CHƯƠNG 2: TRUYỆN NGẮN CỦA XUÂN DIỆU
2.1. C ẢM HỨNG, ĐỀ TÀI VÀ CHỦ ĐỀ
2.1.2. Đề tài và chủ đề
Gắn liền với cảm hứng đó, đề tài trong truyện ngắn của Xuân Diệu chỉ là cái cớ để ông giãi bày tình cảm, là một phương diện khách quan của nội dung tác phẩm. Vì vậy mà một hiện tượng nào đó của hiện thực khách quan tác động đến Xuân Diệu, nó trở thành cảm xúc trước rồi mới thành đề tài. ở điểm này, Xuân Diệu khác với một số nhà văn cùng thời. Những nhà
57
văn ấy, họ coi đề tài là đối tượng nhận thức, đối tượng thể hiện( biểu hiện ở các mặt như nhận thức về đề tài,
Ở hệ thống đề tài chủ chốt xuyên suốt trong qúa trình sáng tác). Chẳng hạn như Nam Cao, nhà văn hiện thực đã xây dựng cho mình những hệ thống đề tài về người nông dân nghèo, người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Còn Xuân Diệu, ta khó có thể tìm thấy một loai đề tài nào như vậy trong sáng tác văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng của ông. Và truyện ngắn là
"mảnh đất màu mỡ" để người nghệ sĩ ấy gieo trồng đủ loại cây. Mỗi cây, vài cây là một loại đề tài. Mỗi loại đề tài lại mang một sắc mầu riêng cùng tồn tại trong một thời khắc lịch sử. Đọc truyện ngắn của Xuân Diệu, chúng tôi phân ra làm 4 loại đề tài sau:
- Đề tài về cái nghèo trong Thương vay, Cái hỏa lò.
- Đề tài về số phận trong Đứa ăn mày, Chó mèo hoang, Cái giường.
- Đề tài về cuộc sống hiện tại và tương lai trong Tỏa nhị kiều, Người học trò tốt, Một cuộc hành hình.
- Đề tài về cái đẹp trong tình yêu như Cái giây, Cái giây không đứt, Thư tình mùa thu; Trong thiên nhiên như Bà chúa vinh quang, Suối cả vàng, Suối tóc đẹp; Trong con người như Thân thể, Người lệ ngọc.
Thông qua các kiểu đề tài, chúng tôi thấy cách khai thác và thể hiện đề tài của Xuân Diệu rất khác người. Nếu các nhà văn xuôi khác chú trọng khai thác, làm giàu cho đề tài bằng yếu tố tự sự như cốt truyện, nhân vật, bằng cảm nhận khách quan... để từ đó bày tỏ quan điểm chủ quan của mình, thì ngược lại, Xuân Diệu thể hiện đề tài qua tâm trạng trữ tình. Nhà nghệ sĩ của chúng ta lấy quan điểm chủ quan của mình để thể hiện cảm nhận khách quan. Ở đây, tình cảm, cảm xúc là yếu tố đầu tiên để nuôi dưỡng đề tài. Dĩ nhiên mỗi nhà văn đều chọn cho mình một cách đi riêng để đến với nghệ thuật. Xuân Diệu thì lại thích lội ngược dòng nước để thỏa nguyện ý thích của mình; để "tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác"(88, tr.10).
Đề tài trong truyện ngắn của Xuân Diệu tuy không mới nhưng lại có một ý nghĩa xã hội nhất định, đặc biệt là đề tài nói về cái nghèo; về một số phận; về cuộc sống hiện tại và tương lai. Ở đây, Xuân Diệu không nhân danh một quan điểm đạo đức nào, để thuyết giảng một bài học luân lý, mà chính ánh sáng của tâm hồn, tấm lòng nhà văn như hiện ra ngày một rõ qua
58
từng trang văn. Đó là những tác phẩm lời ít mà ý nhiều, rất đời thường mà nghĩa cử cao đẹp.
Xuân Diệu đã phát hiện ra cái bất bình thường trong sự việc rất đỗi đời thường. Một cuộc đời của Quỳnh và Giao, sinh ra trong một "gia đình họ đông đúc thế, và cũng là khá đủ tiền bạc"
thế mà chẳng hiểu sao, Xuân Diệu lại "Cảm thấy rõ rệt sự mờ nhạt của cuộc đời, khi trông thấy hai cô". Bởi lẽ "hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm ...hai cô là hai cô gái, chỉ biết buồn mờ, buồn lặng, nhưng buồn lâu, Hai cô là hai cánh đồng" (25, T2, tr.110 ).
