Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG
2.3. Th ực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình Dương (theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên)
2.3.1. Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên
Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Các hoạt động TB ĐLTC Thứ
bậc Nhà trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho
gia đình học sinh kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.
2,68 0,56 1 HT làm cho phụ huynh nắm được mục đích giáo dục nói
chung và mục tiêu của trường nói riêng. 2,56 0,59 2 Nhà trường và gia đình thống nhất các nội dung, biện
pháp, hình thức, yêu cầu cụ thể cho việc giáo dục, học tập, rèn luyện học sinh.
2,55 0,57 3 HT giới thiệu cho phụ huynh đặc điểm, yêu cầu, chương
trình, kế hoạch giáo dục của trường và lớp nơi học sinh đang theo học.
2,41 0,64 4 HT tạo điều kiện cho phụ huynh nhận thức vai trò quan
trọng của hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường. 2,39 0,62 5 HT đề nghị sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh cho các hoạt
động của học sinh nhằm chăm lo xây dựng cơ sở vật chất của trường, lớp nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh được thuận lợi, hiệu quả.
2,38 0,68 6
HT chủ động lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
2,35 0,61 7 HT tư vấn cho các bậc cha mẹ kiến thức về tâm lý học,
giáo dục học, bồi dưỡng phương pháp giáo dục gia đình cho cha mẹ học sinh.
2,02 0,61 8 HT mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp và các hoạt động của cha mẹ học sinh do trường tổ chức.
1,86 0,70 9
Chúng tôi nhận thấy 3 nội dung được lựa chọn nhiều nhất với thứ bậc cao nhất từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 3 đó là: nhà trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho gia đình học sinh kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học sinh, đây là nội dung được các trường THPT của tỉnh Bình Dương thực hiện thường xuyên và duy trì nhiều năm. Đó là tín hiệu đáng mừng vì cha mẹ học sinh nắm được quá trình học tập và rèn luyện của con em mình, để có những biện pháp phối hợp giáo dục một các hiệu quả.
Hiệu trưởng làm cho phụ huynh nắm được mục đích giáo dục nói chung và mục tiêu của trường nói riêng, Hiệu trưởng là người đại diện cao nhất của nhà trường giới thiệu những đặc điểm, yêu cầu, chương trình kế hoạch cho cha mẹ nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường.
Nhà trường và gia đình thống nhất các nội dung, biện pháp, hình thức, yêu cầu cụ thể cho việc giáo dục, học tập, rèn luyện học sinh nhằm đạt được sự thống nhất hết sức cần thiết giữa nhà trường và gia đình để tăng cường chất lượng giáo dục học sinh.
Bên cạnh đó, những nội dung được đánh giá thấp nhất từ thứ bậc 7 đến thứ bậc 9 như: HT chủ động lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tư vấn cho các bậc cha mẹ kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, bồi dưỡng phương pháp giáo dục gia đình cho cha mẹ học sinh và mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động của cha mẹ học sinh do trường tổ chức không được đánh giá cao trong hoạt động phối hợp, chưa được thực hiện thường xuyên và chưa thể hiện được hoạt động tuyên truyền cũng như các kỹ năng tư vấn về phương pháp giáo dục cho cha mẹ học sinh. Thực tế các trường THPT của tỉnh Bình Dương hiệu trưởng chưa chủ động cung cấp cho cha mẹ học sinh các kiến thức giáo dục gia đình và tạo được các hoạt động giáo dục thiết thực bổ ích để thu hút
gia đình tham gia các hoạt động ngoại khóa. Điều này cần được nhà trường và gia đình khắc phục để quá trình phối hợp được toàn diện.
Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình TB ĐLTC Thứ bậc Phối hợp giáo dục thông qua sổ liên lạc: ghi rõ kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh cùng với nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt những kiến nghị của giáo viên chủ nhiệm đối với gia đình học sinh trong việc phối hợp giáo dục học sinh.
2,65 0,57 1
HT đóng vai trò chủ đạo trong công tác điều hành các lực lượng tham gia như giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên…
2,61 0,61 2 Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức định kỳ
các cuộc họp cha mẹ học sinh giúp cha mẹ học sinh nắm được kế hoạch học tập của con cái trong năm học và nhà trường tổng kết công tác phối hợp nhằm thực hiện tốt hơn công tác giáo dục.
2,57 0,59 3
Phối hợp giáo dục thông qua sổ liên lạc, gia đình cũng cần phản hồi những ý kiến và góp ý của mình cho nhà trường.
2,54 0,61 4 Giáo viên chủ nhiệm chủ động trao đổi với gia đình học
sinh qua thư từ, điện thoại và email…thường xuyên mời cha mẹ học sinh đến trường để trao đổi trực tiếp và bàn biện pháp giáo dục học sinh.
2,54 0,60 5
Phát huy sức mạnh tập thể của cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường.
