CHƯƠNG 3: KÝ CỦA XUÂN DIỆU
3.1. C ảm hứng, đề tài và chủ đề
3.1.2. Đề tài và chủ đề
So với truyện ngắn, đề tài trong ký của Xuân Diệu có những biểu hiện khác. Mặc dù đề tài đối với Xuân Diệu chỉ là cái cổ để nhà nghệ sĩ giãi bày tình cảm và ngược lại, tình cảm và cảm xúc là yếu tố đầu tiên để nuôi dưỡng đề tài.
Nếu trong truyện ngắn, đề tài chỉ được giới trong một phạm vi nhỏ hẹp của một số phận, một kiếp người như bà lão trong Thương vay, của Quỳnh, Giao trong Tỏa nhị kiều, thì trong ký, đề tài được mở rộng hơn. Xuân Diệu đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống, xã hội và con người qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong tầm nhìn khoáng đạt, không chịu ràng buộc, bó hẹp bởi những quan niệm xưa cũ. Tầm nhìn ấy ghi dâu sự cởi trói về tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan, trong xu thế hoa nhịp với cái mới, cái tốt đẹp, phù hợp với ý nguyện của cả dân tộc.
Vậy cơ sở nào để Xuân Diệu có cái nhìn về đề tài khác trước? Phải chăng chính là do tác giả? Cuộc đời của những người nghệ sĩ như ông thực sự đổi khác, bước sang một bước ngoặt mới kể từ sau 1945. Cách mạng đã cho Xuân Diệu nguồn sinh khí mới. Nhà nghệ sĩ của chúng ta không phải sống cho mình mà sống cho người "Từ ngày Cách mạng Tháng Tám, tôi hoạt động ở Hội văn hóa cứu quốc...Người thi sĩ được chế độ mới coi như một người có ích, chính thức lãnh lấy trách nhiệm để nuôi anh, để anh làm thơ, phục vụ nhân dân"(25, T2, tr.498).
Không phải như trước đây:
"Cho rất nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết..."
(Yêu)
Hoặc một chút tình trong Thương vay, trong Đứa ăn mày. Còn bây giờ (trong ký) khác trước lắm rồi: "Tôi gặp cái đại chúng lính thợ, lính chiến Việt Nam mà lòng tôi ào ào như thoát ra để ăn nhịp cùng làn sóng của họ...Trong trại Việt Nam, giữa bốn nghìn anh em lính thợ, lính chiến, tôi như thấy đất nước Việt Nam còn ở quanh mình tôi”(25, T2, tr.l76). Qua những bài ký của Xuân Diệu, ta thấy ông có mặt ở mọi nơi. Đến đâu, Xuân Diệu đều để lại ấn tượng, suy nghĩ của mình. Đó cũng chính là cơ sở để Xuân Diệu viết thành công những bài ký của mình.
81
Tìm hiểu về đề tài trong ký của Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy: Xuân Diệu nói nhiều về mọi sự đổi thay của đất nước, của dân tộc, của thời đại. Đặc biệt nhà văn có đề cập đến những vấn đề của chiến tranh, nhưng lại không chú tâm khai thác sâu vào một vấn đề nào đó của cuộc chiến. Nếu so với một số nhà văn khác, chẳng hạn như Nguyễn Minh Châu... họ cũng viết về chiến tranh và đã tìm đến nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến để viết về những vấn đề cụ thể của cuộc chiến tranh, người lính, cuộc sống thời chiến... và dành trọn tình cảm yêu thương của mình cho những chiến sĩ ngoài chiến trường, những người lính sau chiến tranh.
Xuân Diệu có hướng đi riêng. Trong cách cảm, cách nghĩ của ông, mọi sự vật, hiện tượng đều mang trong mình nó giá trị tự thân. Xuân Diệu hướng cảm hứng của mình để phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn ấy. Nhà văn quan niệm "văn chương nghệ thuật của chúng ta hãy tập thơ lấy cái vui, để nói cái vui”(25, T2, tr.403). Nên một Tiếng chuông nhà thờ, Chiếc áo trấn thủ;
Những thành phố Nứa; Tin vuicho văn nghệ...cũng thành đề tài để nhà nghệ sĩ khám phá và chiếm lĩnh lấy nó. Bởi nó là hạt cát trong biển cát mênh mông. Nó là phù sa làm giàu cho đất.
Nó là dòng sông nhỏ chảy vào biển lớn. Nó là ý Đảng, lòng dân. Tất cả hợp lại để làm nên cái vĩ đại của dân tộc, của đất nước. Vì thế mà đề tài trong ký của Xuân Diệu chỉ là một trong vô vàn những sự kiện lịch sử của đất nước, của dân tộc. Những sự kiện ấy thôi thúc Xuân Diệu và trong những trang văn ghi đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn và trở thành nguồn cảm hứng, đề tài để Xuân Diệu sáng tác. Trong ký của Xuân Diệu có hai loại đề tài: đề tài về cuộc sống mới và con người mới.
