Quan ni ệm của Xuân Diệu về cái đẹp

Một phần của tài liệu văn xuôi nghệ thuật của xuân diệu (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI CỦA MỘT NHÀ THƠ

1.3. VĂN XUÔI CỦA XUÂN DIỆU LÀ VĂN XUÔI CỦA MỘT NGƯỜI NGHỆ SĨ ĐI TÌM CÁI ĐẸP

1.3.1. Quan ni ệm của Xuân Diệu về cái đẹp

Xuân Diệu là thi sĩ, một trí thức Tây học; chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng và văn hoa Pháp ngay khi còn đi học; chịu ảnh hưởng một cách tự nhiên nền văn hoá truyền thống. Nên trong văn chương của Xuân Diệu có sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, thể hiện trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ. Qua văn, thơ, chứng tỏ Xuân Diệu là một nghệ sĩ theo khuynh hướng lãng mạn. Những người nghệ sĩ như ồng luôn khát khao vươn tới cái đẹp, cái tuyệt đích.

Ý tưởng vươn tới cái đẹp của Xuân Diệu có một giá trị nhân văn cao cả - văn tức là người, qua văn hiểu người. Và chỉ với phạm trù này thôi, chúng ta có thể đánh giá cao Xuân Diệu- người nghệ sĩ làm đẹp cho đời.

Để đi tìm một quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu, chúng tôi dựa vào những sáng tác văn xuôi trước và sau 1945 của ông. Bởi hai giai đoạn sáng tác này, đánh dâu một quá trình

48

nhận thức tư tưởng của Xuân Diệu, cũng là sự thể hiện quan niệm về cái đẹp hoàn thiện của Xuân Diệu.

Trước 1945, Xuân Diệu còn rất trẻ, yêu đời, ham sống- sống với đ&i bằng tâm hồn lãng mạn của một thi sĩ. Mặc dù cuộc đời riêng của Xuân Diệu không phải êm đềm như một số thi sĩ cùng thời. Xuân Diệu là "con vợ lẽ", tâm lý con vợ lẽ cũng thường tạo cho ông sự tủi thân, cô đơn...Nhưng đó cũng chưa phải là lý do khiến Xuân Diệu nhìn thẳng vào cuộc đời, vào sự thật để chuyển hướng cảm xúc sang khuynh hướng hiện thực như Ngô Tất Tố, Nam Cao, hay một số nhà văn trong nhóm Tự Lực văn đoàn. Ngòi bút của Xuân Diệu khi xưa "mơ màng lắm ...Dẫu có thoát ly thực tế nhưng anh không đi vào siêu hình". Vì vậy mà Xuân Diệu đã nhìn đời bằng vẻ đẹp riêng- vẻ đẹp lãng mạn"Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng cửa lòng chàng" (96, tr.9).

Chính con mắt nhìn đời ấy của Xuân Diệu đã cho ta biết quan niệm về cái đẹp của ông:

cái đẹp nảy sinh trong con mắt của kể si tình; cái đẹp ở trong thiên nhiên: một rừng thông vàng của "chiều với rừng lặng lẽ; nhưng sắc vàng phảng phất âm thanh, nắng là một sự hiển hiện rõ rệt và điều hoà, tưởng có thể gõ vào không khí ở trên đầu để nghe sự lặng im rung rinh, xao xuyến"(25, T2, tr.l 1-12); một màu hoa đẹp của hoa thông vàng, của phượng hồng, của đoa hồng nhung; một vẻ đẹp thiên tạo; của suối cá vàng, suối tóc đẹp; "một con đường Nam Giao thẳng mà không bằng... Đoạn đường dài, nhờ chân tôi chậm - sao tình cờ lại có sự vắng vẻ hoàn toàn thế này? Ai ở trên trời đổ xuống từng triệu thúng buồn ? Có phải tôi buồn đâu.

Chính trời đương chủ động trong màu buồn bã" (25, T2, tr 19-20).

Không những vậy, cái đẹp còn ở trong nghệ thuật: một bức vẽ, một bài văn, bài thơ- chứ cái đẹp không bắt đầu từ trong cuộc đời khốn khó. Cái đẹp phải ở nơi đẹp, nên chàng họa sĩ trong Phấn thông vàngđã chọn một thời khắc đẹp nhất trong ngày, một địa điểm lý tưởng để gợi nguồn cảm hứng "Dừng chân đã được một chốc, nhìn lên trời và thử ngắm xung quanh, họa sĩ nghe trong lòng thơ thớt Linh hồn chàng nở dãn, lập tức cái giá đặt xuống đất... Chàng bắt đầu họa" (25, T2, tr.11); Còn Chú lái kh giàu có phải tìm đến "Hồng lâu" để giải sầu, tìm cái đẹp ở nơi đẹp và không phải ai cũng đặt chân vào được.