Thông qua đó, nhà trường sẽ tiếp thu các đóng góp ý kiến, chủ trương, biện pháp giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh.
2,33 0,63 6
Phối hợp thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức đại diện cho cha mẹ học sinh tham gia công tác giáo dục một cách có tổ chức,
2,31 0,60 7 Nhà trường qui định nhiệm vụ đối với từng lực lượng
tham gia, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm. 2,26 0,70 8 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình bằng văn bản chỉ
đạo từ các cuộc hội giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. 2,25 0,68 9 Nhà trường có kế hoạch kiểm tra đánh giá và rút kinh
nghiệm trong hoạt động phối hợp với gia đình. 2,19 0,68 10 HT triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên như Luật
giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, văn bản về thống nhất kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
2,16 0,67 11
Nhà trường tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm với đề tài giao tiếp với cha mẹ học sinh, hoạt động phối hợp với gia đình học sinh, biện pháp phối hợp giáo dục học sinh.
2,16 0,67 12
Tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tìm hiểu học sinh và qua trao đổi bàn bạc giúp cha mẹ học sinh làm tốt việc giáo dục con cái
2,15 0,58 13 Khi tổ chức thăm gia đình học sinh cần phải có kế hoạch,
xác định rõ mục đích, nội dung, yêu cầu của cuộc gặp và thông báo đến phụ huynh học sinh, tránh những tình huống khó xử có thể xảy ra.
2,15 0,68 14
Tuyên truyền cho giáo viên và cha mẹ học sinh về các
hoạt động giáo dục. 2,15 0,67 15
Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, câu lạc bộ, hội thảo để phổ biến các tri thức khoa học về khoa học giáo dục, về các phương pháp giáo dục tiến bộ trong gia đình cho cha mẹ học sinh nghe.
1,93 0,71 16
Qua các ý kiến khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã thực hiện được các cách thức phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Những nội dung được phối hợp thường xuyên như thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cùng với nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, những kiến nghị của giáo viên chủ nhiệm đối với gia đình học sinh. Thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức định kì các cuộc họp được đánh giá cao và thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả.
Những nội dung sau được không thực hiện thường xuyên như: Tổ chức thăm gia đình học sinh phải có kế hoạch, xác định rõ mục đích, nội dung, trao đổi bàn bạc giúp cha mẹ học sinh làm tốt việc giáo dục con cái, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề. Vì vậy các cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Bình Dương cần tăng cường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm gia đình học sinh, đề ra kế hoạch với những nội dung phong phú, phù hợp với từng nhà trường để thực hiện sự phối hợp nhà trường – gia đình tốt hơn. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận thức đúng khi tổ chức thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh, họ thường xem việc liên lạc với phụ huynh như là một biện pháp trừng phạt khi học sinh có lỗi hoặc xem việc liên lạc với phụ huynh đơn thuần là để thông tin một chiều những sai phạm của học sinh trong trường học. Quan điểm và cách làm này đã làm hạn chế rất nhiều hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh, đồng thời làm giảm hiệu quả giáo dục.
Tóm lại, qua ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng tính cần thiết trong công tác phối hợp nhà trường – gia đình chưa được đánh giá cao và thực hiện không đầy đủ, thường xuyên, điều này làm cho chất lượng hoạt động phối hợp ở các trường THPT của tỉnh Bình Dương chưa tốt. Vì vậy, cán bộ quản lý cần tuyên truyền, đề ra kế hoạch cụ thể cho các giáo viên, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện một các nghiêm túc, tăng
cường tổ chức các hội thảo chuyên đề giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp.
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh
Do hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh có các hoạt động theo chức năng quản lý, nên các hoạt động được xem xét từng phần:
Bảng 2.3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh - Xây dựng kế hoạch phối hợp
Xây dựng kế hoạch phối hợp TB ĐLTC Thứ bậc Kế hoạch phải có những biện pháp cụ thể, cần đề ra
những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm 2,36 0,72 1 Nhà trường chủ động thực hiện để huy động sự cộng tác
của cha mẹ học sinh và tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
2,31 0,61 2 Mục tiêu phối hợp là nhà trường và gia đình cùng thống
nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất.
2,30 0,65 3 Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch và nội dung của
chương trình phối hợp, chỉ đạo điều hành quản lý và giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
2,29 0,65 4 Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh được xây dựng
thành kế hoạch cụ thể từng năm học, từng học kỳ, từng quí và từng tháng
2,28 0,68 5 Cần có kiểm tra, đánh giá về sự chủ động của giáo viên
chủ nhiệm, sự kết hợp của cha mẹ học sinh và hoạt động phối hợp của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
2,20 0,74 6 Cần có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức giáo
dục cho các bậc cha mẹ học sinh, giúp họ làm tốt trách nhiệm giáo dục con em.