Hay trong truyện Một cuộc hành hình, nào có tù tội chém giết gì nhau; nào có pháp trường, án chém gì đâu mà cũng có đao phủ "Tên nô lệ, mắt quắc như cầm dao giết người; có ả Phiến "Ả đã cho hắn ăn bùa mê, hắn chỉ sống vì ả." và "Từ địa vị một người tự do, họ tự bó tay chân làm tù tội... thôi lo cúi đầu ở dưới xích, chẳng dám quật quấy gì nữa, chỉ mong có một chút sỉ nhục mà ngậm cho mau để con quỉ đen nó khỏi hành hình.”(26, tr. 127). Câu chuyện đơn giản, nhưng lại là những hồi chuông cảnh tỉnh những ai đàm mê thứ của chết người ấy
"Trên giường, một cái khay đặt đó, chứa những đồ đạc giải phẫu, cái móc để móc ruột già, cái kéo để cắt hơi thở, cái nạo để cào dạ dầy ; cái nồi để nấu thời gian, cái tẩu để hút sinh khí...Máu huyết của vợ con hay cha mẹ đựng trong một cái ngao con; đồng tiền liền khúc ruột của gia đình chạy vào nằm trong cái ao tẻo teo mà ghê gớm ấy" (26. tr.127).
Hoặc số phận của một đồ vật: Cái giường, câu chuyện tưởng như không có gì để nói. Thế mà bằng kiểu"tự truyện", Xuân Diệu đã hóa thân mình vào đồ vật, để nói lên những điều thầm kín nhất, tựa như những câu chuyện kể về đồ vật đầy dụng ý giáo dục, khuyên bảo.
Vấn đề đặt ra là, phải chăng Xuân Diệu qua đề tài của mình muốn thoát li hiện thực? để trốn vào thế giới thần tiên, của quá khứ, của lạc thú tình yêu? để thỏa mãn cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa? Trong khi những nhà thơ, nhà văn cách mạng như Tố Hữu...cùng thời với Xuân Diệu lại hướng đến những vấn đề trọng yếu của xã hội lúc bấy giờ như cuộc đấu tranh giai cấp ...?
Không phải ! Xuân Diệu tuy là nhà nghệ sĩ theo trường phái lãng mạn, nhưng trong văn xuôi, Xuân Diệu không thoát ly hiện thực. Việc nhà văn chọn đề tài này chứ không phải là đề tài khác chính là thể hiện tính khuynh hướng trong tư tưởng của mình. Những đề tài trong truyện ngắn của Xuân Diệu mang dấu ấn của đời sống khách quan, dấu ấn chủ quan của nhà văn.
Xuân Diệu thích những cái mà bản thân quan tâm và cảm xúc. Những Nam Cao, Ngô Tất Tố...
đã trở thành những bậc thầy của sáng tạo nghệ thuật. Họ đã xây dựng được những nhân vật
59
điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Truyện ngắn của Xuân Diệu chưa làm được điều này, nhưng không vì thế mà nói rằng Xuân Diệu thoát ly hiện thực. Ta biết rằng, cống hiến làm đẹp cho đời có nhiều cách khác nhau. Xuân Diệu đi theo con đường của riêng mình, âu cũng là một sự đóng góp thiết thực cho cuộc sống xã hội.
Vì những lẽ trên, chúng tôi thấy đề tài trong truyện ngắn của Xuân Diệu không phải là cả một hệ thống các hiện tượng đời sống liên quan với nhau, mà là một kiểu đề tài tâm trạng; ít chú ý đến nhân vật, sự phát triển tính cách, những mâu thuẫn nội tại, nhưng lại chú trọng cảm xúc, lấy cảm xúc làm yếu tố dựng truyện. Nên truyện ngắn của Xuân Diệu như một bài ký hơn là một tác phẩm truyện ngắn.
Những đề tài mà Xuân Diệu quan tâm là những đề tài gắn bó với sinh hoạt của tầng lớp trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu. Ở đó xuất hiện hàng loạt nhân vật nam thanh nữ tú: chàng họa sĩ, hai người ngọc Quỳnh và Giao, cặp uyên ương Chi và Tịnh. Hay nhà văn có nói tới cuộc sống nghèo của Sơn, Siêu, nhưng cuộc sống đó không đến nỗi cơ cực như ta vẫn thường gặp trong các sáng tác hiện thực cùng thời và nhiều khi là một quan điểm thẩm mỹ về tình yêu, về cái đẹp như thân thể, suối, núi, cánh rừng... Đặc biệt là khó có thể tìm thấy một hình ảnh, một chi tiết nào thật cụ thể về những con người lam lũ, bần hàn như trong những tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. Có chăng chỉ là thằng Miêng tong Đứa ăn mày, Bà lão trong Thương vay...Nhưng những con người ấy chưa đủ để làm một giai cấp, một lớp người khác với Xuân Diệu.
