sáng tác của Xuân Diệu.
Xuân Diệu đã viết trong lời tựa tập Phấn thông vàng "Trong nhiều truyện của tôi, vai chính không phải là một người, mà là một nỗi lòng, một tình ý, hay một con vật, một đồ dùng"(25, T2, tr. 9). Tuy không nói cụ thể, nhưng đó là ý đồ xây dựng hệ thống nhân vật trong sáng tác của Xuân Diệu. Bởi truyện ngắn của Xuân Diệu là những câu chuyện mang "sắc màu của tháng ngày, bóng dáng của cuộc đời, những ý nghĩ làm ta nghiêng đầu, những tình tứ mênh mông, những cái ngẩn ngơ, những niềm xót thương, họ đều đem ra làm đầu đề kể chuyện", chứ không phải là "những truyện có đầu đuôi, cổ công việc, có sáng hôm trước và chiều hôm sau"(25, T2, tr.7). Với quan niệm ấy của Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy hệ thống nhân vật ương truyện ngắn của ông có những đặc điểm sau:
Nhân vật trong truyện ngắn của Xuân Diệu không nhiều, không trở thành hệ thống nhân vật xuyên suốt, điển hình như nhiều nhà văn lãng mạn cùng thời như (Nhất Linh, Khái hưng ...)và như các nhà văn hiện thực (Nam Cao, Ngô Tất Tố...) và đặc biệt chỉ có nhân vật chính diện chứ không có nhân vật phản diện. Các nhân vật ây đều là những nhân vật hiền lành, đáng thương, giàu lòng trắc ẩn; những nhân vật ấy đều biểu hiện một vẻ đẹp, một lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Hầu như chúng ta không tìm thấy được những mẫu nhân vật xấu cả về hình dáng lẫn tính cách, tâm hồn. Ngay cả tên nô lệ trong Một cuộc hành hình mà "Cả một cuộc đời hắn, hắn bắt lấy bóng hơi trong lúc tàn ...hắn nằm như một bộ xương...tự hành hình cái sinh lực của
66
mình...tự đốt cuộc đời ra khối"(26, tr.l27). Qua ngòi bút Xuân Diệu, hắn cũng là kẻ đáng thương khi tự tra tấn chính mình. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn giữa Xuân Diệu với các nhà văn khác. Cái hay trong những nhân vật này là các nhân vật không tồn tại một cách đơn điệu, một chiều. Nhân vật ương truyện ngắn của Xuân Diệu hầu như là những nhân vật vô ngôn, nói ít mà lòng nhiều tâm sự, ngay cả nhân vật tự sự như (má của Siêu trong Cái hỏa lò; Sơn trong Chó mèo hoang; Sơn và thằng Miêng trong Đứa ăn mày...) cũng vậy. Những lời nói ấy dù ở nhân vật chính hay phụ cũng chỉ là lời chuyển tiếp để chuyển từ ý này sang ý kia và chỉ để giãi bày tâm trạng nhân vật mà thôi.
"Sơn nghẹn ngào hỏi:
- Miêng, mầy bỏ nhà đi mấy hôm ?
Thằng khốn nạn không nói, cúi gầm đầu xuống. Sao lại bắt nó phải trả lời? Nó khổ, không đủ sao ? Sao còn bắt nó phải xưng tội nó” (25, T2, tr.104).
Và dù là dạng nhân vật vô ngôn, nhân vật trong truyện ngắn của Xuân Diệu lại có đời sống nội tâm khá phức tạp. Các nhân vật ấy không có nội tâm phức tạp như các nhân vật của Hồ Dzếnh, Thạch Lam, Nam Cao... Các nhân vật trong truyện của Xuân Diệu, nỗi buồn, niềm đau luôn ẩn sâu, giấu kín trong dáng vẻ bề ngoài tưởng như bình lặng, không có gì đáng nói.