2,19 0,61 7
Nhìn chung, công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch các trường THPT còn mang tính hình thức, nội dung phối hợp chưa cụ thể thường chỉ đề cập vào cuộc họp đầu năm học và chưa xây dựng thành kế hoạch cụ thể từng năm học, từng học kỳ, từng quí và từng tháng. Các trường THPT tỉnh Bình Dương, giáo viên cần thể hiện tính chủ động trong công tác phối hợp, có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở mỗi năm học để đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên cần có sự chỉ đạo xuyên suốt cả năm học hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì hiệu quả giáo dục sẽ chất lượng. Một số trường, cán bộ quản lý và giáo viên chưa lập kế hoạch và chương trình phối hợp, cũng như không có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện không đúng kế hoạch làm hiệu quả việc phối hợp chưa cao. Vì vậy để nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ngoài việc xây dựng phong phú nội dung, chương trình phối hợp cần phải được thực hiện thường xuyên suốt cả năm học, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của nhà trường và phải phát huy được các yếu tố tích cực, đem lại hiệu quả cao trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
Bảng 2.3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học
sinh -Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình TB ĐLTC Thứ
bậc HT tổ chức sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thường kỳ để
nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp với cha mẹ học sinh.
2,39 0,71 1
Hiệu trưởng cần trực tiếp chỉ đạo, phân công giáo viên 2,31 0,75 2
chủ nhiệm thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh ở từng lớp.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp tổ chức các cuộc họp cha
mẹ học sinh 2,24 0,77 3
HT tăng cường nhận thức cho giáo viên về trách nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua các hoạt động như triển khai về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm;
2,23 0,72 4
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn giúp đỡ cha mẹ học
sinh thực hiện tốt trách nhiệm quản lý giáo dục con em 2,19 0,75 5 Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện
cha mẹ học sinh của lớp trong các hoạt động giáo dục của lớp.
2,17 0,74 6
Giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với cha mẹ
học sinh, đến thăm gia đình toàn thể học sinh của lớp 2,17 0,73 7 HT kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác phối hợp. 2,10 0,84 8 HT phân công trách nhiệm cho giáo viên vận động cha
mẹ học sinh trong một số hoạt động của trường 1,97 0,74 9 Việc quản lý tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh theo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng chưa thực hiện tốt và có hiệu quả từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 3, Hiệu trưởng tổ chức sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thường kỳ để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp với cha mẹ học sinh. Tuy nhiên việc phối hợp này chỉ thực hiện khi có học sinh chưa ngoan và yếu kém. Hiệu trưởng cần tăng cường chỉ đạo, phân công cho mỗi giáo viên chủ nhiệm chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh trao đổi việc học tập và rèn luyện của học sinh khi cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm chưa tổ chức các cuộc họp với cha mẹ
học sinh thường xuyên, chỉ họp theo định kỳ 3 lần / năm học với nội dung cuộc họp chưa phong phú, thường lặp đi lặp lại hàng năm.
Những nội dung từ thứ bậc 7 đến thứ bậc 9 được các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thấp và qua khảo sát thì có ít giáo viên thực hiện việc đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh các em, đó là công việc rất cần thiết cho công tác chủ nhiệm của giáo viên. Thực tế là chỉ có học sinh cá biệt mới được thầy cô đến nhà nói chuyện với cha mẹ, chứ không phải thầy cô đến nhà học sinh để tìm hiểu và thống nhất yêu cầu giáo dục với cha mẹ các em. Điều này chứng tỏ có rất ít giáo viên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện với cha mẹ học sinh để nắm bắt thêm thông tin về các em và tham vấn giúp các cha mẹ làm tốt việc giáo dục con cái. Các trường THPT, hiệu trưởng chưa thực hiện việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác phối hợp, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Tuy nhiên công tác đánh giá thể hiện thực trạng ở các trường chưa thường xuyên kiểm tra nội dung, đánh giá sự phối hợp thông qua các báo cáo của giáo viên, hiệu quả phối hợp chưa cao.
Hiệu trưởng phân công trách nhiệm cho giáo viên vận động cha mẹ học sinh trong một số hoạt động của trường được đánh giá thấp nhất vì cán bộ quản lý chưa phát huy được các thành quả đạt được, chưa kịp thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên của các khối lớp trong công tác phối hợp.
Như vậy còn một tỉ lệ khá lớn các trường chưa nhận thức tốt về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh dẫn đến thực trạng hoạt động phối hợp còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, rập khuôn, chưa thu hút được cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động phối hợp. Cán bộ quản lý cần tăng cường kiểm ta, đánh giá hoạt động phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từ đó có những điều chỉnh kịp thời và động viên khuyến khích các bộ phận thực hiện tốt hoạt động phối hợp và hiệu quả giáo dục được nâng cao.