Có thể nói, quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu trước 1945 là cái đẹp toàn mỹ, hoàn hảo, nhưng trừu tượng, mơ hồ. Cái đẹp ấy có thể thấy, có thể cảm được nhưng lại xa vời, quen mà

49

lạ; được chắt lọc quá kỹ càng nên thiếu cái đời thường của cuộc sống xung quanh. Cũng phải thôi, vì cái đẹp ấy được nẩy sinh, hiện hình trên mảnh đất tâm hồn lãng mạn - được nuôi sống bằng những ảo vọng. Vì thế mà hễ cứ cái gì đẹp của thiên nhiên, của nghệ thuật lọt vào tầm ngắm của Xuân Diệu đều trở nên đẹp, quyến rũ lạ thường. Chẳng hạn như những bài ký trong Trường ca của Xuân Diệu là một ví dụ điển hình. Xuân Diệu do quá say với cảnh, với người, với đời mà đôi chỗ có nói quá lên sự thật để cho thỏa lòng mình. Nhưng điều đó nào có hề gì, Xuân Diệu là một người nghệ sĩ làm đẹp cho đời. Ở điểm này, Xuân Diệu có phần giống Thạch Lam trong quan niệm về cái đẹp "cái đẹp luôn có mặt ở mọi nơi", nhà văn không chỉ là người thưởng thức mà còn phải là người có nhiệm vụ làm cho nó đẹp hơn. Chỉ có khác là Thạch Lam hướng cái đẹp ấy về ngay giá trị đạo đức "nâng đỡ cái tốt" trong cuộc đời. Riêng Xuân Diệu, phải trải qua một quá trình tìm kiếm mới nhận thấy được: cái đẹp không chỉ có trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, mà còn có trong cuộc đời bình thường nhất.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Xuân Diệu thực sự được đổi đời. Từ một chàng trai tiểu tư sản, một thi sĩ lãng mạn chật vật với cuộc sống như bao nhiêu người khác, Xuân Diệu được hưởng "tự do" theo đúng nghĩa của nó. Xuân Diệu tiếp tục sống và cống hiến sức trẻ cho đời, nhưng với tâm trạng hoa mình, xả thân; vẫn một tâm hồn cháy bỏng tình yêu, Xuân Diệu khát khao vươn tới cái đẹp, đi tìm cái đẹp trong cuộc đời- cuộc đời lớn của dân tộc trong thời đại mới.

Xưa kia, người nghệ sĩ chỉ tìm thấy cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, thì ngày nay, cái đẹp ở ngay trong cuộc sống đời thường- cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất.

Trong con mắt của Xuân Diệu, cái đẹp không chỉ xuất phát từ tâm hồn, cảm xúc mà hiện ra từ tấm lòng; cái đẹp ấy không còn trừu tượng, mơ hồ, mà cụ thể; cái đẹp ấy lấy giá trị đạo đức, giá trị thực tế làm thước đo.

Nếu trước 1945, cái đẹp của đất nước chỉ dừng lại ở Đất, Nước, Gió, Mây, Anh sáng, thì nay đất nước ây là hình ảnh của Tổ quốc Việt Nam. Dù đi đâu, làm gì vẫn nhớ về Tổ quốc

"Việt Nam, hồn của hồn tôi ! Tại sao nhà ta vẫn chưa kín vách? Tại sao mẹ ta vẫn vai vá quàng

? Em ta ăn vẫn chưa no bụng?" (27, T2, tr.466).

Nếu xưa kia, Xuân Diệu chỉ thích nói đến cái đẹp vốn có trong tự nhiên (suối tóc đẹp;

suối cá vàng...), thì nay Xuân Diệu thấy cái đẹp ở ngay cái chưa phải là đẹp, chưa hoàn thiện :

50

một con đường gồ ghề: "con đường chè Phú Thọ đá xanh gắn trong đất đỏ. Xe đạp lựa những phần đường tốt mà đi, như người ăn cá tránh xương... Những đoạn đường rải đá, người ta còn nhân hậu rắc một hàng đất đỏ vào giữa, cho xe khỏi hại lốp, cho người đi bộ đỡ đau chân"(25, T2, tr.404); Một thị trấn kháng chiến mới xuất hiện:"Ở ăn mà như cắm trại... nhà cửa chui dưới cây... Ai cũng có ý vui cái phố mới". Những con người lao động, họ cũng vất vả với đời sống.

Họ là những tập thể người lao động "Quần áo vá là chuyện tự nhiên; chỉ những người quần áo đẹp là mới ngượng nghịu... Một phiên chợ kháng chiến bỗng nhiên gắn bó thêm với mọi người, một cái chợ là một mảnh trái tỉm của đất nước... Chợ phản ảnh bữa cơm trong một vùng"(25, T2, tr.408).

Trong một bài ký nói về "cái đẹp", Xuân Diệu đã khẳng định"Chúng ta rất yêu cái đẹp.

Trong chế độ ưu việt của chúng ta, cái đẹp lại ngày càng nảy nở nhiều, và còn kết hợp với cái khoẻ mạnh, cái hùng dũng"(25, T3, tr.373). Điều này thể hiện quan niệm mới của Xuân Diệu về cái đẹp - cái đẹp mang tính thời đại, cái đẹp biểu hiện thị hiếu thẩm mĩ của thời đại. Và "cần có con mắt biết nhìn cái đẹp của cách mạng...Vãn học nghệ thuật là lấy những cái thường của ngày thưởng mà làm nên cái rất say sưa" (25, T3, tr.335).

Văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu đúng là văn xuôi của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp . Cái đẹp trong văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu thể hiện hành trình đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu văn xuôi nghệ thuật của xuân diệu (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)