Cuộc sống vốn là đề tài muôn thuở của văn học nghệ thuật. Trong truyện ngắn, Xuân Diệu cũng đề cập tới đề tài này. Đó là cuộc sống buồn, u uất, ngột ngạt trước 1945. Mặc dù cuộc sống ấy không "mòn đi, rỉ ra, mục ra" như trong Sống mòn của Nam Cao, hay "Trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị” trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố... Nhưng nó cũng đủ sức làm người ta phó mặc, buông xuôi như trong Tỏa nhị kiều, Cái giường...
Đến ký, cuộc sống đổi khác. Khác ở đây không phải ở hình dáng bề ngoài, mà là cái khác được định hình từ trong tâm tưởng con người. Cũng vẫn là nó, sao hôm nay đổi khác hoàn toàn
"Hôm quân Pháp nhảy dù vào Việt trì, trong khoảnh khắc, bến Then bứt ra, vắng hết ...bây giờ, bến Then thịt lợn, thịt gà treo rối rít các của hàng cơm..."(25, T2, tr.405).
82
Đặc biệt, Xuân Diệu không dừng lại ở một cuộc sống nhỏ hẹp nào như trong Phấn thông vàng, mà nói tới cuộc sống của đất trời, lòng người, của dân tộc, của đất nước này. Điểm khác nhau trong cái nhìn về cuộc sống xưa và nay là: cuộc sống này vui hơn, ấm hơn, rộng hơn, có ý nghĩa hơn (cho dù hôm nay cái đói, nghèo, khổ vẫn chưa phải là hết).
Trước hết, đó là cuộc sống của bà con kiều bào ở nước ngoài, trước khi thực dân Pháp đại bại ở Đông Dương, cuộc sống ở Làng "Mọi" trên đất Pháp - làng của đại chúng lính thợ Việt Nam. Những người lính thợ biết kêu ai, biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm của mình "Nếu ai ở bên Pháp hồi đó, sẽ đau lòng mục kích một cảnh thảm thương cũng giống như cảnh bên nước nhà đầu năn 1945. Người ta sẽ thấy đồng bào thương yêu của chúng ta nhặt từng cái vỏ khoai, bới các thùng để tìm ít rau còn xót lại. Các anh em đói quá”(25, T2, tr.193 ). Cảnh khổ nào có khác gì, nhưng trong lời văn vừa xót xa, oán hận, vừa ngùn ngụt lửa căm thù.
Đến những Ngày độc lậpđầu tiên, bằng cảm xúc của mình, Xuân Diệu đã khái quát được hình ảnh cuộc sống của toàn dân tộc Việt Nam vui mừng đón Đứa con Độc lập của mình
"Ngày ấy, Thủ đô Hà Nội treo cờ đỏ sao vàng như những bó lửa. Cụ Hồ Chí Minh ôm đứa con Độc lập trở về"(25, T2, tr.284). Và đây cũng là lần đầu tiên, trong văn xuôi Xuân Diệu, hình ảnh cuộc sống lại tưng bừng, náo nhiệt đến như vậy "Cờ đỏ sao vàng bay khắp Thủ đô...những ngôi nhà cười thả cửa... màu đỏ, màu vàng. Am áp biết bao nhiêu cái nắng cờ đỏ sao vàng!."(25, T2, tr.285). Và "Ở khắp nơi, trên đất nước và cả ngoài muôn trùng xa nước, người Việt Nam đầu ngẩng cao, mắt chiếu sáng ...càng thấm thìa của hai chữ Việt Nam"(25, T2, tr.372).
Đọc những trang viết của Xuân Diệu, chúng ta thầm cảm ơn nhà văn đã ghi dấu cái giờ khắc lịch sử đó. Tuy chưa hay, nhưng là chân thật; tuy chủ quan nhận xét, nhưng lại là tình cảm khách quan của nhiều lớp người hướng về cách mạng.