Tất cả như mang một niềm đau rất riêng, sâu thẳm, khó thổ lộ giãi bày. Hãy đọc một đoạn trong tám bức thư tình "của một chàng trai mười tám xuân xanh.", chàng viết "giấu sự giàu có về tiền tài, việc ấy còn dễ. Chứ giấu sự giấu có của lòng ta, sự ấy làm sao được? Nhất là khi ta thấy luyến ái một người, tự nhiên lòng ta đầy tràn hân hoan và cũng tối tăm lo ngại."(25, T2, tr.117). Hay nôi niềm của cái giường cũ "Thôi thế là hết. Người ta dựng tôi trong nhà chứa đồ bỏ này, bắt tôi chờ đợi cái gì đây? Bụi trên mái nhà rơi xuống hay chỉ là bụi cửa tháng ngày dần dà lấp chôn mọi vật?Lửa đâu? Lửa ? Sao không tới thiêu đốt mình ta, cho ta được thành ra khói, ra hen, để bay lên trời thẳm, đề chuyển lưu trong kiếp luân hồi ?" (25, T2, tr.l34).
Kiểu nhân vật trong truyện của Xuân Diệu bộc lộ quan điểm xây dựng nhân vật của nhà thi sĩ. Xuân Diệu không chú trọng xây dựng những nhân vật toàn diện cả về hình dáng bên ngoài, lẫn tính cách bên trong. Bởi trong truyện, ta nào thấy "những nhân vật có chân tay, mặc quần áo, ở trong nhà cửa, giao thiệp với láng giềng."(25, T2, tr.7). Chỉ thấy nhân vật (dù là
67
người, là vật hay đồ vật) đều mang nặng nỗi ưu tư. Điều đó chứng tỏ rằng, Xuân Diệu khi xây dựng nhân vật chỉ quan tâm đến đời sống nội tâm bên trong của nhân vật. Lấy cái bên trong làm nổi cái bên ngoài; lấy cái cá thể, riêng lẻ làm nền cho cái chung, cái toàn diện. Nên chuyện về một Cái giường là nỗi niềm của nhiều đồ vật xung quanh ta; một nỗi xót xa cho số phận của cái giường là bao lời tâm huyết về vạn vật. Chỉ một Cái hỏa lò, mà làm sống lại bao cuộc đời như má của Siêu; với một kiếp đi hoang của thằng Miêng, của lũ chó mèo hoang, mà xót xa ai oán cho cuộc đời của bao con người trong cảnh nô lệ lầm than. Đó chính là đời sống nội tâm bên trong các nhân vật, là hạt nhân cơ bản để nhìn nhận đánh giá con người, để hiểu cuộc đời và thêm yêu cuộc sống. Dù Xuân Diệu không dầy công lắm trong việc miêu tả, xây dựng đời sống nội tâm nhân vật, nhưng bấy nhiêu đó cũng là điều đáng quí, đáng trân trọng đối với một người trẻ tuổi trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Các nhân vật trong truyện ngắn của Xuân Diệu chia làm hai kiểu nhân vật: Nhân vật trữ tình và nhân vật tự sự. Nhưng kiểu nhân vật trữ tình chiếm số lượng nhiều hơn cả trong các tác phẩm của Xuân Diệu (trừ truyện Đứa ăn mày, Cái hỏa lò). Bởi nhà văn quan niệm "ít đời và rất nhiều tâm hồn...chỉ chép những âm diệu của lòng mình ...là một cái cớ để cởi mở tấm lòng"(25, T2, tr.8). Đặc điểm kiểu nhân vật trữ tình trong truyện của Xuân Diệu là: không có hình dáng bên ngoài, chỉ có dòng suy nghĩ bên trong; không có lời thoại, ít yếu tố độc thoại nội tâm nhân vật và đặc biệt Xuân Diệu ít sử dụng "hư cấu "để xây dựng nhân vật. Các nhân vật trữ tình của Xuân Diệu chính là hình tượng nhà thơ, là tâm sự, là tấm lòng của ông đối với đời, là
"một cách Gửi hương cho gió; Thương vay: một buổi chiều len vào trong tâm trí; Cái giây, Cái giây không đứt: sự thực cửa lòng người và sự thực của ái tình; Sự: tình yêu lớn và người yêu nhỏ gặp nhau; Mèo hoang, Chó hoang, một bọn bị đời bỏ; Tỏa nhị kiều: nỗi buồn nhạt;
Truyện cái giường: hai cuộc đời" (25,T2,tr. 9). ở điểm này, Xuân Diệu có phần giống với Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh: nhân vật hiện ra như là một sự dồn nén linh hồn của mình vào nhân vật. Kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Xuân Diệu cho ta thấy văn xuôi của nhà thi sĩ này không hiện hình sự vật mà hiện hình hồn của sự vật. Bởi lẽ nhân vật trong truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu không phải là những con người xã hội, những con người đại diện cho một tầng lớp, một hạng người như những nhân vật trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố,
68
Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...mà là những con người mang trong mình chiều sâu nội tâm, cảm xúc, cảm giác.
