CHƯƠNG 3: KÝ CỦA XUÂN DIỆU
3.2. Nhân v ật, kết cấu
3.2.1.Nhân vật:
Ký là "mọi loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học”(42, tr.111). Nó có những đặc điểm mang tính nguyên tắc của thể loại mà ở các thể loại văn học khác không có, đó là: tính xác thực (tái hiện những sự kiện và những con người có thật trong cuộc sống mà tác giả đã tận mắt chứng kiến ). Tất nhiên, viết ký không phải chỉ là đơn thuần ghi lại những gì mắt thấy, tai nghẹ. Người viết ký cũng phải tưởng tượng, chọn lọc và sắp xếp các sự kiện, hình ảnh, chi tiết, nhằm tạo ra những hình tượng, cảm xúc có thật.
92
Căn cứ vào hệ thống hình tượng nghệ thuật trong ký, chúng tỏi nhận thấy: ký của Xuân Diệu có ba loại nhân vật thường được nhắc tới, đó là: con người, sự vật, sự việc.
Nhân vật trong ký của Xuân Diệu, khác với nhân vật trong tác phẩm tự sự khác mà ta thường gặp (nó không có hình dáng, tính cách; không có cả những mâu thuẫn nội tâm của các nhân vật; những mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia; và đặc biệt, nhân vật không gắn liền với cốt truyện; không phải là những nhân vật thể hiện quan niệm nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn). Nhân vật trong ký của Xuân Diệu tuy không được khắc họa đầy đủ, nhưng là những nhân vật có thật của lịch sử. ở họ không có chủ nghĩa cá nhân. Những ước mơ, tình cảm đạo đức, lẽ sống, tình yêu của họ được hình thành trong mối quan hệ với Tổ quốc, dân tộc, gia đình, xã hội. Họ là những nhân vật điển hình cho một xu thế tiến bộ xã hội đang lên. Và họ xuất hiện, tồn tại cùng với lịch sử, ngoài ý muốn chủ quan của người viết. Nhimg những con người ấy đâu có đợi nhà văn tạo dựng thành những nhân vật văn học. Chính công việc, suy nghĩ của họ đã khiến nhà văn tìm đến để "cởi mở tấm lòng", phản ánh lại những điều mắt thấy tai nghe, để người đọc cùng cảm nhận, để lôi cuốn người đọc không chỉ ở giá trị thẩm mỹ, mà còn ở gia trị đạo đức; yêu mến, cảm phục, kính trọng những con người, những sự vật, hiện tượng ghi đậm dấu ấn sử thi. Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu về kiểu nhân vật trong ký của Xuân Diệu.
Kiểu nhân vật loại hình là loại nhân vật chiếm số lượng lớn trong ký của Xuân Diệu. Đây là loại nhân vật "thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của một con người hay của một loại người nhất định của một thời đại"(42, tr.158). Họ chính là những "đại chúng lính thơ, lính chiến Việt Nam; Kiều bào yêu nước" của ta ở Pháp "ngày đêm nhớ nước Việt Nam..." Cho đến những anh Vệ quốc "càng hiểu rõ vì sao anh ra trận" (25, T2, tr.260)
Những dân chúng Việt Nam, "chúng ta là một. Chúng ta là Việt nam, là nhân dân ở thành Hoàng Diệu, là những đoàn dân công tiếp vận" mỗi đêm rừng lại sáng lên...chưa bao giờ người ta thây hàng vạn bó đuốc thắp lên. Có đêm, đoàn dân công dài mười lăm cây số"(25, T2, tr. 435).
Chúng tôi có thể tìm thấy rất nhiều loại hình nhân vật kiểu này trong ký của Xuân Diệu.
