B ộc lộ cái "tôi" nội tâm của người nghệ sĩ

Một phần của tài liệu văn xuôi nghệ thuật của xuân diệu (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI CỦA MỘT NHÀ THƠ

1.2. VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU MANG TÂM HỒN LÃNG MẠN CỦA NHÀ THƠ

1.2.4. B ộc lộ cái "tôi" nội tâm của người nghệ sĩ

Trong các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu, cái "tôi" nội tâm được vận dụng, thể hiện tối đa và rất được Xuân Diệu coi trọng, ở đây, các yếu tố tình tiết, sự kiện, nhân vật được hình thành trên mạch vận động của cảm xúc, của các động thái tâm lý. Qua cái cảm, cái nghĩ của Xuân Diệu, cuộc sống được hiện dần lên trong chiều sâu bản chất của nổ. Đây chính là cái "tôi" nội tâm mà Xuân Diệu thể hiện trong sáng tác thơ. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, của cảm xúc. Việc mượn cách nói của cái "tôi" trong thơ, đã giúp cho Xuân Diệu viết thành công văn xuôi nghệ thuật. Đúng như Nietzsche đã nói "chất liệu của cuộc đời và cảm xúc cửa tác giả đã luyện thành một thứ hợp kim nhuyễn từng phân tử" qua những gì nhà văn biểu hiện . Xuân Diệu đã thổi vào tác phẩm của mình những cảm giác, những ấn tượng chứa chất dồn nén trong lòng mình một cách rung động và thiết tha nhất. Vì vậy mà có những tác phẩm văn xuôi -

45

ký, truyện của Xuân Diệu, chúng tôi thấy cái "tôi" nội tâm lấn át tất cả. Nó như là những bài thơ văn xuôi thì đúng hơn. Xuân Diệu đã viết văn xuôi như người làm thơ.

Cái "tôi" nội tâm của Xuân Diệu có nhiều cung bậc khác nhau; vừa có cái chung, vừa có nét riêng đặc thù. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nó là cái "tôi" cá nhân có phần tội nghiệp, riêng lẻ. Ở một góc độ nào đó, cái "tôi" của Xuân Diệu lúc này giống với cái "tôi" của Hồ Dzếnh trong Sáng trăng suông. Đó là cái tôi của sự ưa thích quay về dĩ vãng, để cho những nỗi niềm đau khổ trỗi dậy để mà tiếc hận thấm thìa. Đặc biệt là các nhân vật được nhà văn miêu tả đều sinh động và mang một bản ngã riêng, dù là người hay là vật đều phải chịu đựng đau khổ, cái khổ ấn tượng nhất là cái khổ về tinh thần. Từ chàng họa sĩ trong Phấn thông vàng đến

"cái bóng" của bà cụ trong Thương vay; hoặc mẹ của Siêu, chị Bốn Nhữ trong Cái hỏa lò... có khác chăng là Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở chuyện mình, chuyện người mà còn nói cả đến chuyện vật (cái giường, cái dây, con chó, con mèo, cái hỏa lò...). Ở các nhân vật này, cái "tôi"

nội tâm như có hồn hơn, nó làm người ta khi đọc xong phải ngẫm lại sự đời xung quanh mình, để mà tự hối hận vì đã có lúc mình thờ ơ với nó "Cái giường ! vật bằng gỗ nhưng xứ bằng mơ, chia nửa đời với con người, nhận biết bao nhiêu sự sống"(25, T2, tr.l32-133).

Chính cái "tôi" nội cảm đã dẫn dắt tác phẩm, đã đưa người đọc đến bến bờ của sự chia sẻ, âu lo với cuộc đời còn nhiều khốn khó.