Kết cấu của tác phẩm là một kiểu kiến trúc nghệ thuật, một tổ chức cụ thể, phù hợp với từng nội dung của tác phẩm. Bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có một kết cấu nhất định. Đặc biệt trong sáng tác văn xuôi (truyện), kết cấu đóng vai trò quan trọng. Như vậy, kết cấu là phương tiện tất yếu, cơ bản của nghệ thuật.
Truyện ngắn của Xuân Diệu hầu hết là những sáng tác không có cốt truyện, nên chúng tôi nhận thây: kết cấu truyện ngắn của ông không giống kết cấu của một tác phẩm tự sự (kết cấu của sự, của cảnh, của tình tiết...), mà là một loại kết cấu lấy cảm xúc làm yếu tố chính, lấy cảm xúc làm nền cho cảm xúc. Nói một cách khác, đó là một kiểu kết cấu của tác phẩm trữ tình, kết cấu của thơ. Mặc dù ai cũng biết, thơ, văn đều là tiếng nói của cảm xúc, của trái tim người nghệ sĩ trước thực tại. Thế nhưng cách thể hiện những cảm xúc ấy giữa thơ và văn lại khác nhau; và giữa nhà văn này với nhà văn khác cũng không giống nhau. So sánh những tác phẩm cùng một đề tài (kiểu tự truyện- truyện ngày xưa ) giữa Xuân Diệu và Hồ Dzếnh ta sẽ thấy rõ điều đó.
Truyện Cái hỏa lò của Xuân Diệu, đó là câu chuyện mà "Người ta rủ nhau đau khổ vì một ít đất nặn."; là câu chuyện riêng về cuộc đời của má Siêu, có chồng, có con, phải về ở nhà mẹ đẻ "Khi lên sáu, không biết trời đun đủi thế nào, tôi được rời nhà thầy tôi trong hai tháng, về ở với má tôi, tại nhà bà ngoại...má đã lây chồng, xuất giá sao chẳng tòng phu?...Khi sáu tuổi, tôi chỉ đứng để thu lời và cảnh mà thối, vào trong trí ngây thơ, nó là một bình đựng sửng sốt."(25, T2, tr.67 ).
Truyện Lòng mẹ của Hồ Dzếnh "Quê mẹ tôi ở Trung Bộ. Nhà người ...ở bên kia một dòng sông nhỏ, êm kín hai bờ lau xanh. Chính ở nơi này, lúc người mới mười lăm tuổi, thì một tình duyên đẹp đẽ gây nên...Mẹ tôi tường thuật lại cho tôi nghe cuộc nhân duyên ngày trước, thuật lại bằng một giọng rất thờ ơ, hình như cho sự kết hôn với ba tôi là một điều không đáng nói ...Tôi lọt lòng năm mẹ tôi đã ngót bốn mươi tuổi, thể nghĩa là khi tôi biết tò mò hỏi đến chuyện tâm tình của người, thì người đã già..Hả mẹ, mẹ lấy ba có xe ô tô đi đưa dâu không mẹ? Mẹ tôi cười, một cái cười chua chát cực điểm : "Có con ạ . Mẹ lấy ba có ba mươi chiếc xe ô tô kìa...
Tuy nhỏ, tôi hiểu ngay đó là một lời than kín. Thực ra mẹ lấy chồng trong một hoàn cảnh túng thiếu hết sức"(23, tr. 11).