Nhưng có một điểm khác là Xuân Diệu không xây dựng những nhân vật kiểu như anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi trong tác phẩm Sống như anh của Trần Đình Vân; hay chị Nguyễn Thị Út
93
trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi...họ là những con người có thật, nhưng bước vào tác phẩm, ít nhiều nhân vật cũng được nhà văn hư cấu, sáng tạo thêm, nên vẫn thiếu tính xác thực của thể loại ký. Còn ở đây, trong ký của Xuân Diệu, nhân vật có thật. Ở ngoài đời, họ là những con người điển hình trong lao động sản xuất và chiến đấu. Cái thật không chỉ hiện lên ở tên gọi, địa chỉ, công việc, mà ở tính thời sự ngấn gọn của nó. Xuân Diệu chỉ ghi lại, nhắc đến nhân vật cùng công việc, tình cảm của họ như một thông tin thời sự mới mẻ. "7 em nhỏ Phổ Phong, Phổ An, Phổ Quang bị bọn Mỹ- Thiệu "treo cổ, chôn sống" vào ngày 20 tháng 11 năm 1973; Hay "Hai vợ chồng trẻ ở Thanh Hóa tranh nhau dùng khẩu súng trường bắn máy bay Mỹ; hai bố con Ở Quảng Bình tranh nhau đi tiếp tế cho đảo cồn cỏ; chúng tôi tranh nhau phần hy sinh, phần cố gắng"(25, T2, tr. 680).
Qua những dẫn chứng trên, chúng tôi nhận thấy: khi xây dựng những nhân vật của mình trong ký, Xuân Diệu không có ý đi sâu, tìm hiểu kỹ càng về đời sống riêng tư của nhân vật, mà chỉ khái quát, khắc họa một trong những mặt đạo đức, tình cảm của nhân vật. Các khía cạnh đạo đức, tình cảm ấy không tồn tại một cách riêng lẻ, mà là một biểu hiện đẹp cho triết lý nhân đạo ở đời: sống có lý tưởng, sống vì mọi người, sống là cống hiến, là phục vụ... Lẽ đời ấy, không chỉ có ở thời bình, mà còn có ở cả trong thời chiến.
Ký của Xuân Diệu không chỉ đề cập đến con người mà còn có cả những sự kiện lịch sử.
Những sự kiện ấy cũng trở thành nhân vật, thành đối tượng phản ánh của Xuân Diệu. Đó là:
Những sự kiện lịch sử như; Từ sau 9-1939, thực dân Pháp bắt dân ta làm bia đỡ đạn, làm trâu ngựa cho chúng; Ngày Độc lập 2-9-1945, đã trở thành Đứa con Độc lập; Hà Nội, những ngày Tổng tuyển cử đầu tiên; Kỷ niệm hai mươi năm giải phóng Thủ đô...
Những sự vật lịch sử như Chiếc áo trấn thủ, Chiếc xe đạp thồ; một con đường; một vườn hoa...cũng trở thành một kiểu nhân vật mới trong ký của Xuân Diệu. Nhà văn nói về những sự kiện, sự vật lịch sử ấy như là nói về những con người cụ thể. Những con người đã bỏ công sức, giúp trí lực cùng người dân vượt qua mọi thử thách, làm nên chiến thắng "Che chống lạnh đã đành, mà cũng hầu như che chống súng đạn...chìếc áo trấn thủ Việt Nam vẫn nói tình thương yêu, tình đồng bào, tình nhân loại"(25, T2, tr.380).
94
Tóm lại, những nhân vật trong ký của Xuân Diệu, tuy chỉ dừng lại ở vài chi tiết phác thảo, nhưng những chi tiết ấy lại có giá trị rất lớn. Nó là một nhân chứng lịch sử sống động, vang vọng mãi trong lòng người đọc. Bởi vì nó là "cái sức sống đang lên. Nó bát ngát cười...nó mang dáng dấp thời đại."(25, T2, tr.414). Các nhân vật trong ký của Xuân Diệu thực chất chỉ là cái cớ để nhà nghệ sĩ cởi mở tấm lòng, cảm xúc của mình trước sự đổi thay của cuộc đời, xã hội. Nên cả trong truyện ngắn và ký, nhà văn chỉ xây dựng một kiểu nhân vật: tốt, đẹp, tích cực, tiến bộ, không có những nhân vật phản diện, xấu ...và ngay cả trong mỗi một nhân vật cũng không có những mâu thuẫn đối kháng kiểu như những nhân vật của Nam Cao; Những nhân vật thủ đoạn, ranh mãnh như trong tác phẩm của Nguyễn Tuân...Những điểm khác nhau ấy, càng thể hiện rõ phong cách cá nhân của Xuân Diệu về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3.2.2.Kết cấu:
Kết cấu là một khái niệm có tính chất phổ biến, là một trong những nhân tố quan trọng làm nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Trong thực tế, có những tác phẩm không có cốt truyện, nhưng không thể không có kết cấu. Vì vậy mà, kết cấu là điều kiện không thể thiếu của bất kỳ tác phẩm văn chương nghệ thuật nào. Nhưng không phải kết cấu nào cũng giống nhau. Kết cấu chịu sự qui định của thể loại và là yếu tố nghệ thuật nhằm bộc lộ nội dung hiện thực và tư tưởng của tác phẩm. Nên mỗi tác phẩm văn chương có một kiểu kết cấu riêng. Nhà văn tạo dựng cho tác phẩm của mình một dạng kết cấu, ngoài ý thích chủ quan của mình, còn phụ thuộc vào tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là tư tưởng chủ đề chỉ đạo sự lựa chọn dạng kết cấu thích hợp. Và thông qua kiểu kết cấu, ta hiểu được tài năng sáng tạo của nhà văn trong việc sắp xếp, hư cấu những vấn đề xảy ra trong tác phẩm. Vì vậy mà “Kết cấu là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa lô gích đời sống và chủ đích nghệ thuật của nhà văn”(94, tr.74).