Nhưng ngày vui không được bao lâu, kẻ thù một lần nữa rắp tâm cướp nước ta. Toàn thể dân tộc Việt Nam lại đứng lên không phải để chấp nhận cuộc sống như trong truyện Phấn thông vàng, mà lao vào cuộc sống để sống chết với quân thù, giành lại cuộc sống cho mình, cho quê hương đất nước. Ký của Xuân Diệu chưa nói hết được cuộc sống trong những ngày gian khổ ấy, nhưng đã phần nào khái quát vấn đề trọng đại của lịch sử "Cuộc kháng chiến của ta dù gay go, trọng đại, vẫn rất là phấn khởi, hồn nhiên. Chúng ta không làm ra sự chết, chúng
83
ta làm ra sự sống"(25, T2, tr.387). Và ỏ một chỗ khác, Xuân Diệu viết:"Sống nhiều quá, người ta không nghĩ đến cái chết. Cuộc kháng chiến của chúng ta nhìn đại cục là phấn khởi. Những làng mạc của ta bị đốt cháy...máu ta nhiều chỗ chảy ra như suối, mà sao chúng ta vẫn hát, vẫn cười"(25, T2, tr.413). Trong khó khăn gian khổ, người dân Việt Nam càng lạc quan hơn bao giờ hết: "còn gì cảm động hơn cái cảnh người dân vừa đánh giặc, vừa học. Dân tộc Việt Nam vai vác súng, sườn dắt dao, một tay cầm cày, một tay cầm quyển sách, trán lo nghĩ, nhưng mắt lại tươi cười ...nhưng vẫn vểnh tai nghe âm nhạc"(25, T2, tr.387).
Nếu trong truyện ngắn, Xuân Diệu ca ngợi thiên nhiên, thì nay thiên nhiên vẫn hiện lên trong trang viết với ánh màu khoe hơn, tràn đầy sức sống hơn "Lá không vàng, lá lại thêm xanh...Phượng không thơ, phượng chưa hẳn là đẹp...phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang"(25, T2, tr.149).
Với những trang ký sau 1945, Xuân Diệu ít ca ngợi thiên nhiên, mà chủ tâm ca ngợi những địa danh của đất nước. Chúng tôi nhận thấy cảm nhận về thiên nhiên thời kỳ này không mạnh mẽ bằng cảm nhận của tác giả về địa danh đất nước. Bởi vì "Kháng chiến nổ ra, tôi theo Đảng lên Việt Bắc", nhà văn đã ở những vùng đồi, rừng, núi...ở Vĩnh Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên... Tất cả gắn bó với nhà văn, để lại những kỷ niệm khó quên... Nên nhắc đến địa danh là nhắc đến những chiến công, những địa danh ấy như là miền đất gọi ta về. Hầu như trong các bài ký của Xuân Diệu thời kỳ này, bài nào cũng kể tên các địa danh: những chợ Trục, chợ Chã, chợ Đồng Xuân...những phố Hàng Bông, Hàng Đào...những sông Lô, sông Cầu...những Hà Nội, Nghệ An...những vùng đất ấy mang theo cả cảm nhận chủ quan của Xuân Diệu: "Bắc giang khô khô, Bắc Ninh ươn ướt. Bắc Giang thì thắm, Bắc Ninh thì tình". Hoặc "thành phố trụi Vĩnh Yên, có những dáng rất ly tao... Đầu đường lên Tam Đảo, hai hàng thông đứng hát"(25, T2, tr.345).
Sau này, khi hoà bình được lập lại, Xuân Diệu vẫn cất cao tiếng hát ca ngợi cuộc sống với lòng biết ơn, kính yêu vô hạn. Nhà văn vẫn tiếp tục cuộc hành trình: đi thăm, được nhìn, nghe, sờ đụng thực tại, đến đâu ông cũng nhận thấy "Cái mới đã nảy sinh, cái mới càng nảy sinh và phát triển"(25, T4, 231).
Những cảm nhận về cuộc sống mới lại giúp cho Xuân Diệu phát hiện ra con người mới - những con người mới ấy cũng trở thành đề tài trong sáng tác của nhà văn này .
84
Trong các sáng tác của Xuân Diệu, con người trở thành mối quan tâm của nhà nghệ sĩ.
Đặc biệt trong văn xuôi của ông, con người hiện lên với nhiều dáng vẻ khác nhau, không phân biệt tuổi tác, thành phần xã hội.
So sánh giữa truyện ngắn Phấn thông vàng với những bài ký của Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy: trong văn xuôi Xuân Diệu có hai hình ảnh về con người, ở hai thời kỳ khác nhau của lịch sử.
Trong Phấn thông vàng, con người được Xuân Diệu miêu tả trong dáng vẻ tội nghiệp. Đa phần họ là những con người lẻ loi, sống âm thầm với nỗi đau riêng. Dù có tên hay không tên;
dù già hay trẻ; dù sướng hay khổ; ở họ đều toát lên sự mặc cảm, chán đời. Xuân Diệu đã tìm thấy trong họ một đời sống đầy nội tâm và nhà văn đã chú ý khắc họa, đời sống nội tâm con người bằng cảm nhận của chính mình.
Xuân Diệu đã cho con người trong truyện ngắn của mình sống bó hẹp trong một gia đình như Quỳnh và Giao trong Toả nhị kiều; trong một khúc ngoặt quan trọng của cuộc đời, như anh Tư trong Người học trò tốt; trong một kiếp người như má của Siêu trong Cái hỏa lò. Bởi lẽ, chính cuộc sống đã dựng nên những con người như vậy. Vì vậy đề tài về con người trong truyện ngắn Phấn thông vàng, thực chất là kiểu đề tài về tâm trạng con người.