Truyện ngắn của Xuân Diệu hướng đến các đề tài thường gặp trong văn học, chưa phải là những vấn đề xã hội đang quan tâm. Tuy chỉ là một khía cạnh nhỏ của cuộc sống, nhưng đề tài trong truyện ngắn Xuân Diệu cũng đủ để lắng đọng tâm hồn. Chung quanh ta có biết bao điều cần nói, cần quan tâm. Mỗi một phát hiện nhỏ vẫn có giá trị làm đẹp cho đời. Đề tài trong truyện ngắn của Xuân Diệu không đi ra ngoài mục đích ấy.
Truyện ngắn của Xuân Diệu không nhiều, không đồ sộ như của một số truyện của các nhà văn cùng thời. Và thậm chí, truyện ngắn của Xuân Diệu cũng chưa xây dựng được hệ thống nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình như trong truyện ngắn của Nam Cao, của Thạch Lam... Mặc dù truyện ngắn của Xuân Diệu đề cập đến nhiều loại nhân vật, thuộc đủ loại thành phần xã hội: thanh niên, học sinh, sinh viên, dân nghèo. Nhưng những nhân vật ấy mới chỉ
60
dừng lại ở những biểu hiện của cảm xúc trữ tình chứ chưa phải là những nhân vật của sự, của việc.
Nhưng dù sao, truyện ngắn của Xuân Diệu cũng thể hiện được hệ thống chủ đề tác phẩm, qua hàng loạt những hình tượng nghệ thuật như:
-Hình tượng nghệ thuật về thiên nhiên: Phấn thông vàng, Suối cá vàng, Suối tóc đẹp, -Hình tượng nghệ thuật về con người: Đứa ăn mày, Tỏa nhị kiều, Thân Thể, Thương vay, Người học trò tốt, Một cuộc hành hình.
-Hình tượng nghệ thuật về đồ vật: Cái giường, Cái giây, Cái hỏa lò, Thư tình mùa thu. Có thể thấy, mỗi tác phẩm truyện ngắn của Xuân Diệu, dù thuộc kiểu hình tượng nghệ thuật nào, đều tập trung phản ánh một hệ thống chủ đề chính là: tình yêu cuộc sống, niềm tin, lòng nhân ái. Bởi lẽ các tác phẩm đều hướng về con người, lấy con người làm trung tâm và phục vụ con người.
Từ hệ thống chủ đề của các tác phẩm truyện ngắn, ta hiểu thêm về người thi sĩ Xuân Diệu- Một con người yêu đời, say với đời, sống toàn tâm cho cuộc sống, cho con người với một tấm lòng, một trái tim nhân bản tiến bộ. Cái giường trong Truyện cái giường chỉ là một vật vô tri, một đồ vật như bao đồ vật khác quanh ta, thế mà Xuân Diệu chỉ trọn cái giường để miêu tả, bởi lẽ "Cái bàn nào, cái tủ nào bì được Cái giường ! Cái bàn thì khô khan, cái tủ thì trưởng giả, cái bàn học giữ vẻ lạnh lùng cửa những chồng sách nặng; cái bàn ăn mang vẻ thô bỉ của cá thịt; cái tử thì cao ngông nghênh và có thói tư bản, khư khư giữ chặt quần áo, bạc vàng. Cái hòm, cái rương cũng đồng mang những khối bụng to tướng tham lam ...Chứ cái giường, Ô chao ! còn gì thân mật, ấm cúng, ái ân hơn"(25, T2, tr.130).
Điều đó cho thấy, bằng trí tưởng tượng, hóa thân mình vào sự vật, Xuân Diệu đã thổi vào đó sự sống, niềm tin, niềm khát khao được sông, được cống hiến, được giao cảm với đời "Trời ơi, chịu sao nổi cảnh hiu quạnh dường này!Dầu gãy, dầu hư, tôi vẫn mong được loài người đụng chạm. Tôi, xưa kia đã từng nâng da, đỡ thịt, tôi đã nhận sự sống của loài người lây qua mình tôi. Mà bây giờ không có sự gần gụi của người. Thực là cô đơn vắng vẻ”(25, T2, tr.l25).
