M ột số khái niệm cơ bản của đề tài

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường thpt tỉnh bình dương (Trang 23 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

1.2. M ột số khái niệm cơ bản của đề tài

Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được qui luật, vận động theo qui luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:

- Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam năm 1998, quản lý được định nghĩa là: tổ chức, điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.[37]

- Quản lý giáo dục được hiểu là một hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.[18]

- Theo Harold Koolz: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó là hiểu được rằng học đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. [10]

- Theo C.Marx: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[4]

- Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt nói: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.[27]

- Theo Bùi Minh Hiển: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

[12]

Với những định nghĩa trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:

- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý.

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.

- Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với qui luật khách quan.

- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con người hoặc nhiều người, giới vô sinh hoặc giới sinh vật.

- Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội

Từ những ý chung của các định nghĩa, ta hiểu theo nghĩa chung nhất là:

“Quản lý là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục đích nhất định”.[15]

1.2.2.Hoạt động

Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.[37] Hoạt động giữa nhà trường và gia đình là những việc làm có sự thống nhất chung và mối liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục.

1.2.3. Phối hợp

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam năm 1998, phối hợp là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau.[37]

Sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh được hiểu là các thầy cô trong trường và cha mẹ học sinh có sự hợp tác, cùng thống nhất hành động và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. Công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh xét trong đề tài này được giới hạn là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. Chủ thể phối hợp là hiệu trưởng (phạm vi toàn trường), giáo viên chủ nhiệm (từng lớp) và cha mẹ học sinh (kể cả tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh).

1.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là một trong những nội dung quản lý nhà trường của nhà quản lý, đó là những tác động có ý thức của nhà quản lý nhằm định hướng, tổ chức, điều khiển và kiểm tra quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh đúng với nguyên lý giáo dục, phương pháp giáo dục, đảm bảo nguyên tắc quản lý về giáo dục làm cho chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Đó là hoạt động lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động, kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học trong công tác giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường thpt tỉnh bình dương (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)