Sau Cách mạng Tháng Tám, cái "tôi" nội tâm của Xuân Diệu thành cái "ta" chung. Nhưng cái "ta" ấy cũng là cái tâm cái hồn riêng của Xuân Diệu gởi đất trời này. Không dừng lại ở chuyện quá khứ, Xuân Diệu sống với hiện tại, nói về hiện tại và tương lai với một trọng trách riêng: trọng trách làm người, làm người cách mạng. Nhưng không phải vì thế mà chất thơ, chất lãng mạn yêu đời nguội lạnh. Trái lại được nhìn với góc độ lớn hơn như một nhân chứng lịch sử của thời hiện đại. ơ đây Xuân Diệu gặp tiêng nói chung với Nguyên Tuân- một nghệ sĩ tài ba của thể văn tuỳ bút. Họ đi khắp nơi như để thoa chí tang bồng. Họ viết nhiều, viết khỏe. Hầu như ở đâu, họ cũng có tác phẩm (tới Hung- Ga- Ri, Xuân Diệu viết Ký sự thăm nước Hung, tới Liên Xô, Nguyễn Tuân viết tuy bút Ớ- đét- xa"). Cả hai nghệ sĩ đều mượn cái "tôi" của mình để giãi bày tâm tình về một vấn đề chung.

Nhưng cái "tôi" trong văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu luôn hiện diện và hoa thân đằng sau những trang viết đầy ắp ấn tượng, kỉ niệm với những lời bộc bạch chân tình. Đây là cảm

46

xúc của Xuân Diệu khi tới Thăm một làng miền Bắc nước Hung "Chúng tôi đã chọn đến thăm một hợp tác xã trung bình ở một làng khá xa xôi, trái nẻo; chọn một làng như vậy, để cho thấy gần điều kiện nước ta hơn, thấy những khó khăn nông thôn đang phải vượt"(25, T2, tr.319).

Còn đây là cảm xúc của Nguyễn Tuân khi tới Ô- đét- xa "Tôi bước lên tàu bay một mình trở về Mạc Tư Khoa... bay trong bầu mây anh em, bỏ lại sau mình Ô-đét-xa thành phố anh hùng nơi phương Nam, mà tôi cứ tưởng như cồn bồng bềnh trên sóng bể Hắc Hải... Nó có cái gì giống như ở quê nhà, mỗi lần đi làm việc xong ở các tỉnh lẻ huyện xa mà trở về Hà Nội, thì thấy hình như Thủ đô mình có phần đậm đà sinh sắc hơn lên" (122, tr.299).

Hai đoạn văn, hai cách biểu lộ tình cảm, hai cái "tôi" nội tâm... tất cả như hoa quyện vào nhau, làm thắm thêm tình cảm Quốc tế. Xuân Diệu đã để lộ tình cảm của mình ngay từ đầu bài viết. Và cứ thế, dòng cảm xúc dẫn lối chỉ đường đã giúp bài ký không còn khô khan, kể lể, người đọc như cùng được sống trong nỗi niềĩĩi riêng ấy của chàng thi sĩ - xa nước, nhớ nước;

thấy người, nhớ nhà; những cách ngăn không còn và nhường chỗ cho tình thương mến, nỗi yêu đời.

Có thể thấy, cái "tôi" nội tâm của Xuân Diệu có phần giống với cái "tôi" của Thạch Lam ở chỗ cái "tôi" ấy ít hành động, đầy nội tâm và hướng đến nội tâm, cảm giác. Chỉ có điều là cái

"tôi" nội tâm của Xuân Diệu thể hiện ở ngay nhân vật trữ tình, chứ không phải ở những nhân vật cụ thể như của Thạch Lam. Cái "tôi" nội tâm của Xuân Diệu đã trở thành yếu tố hàng đầu, yếu tố chủ đạo trong chỉnh thể nghệ thuật của ông. Bởi cái "tôi" ấy làm cho ngòi bút của Xuân Diệu thêm bay bổng, lãng mạn; cái "tôi" ấy không chỉ bao quát được những điều cụ thể, chính yếu, mà còn làm đẹp thêm tình đất, tình người, xua tan mau, làm dịu đi bao nỗi vất vả cực nhọc của đời sống thường nhật. Hãy đọc một đoạn trong bài ký Những ngày rộng lớn ở quê Nam, về miền đất "Vạn Gò Bồi tôi đã sinh ra ở đó. Ghe bàu chở mắm từ Phan Thiết ra bán, những cột buồm chen nhau san sát bở sông, mùi mắm, mùi nước mắm... thấy hôi, mà chỉ thấy đậm đà quyến luyến"(25, T4, tr.554).

47

Một phần của tài liệu văn xuôi nghệ thuật của xuân diệu (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)