Đến ký thì khác hẳn. Cuộc sống mới đã sản sinh con người mới "Cái kỳ diệu là nhân loại đã đẻ ra Con Người Mới...Con Người Mới không tự trên trời giáng thế, mà nẩy từ đống máu huyết ràn rụa mặt đất vạn năm rồi" Và "Người Việt Nam mới chúng ta là lao động, nhân ái và dũng cảm"(25, T2, tr.396). Họ là những con người mang trong một quan niệm sống tích cực là
"muốn làm cho người khác sung sướng" (25, T2, tr.524).
Vì vậy mà hình ảnh về con người của Xuân Diệu trong ký khác với hình ảnh về con người trong truyện ngắn rất nhiều. Họ không phải là những cá nhân đơn lẻ, mà là một tập thể con người, tập thể quần chúng nhân dân lao động sống cởi mở, hòa mình, gắn bó với đất nước. Họ thoát khỏi những mặc cảm xã hội, dũng cảm bước vào cuộc sống mới bằng chính sức lực và ý trí, trách nhiệm của một người công dân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Đó là những tập thể đại chúng lính thợ, lính chiến Việt Nam trong Việt nam nghìn dặm, những anh em, đồng bào, đồng chí của mình dù ở đâu, lúc nào cũng "nhớ Tổ quốc không biết đâu cho hết”(25,
85
T2, tr.240). Là những người Tự vệ, người Dân quân, người Vệ quốc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc "những chàng Vệ quốc anh dũng vô cùng...Một nghìn ngày, vai sốt rét của họ gánh được tất ! Tưởng chừng vai thế hệ chúng ta gánh được núi đi"(25, T2, tr.403). Đó là những người bình dân vừa đánh giặc, vừa học, vừa sản xuất, vừa nghe âm nhạc "Đại chúng Việt Nam hiện nay khát học, khát hiểu, khát cái hay, cái đẹp cũng không kém khát độc lập tự do và khát diệt quân thù"(25, T2, tr.387). Còn biết bao nhiêu con người trong cái tập thể lớn lao ấy, mỗi người một vẻ, tự nhận một công việc mà không hề so đo tính toán thiệt hơn.
Đặc biệt là Xuân Diệu không dừng lại để tả thật kỹ riêng về cuộc đời con người nào. Họ sống, tồn tại trong đại gia đình Việt Nam. Họ có tiếng nói chung, tiếng nói đồng sức, đồng lòng, không hề có tiếng nói đơn lẻ như trong truyện ngắn. Tất cả mang một tình yêu lớn: yêu nước, thương dân, kính yêu Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Vì vậy mà trong ký, con người mới hiện ra ở những công việc hàng ngày, trong lao động sản xuất "cuốc than, ủ phân", và chiến đấu giỏi.
Họ không sống cho riêng mình, mà cho mọi người, trong một cuộc sống đang từng ngày thay da đổi thịt. Mảnh đất hôm qua còn là đất chết, thì hôm nay đã hồi sinh. Những ngô, khoai sắn đang trở thành vũ khí chống quân thù thì người dân cũng phải trở thành chiến sĩ. Những người dân trong Phấn thông vàng đã từng phải sống tủi, sống hờn, thì nay trong ký, họ được ngẩng cao đầu mà sống như nhà thơ Tố Hữu từng cảm nhận "Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà đi".
Họ là những con người của công việc có ích cho xã hội. Họ không còn thời gian để suy ngẫm, ngậm ngùi, dày vò trong buồn chán. Họ vui, lạc quan bước vào cuộc sống với một ý chí mới, nghị lực mới và tinh thần mới. "Còn vui sướng nào to hơn nữa, khi mọi công việc hàng ngày của mỗi chúng ta đều được có ý nghĩa làm cách mạng!"(25, T2, tr.494).
Đó là công việc của những anh hùng lao động như: Lê Minh Đức, Nguyễn Thị Năm...và biết bao người khác nữa họ "dù lìa bỏ cái hệ thống cũ ngàn xưa, người chó sói với người, người vụ lợi, người ích kỷ, mà đã vào hệ thống giá trị khác, vổ cùng mới: người yêu quí người, người quên tư lợi...mình vì mọi người, mọi người vì mình"(25, T2, tr. 509).
Đặc biệt Đảng và Bác Hồ kính yêu là hai đối tượng xuất hiện lần đầu tiên trong văn xuôi của Xuân Diệu. Nhờ có Đảng lãnh đạo, Bác Hồ chỉ đường, dân tộc ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ, đứng lên làm chủ, đưa nhân dân về tới bến bờ hạnh phúc.