Đọc ký của Xuân Diệu, chúng tôi thấy ký của ông là một thể loai tự sự, nhưng là thể loai tự sự trữ tình. Các yếu tố tự sự trong ký của nhà nghệ sĩ này được liên kết với nhau không theo cách kết cấu thông thường của một tác phẩm tự sự. Tức là kiểu kết cấu không phụ thuộc vào
"cách sắp xếp các yếu tố không gian, thời gian, địa điểm, việc tổ chức hệ thống tính cách, sự kiện, tình tiết... "(94, tr.78), mà phụ thuộc chủ yếu vào cảm xúc, tâm trạng, ý tưởng của người viết. Chính cảm xúc, tâm trạng, ý tưởng của Xuân Diệu đã tạo cho ký của ông một kết câu
95
riêng- kết cấu đan xen giữa các yếu tố tự sự và trữ tình. Vì vậy mà những tác phẩm ký của Xuân Diệu đều là tiếng nói, suy nghĩ, cảm xúc của nhà văn trước những vấn đề xảy ra trong hiện thực khách quan như: niềm vui được giải phóng, được làm người tự do, người có ích cho xã hội; niềm vui được giao cảm với vũ trụ, cuộc đời.
Xuân Diệu vốn là chàng "hoàng tử"của thi ca Việt Nam trong thời đại mới. Như ở phần trên đã trình bày, Xuân Diệu viết văn xuôi, viết ký khi mà thơ không đủ chỗ để truyền tải hết tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đối với cuộc đời mối. Và tình cảm, cảm xúc là yếu tố để Xuân Diệu thể hiện lòng mình. Thiếu nộ, những trang văn xuôi nói chung, những trang ký của Xuân Diệu nói riêng sẽ không sinh động, sẽ thiếu chất men say cuộc đời. Trong bài ký Những thành phố nứa, Xuân Diệu viết "Tôi yêu Thanh Cù ở Phú Thọ, phố chính ngắn, nhưng gọn gàng như một câu thơ đúc chữ. Hai bên hàng hiệu xinh xắn, giữa một con đường lắm cát dễ đi...Thanh Cù sạch sẽ...Thanh Cù biết điềm trang..." Rồi cứ như vậy, những cảm xúc, tâm trạng lần lượt hiện ra, kéo theo sau là sự việc, con người, mà cũng tình làm sao "Đống Năm ở Thái Bình tôi nhớ ỉắm...tôi yêu vẻ cần lao cửa nó...Phốxá cũng đượm cái vẻ nhuần nhụy của miền xuôi. Mùa xuân hôm ấy nhòe nhoẹt văng bùn, nhưng thấm tháp vào tôi" (25, T2, tr.428 ). Cách viết, kiểu kết cấu này ta có thể tìm thấy trong nhiều bài ký của Xuân Diệu.