Trong truyện ngắn của Xuân Diệu, chủ đề được thể hiện qua hai con đường sau:
61
Chủ đề bộc lộ trực tiếp qua nhan đề tác phẩm: Với kiểu bộc lộ này, người đọc sẽ hiểu ngay nội dung tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả ngay từ đầu truyện. Đó là những truyện như Thương vay; Tỏa nhị kiều; Chó mèo hoang; Đứa ăn mày. Ở những truyện này, Xuân Diệu không giống Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh... Họ là những nhà văn thường giấu tình cảm của mình qua cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật'hay trực tiếp phát ngôn qua nhân vật.
Chẳng hạn trong Hai đứa trẻ, cái "tôi" của Thạch lam được giãi bày qua khung thời gian, không gian; qua nhận thức của các nhân vật Liên, An "Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đì lại tìm tòi...Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”(101, tr.155). Riêng Xuân Diệu lại muốn bộc lộ ngay, trực tiếp dòng cảm xúc, dưới cái nhìn, tâm trạng của nhân vật"tôi". Trong phần phụ lục Ì (thống kê một số từ dùng để chỉ nhân vật), chúng tôi nhận thấy:
Truyện Thương vay chỉ có 8 trang, nhưng có tới 76 từ "tôi".
Truyện Cái giường có 10 trang, và có 75 từ "tôi".
Truyện Tỏa nhị kiềucó 8 trang, đã có 86 từ "tôi" được nhắc đến.
Dù sao thì kiểu bộc lộ chủ đề này cũng giúp ta hiểu thêm về tình cảm của tác giả, hiểu phần nào những vấn đề của cuộc sống xã hội lúc bấy giờ. Tuy chưa đi sâu vào những chi tiết, chưa tỉ mỉ kể lể, nhưng Xuân Diệu đã bắt nhịp được vào cuộc sống xã hội- cuộc sống u uất, bế tắc tràn ngập cả không gian, thời gian. Cuộc sống ấy tích tụ lại không phải để sáng lên mà để chìm vào trong ảo não thê lương. Ngòi bút của Xuân Diệu đã bắt nhịp với nhịp đập của trái tim, đã hướng đến một chủ nghĩa nhân văn cao cả lìíc bấy giờ cùng với Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Nam Cao...
Chủ đề bộc lộ qua lời phát biểu trực tiếp của tác giả: Kiểu chủ đề này được thể hiện qua những chuyện ca ngợi về thiên nhiên, về tình yêu cuộc sông và con người như: Phấn thông vàng, Suối cá vàng, Suôi tóc đẹp, Bà chúa vinh quang... Ở đây Xuân Diệu không bày tỏ trực tiếp tình cảm của mình dưới cái "tôi", mà bày tỏ gián tiếp qua nhân vật chính của truyện (chàng họa sĩ, suối, nàng, công nương, anh Hứa, em Thu, anh Tư...). Chủ đề ở đây được thể hiện qua việc giải quyết số phận nhân vật. Trong truyện Người học trò tốt, ý chí, nghị lực của anh Tư chính là "Học để mà hành. Làm, làm một việc gì trong xã hội.", thế rồi cuối cùng nhận thấy
62
"chàng đã theo danh hay theo lợi? Theo tiếng gọi mãnh liệt của sách vở, hay tiếng kêu gấp rút cửa...cửa cái gì đây? Chàng khống biết vui sướng hay sao? Bí mật ! Người ta kinh hãi trước sự khó hiểu. Sao Tư chẳng sống đi, tiêu tiền đi, chơi bời đi ! Người ta không tin rằng cổ thể có lỉnh hồn vô lý ấy."(25, T2, tr.38). Hoặc một đoạn khác trong Một cuộc hành hình cũng vậy
"Từ địa vị một người tự do, họ tự bó tay bó chân làm tên tù tội. Đang hừ thở không khí hồn nhiên sung sướng, đang qua lại thênh thang, chằng trói buộc một cái gì, họ đã vì sự vô minh mà đùa với ma quỉ" (26, tr.129).
Trong kiểu bộc lộ chủ đề này, mặc dù Xuân Diệu đã khá khách quan để dựng chuyện, nhưng vẫn không tránh khỏi những suy nghĩ chủ quan của cái "tôi" trữ tình, qua lời phát biểu trực tiếp của tác giả. Đây cũng là một hạn chế của Xuân Diệu trong những sáng tác văn xuôi - truyện ngắn trước Cách mạng Tháng Tám.