So sánh với những bài ký của Nguyễn Tuân, ta thấy Xuân Diệu và Nguyễn Tuân đều để lại cho đời những trang ký lãng mạn, trữ tình. Nhưng cách kết cấu của họ lại khác nhau. Với Nguyễn Tuân "Sáng tác nào của ông cũng ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác, vừa dành đất cho sự liên tưởng phóng túng, táo bạo, bất ngờ. Và ông thường xuyên nhìn sự vật ờ chiều lịch sử, gắn với cả quá khứ lẫn tương lai."(80. tr.169). Có nghĩa là những trang viết lãng mạn, trữ tình của Nguyễn Tuân phải dựa trên thực tế có thật, yếu tố tự sự (cốt truyện, nhân vật).
Những yếu tố ấy dẫn dắt ngòi bút, tình cảm của tác giả...Còn Xuân Diệu thì ngược lại, mạch cảm xúc làm nên kết cấu. Mà kiểu kết cấu của thơ trữ tình này thì thật là phong phú. Khi dồn nén, khi dàn trải; nhiều khi có những đoạn như thắt, mở nút quyết liệt, mỗi khi Xuân Diệu đứng trước sự vật, sự việc. Những lúc ấy, nhà văn như trở về với chính mình- một con người mang trong lòng tình yêu lớn không ngừng nghỉ đối với cuộc đời, với con người. Nhà nghệ sĩ của chúng ta đã viết những trang ký theo kết cấu gọi tình ấy, thứ tình yêu vốn có của con người.
96
Trong Đóa hồng nhung, Xuân Diệu gọi những bông hoa ấy là "đóa hôn...cái hôn". Để diễn tả về cái hôn, Xuân Diệu dùng nhiều cách nói: khi thì so sánh "Đóa hôn như hoa lan...như hoa quỳnh; khi thì nhân hóa "Đóa hôn thích tỏa hương, thích nở vừa lúc đêm thanh"(25, T2, tr.54).
Với kiểu kết cấu này, chúng tôi thấy, đây đúng là cách thức Xuân Diệu tổ chức những hệ thống hình ảnh, cảm xúc, ý tưởng của mình để bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Xuân Diệu mượn cách nói của thơ để thể hiện những cảm xúc của mình trong ký. Ta biết rằng thơ là tiếng nói của những trạng thái tình cảm bị hưng phấn, nên giàu cảm xúc, ý tưởng. Vì thế mà, những sự kiện, hành động, tính cách...vốn có trong tác phẩm tự sự, tác phẩm văn xuôi thì nay được thay thế bằng những hình ảnh nghệ thuật biểu đạt ý tưởng; qua hàng loạt những biện pháp nghệ thuật tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ...Việc liên kết các hình ảnh, cảm xúc, ý tưởng trong kết cấu của tác phẩm thơ, nhằm tìm đến tiếng nói đồng cảm, sự giao thoa những cảm xúc trữ tình giữa tâm hồn nhà nghệ sĩ với sự vật, sự việc. Nên cảm xúc trước Tiếng chuông nhà thờ, Đời trẻ, Tổ Quốc...đã giúp Xuân Diệu thể hiện được lòng mình: Tấm lòng yêu đời, say đời, ca ngợi cuộc sống, con người mới. Dạng kết cấu này hay hơn, phù hợp hơn kết cấu của tác phẩm tự sự. Bởi chất tình, cảm xúc luôn luôn nhiều hơn, sâu sắc hơn, bao trùm hơn các sự kiện. Nó chính là tiếng nói tình cảm gọi tình cảm.
Kết cấu trong ký của Xuân Diệu, biểu hiện tài năng sáng tạo của nhà văn. Dù kết cấu theo kiểu nào, thì trong từng bài ký, kết cấu cũng khá chặt chẽ. Trong mỗi tác phẩm, Xuân Diệu nói nhiều sự kiện, nhưng tất cả đều tập trung hướng vào chủ đề. Bởi ký của ông không chỉ đơn thuần ghi chép người thực, việc thực mà Xuân Diệu muốn gửi vào đó cả những trạng thái, suy nghĩ thật của mình, của thế hệ mình. Vì vậy mà những trang ký Xuân Diệu có thể ở chỗ này, chỗ kia người đọc chưa nhất trí, chưa đồng cảm, nhưng chắc chắn một điều rằng ký của Xuân Diệu mang dấu ấn sử thi...những trang ký ấy đã không ít thì nhiều cũng có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu của dân tộc ta .