Các bi ện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường thpt tỉnh bình dương (Trang 108 - 144)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

3.2. Các bi ện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng việc xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Mục tiêu:

Việc lập kế hoạch để chỉ đạo và quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình của cán bộ quản lý là việc làm không thể thiếu trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, thực tế ở các trường việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp hầu như chưa thực hiện tốt do đó hiệu quả quản lý không cao. Để tăng cường công tác quản lý hoạt động phối hợp, cán bộ quản lý cần làm tốt hơn nữa việc xây dựng kế hoạch vào đầu năm học.

Tổ chức thực hiện:

- Trên cơ sở kế hoạch và sự chỉ đạo của cấp trên, Hiệu trưởng trường THPT có thể tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp ngay từ đầu năm học với nội dung và mục tiêu cụ thể. Kế hoạch quản lý hoạt động

phối hợp phải được xây dựng trên kế hoạch chung của ngành, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ trọng tâm của năm học và đảm bảo tính khoa học, tính mục đích và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng trường.

- Nội dung kế hoạch là những công việc nhà trường chủ động thực hiện được thông qua hội đồng giáo dục và Ban đại diện cha mẹ học sinh góp ý để trở thành nghị quyết cùng nhau thống nhất cao và phấn đấu đạt được yêu cầu giáo dục của nhà trường đề ra trong năm học. Mục tiêu kế hoạch cùng hướng đến là là đảm bảo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, cùng đồng tâm hợp lực tập trung sức mạnh, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh, tránh sự tách rời, mâu thuẫn gây cho các em tâm trạng hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Gia đình và nhà trường cần thống nhất nội dung hoạt động giáo dục bao gồm cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ ở gia đình và nội dung dạy và học ở nhà trường.Từ đó, cha mẹ phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm giáo dục con, nắm rõ tình hình học tập và rèn luyện của con, nắm bắt các qui định của nhà trường đối với học sinh để giúp con thực hiện tốt việc học tập.

Biện pháp 2: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động phối hợp.

Mục tiêu:

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình được tiến hành từ đầu năm học. Việc này có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ của hoạt động phối hợp, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục học sinh một cách đồng bộ và chặt chẽ.

Tổ chức thực hiện:

- Để quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức cho mình và tuyên truyền cho các giáo viên và cha mẹ học sinh nhận thức đầy đủ những nhiệm vụ, chủ trương của nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Nâng cao trách nhiệm chủ động phối hợp của nhà trường thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Vào đầu năm học, Hiệu trưởng họp hội đồng, triển khai về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, phổ biến những kỹ năng công tác phối hợp và kinh nghiệm tốt trong công tác chủ nhiệm. Hàng tháng Hiệu trưởng nên dự họp tổ chủ nhiệm, đánh giá công tác phối hợp đã làm, những mặt hạn chế trong công tác chủ nhiệm, nguyên nhân dẫn đến đến kết quả trên và biện pháp khắc phục, đồng thời phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung phối hợp với cha mẹ học sinh trong tháng nhằm giúp đội ngũ giáo viên nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp. Đối với những học sinh chưa ngoan thì việc phối hợp phải thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh học sinh và hình thức phối hợp phải chặt chẽ hơn.

- Nhà trường có trách nhiệm tuyên truyền cho cha mẹ học sinh những chủ trương, chính sách về giáo dục, phổ biến những tri thức khoa học giáo dục, nâng cao vai trò trách nhiệm của gia đình trong công tác phối hợp, tổ chức các báo cáo chuyên đề về giáo dục và trao đổi kinh nghiệm giáo dục của cha mẹ học sinh, giúp cha mẹ học sinh nhận thấy rằng mình cũng là chủ thể giáo dục và giữa nhà trường và gia đình phải phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt việc giáo dục học sinh.

- Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng tuyên truyền cho cha mẹ học sinh hỗ trợ và hiểu về các hoạt động giáo dục để thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục tạo ra môi trường giáo dục

thống nhất. Vận động cha mẹ học sinh tích cực tham gia đóng góp ý kiến về công tác giáo dục ở trường, đóng góp về tinh thần và vật chất cho trường nhằm xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.

Biện pháp 3:Nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Mục tiêu:

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức và chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, cần phải gắn liền với việc xây dựng các cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và kịp thời điều chỉnh, bổ sung lực lượng nòng cốt của công tác phối hợp.

Tổ chức thực hiện:

- Để mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý sự phối hợp, Hiệu trưởng cần phải tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường như tổ chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm để tổ chức tốt các hoạt động phối hợp.

- Đầu năm học, căn cứ trên kế hoạch đã đề ra phân công nhiệm vụ phối hợp cụ thể cho từng giáo viên thực hiện. Chỉ đạo họp gia ban hàng tháng để triển khai kế hoạch và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm của công tác phối hợp của tháng trước. Tổ chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức hoạt động trong tháng tới. Hiệu trưởng phân công trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động phối hợp phù hợp với từng đặc điểm cụ thể của khối, lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chính trong tổ chức hoạt động phối hợp, nên hoạt động của tổ, khối chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động phối hợp của nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, khối chủ nhiệm tăng cường sinh hoạt, có thể qui định cụ thể số lần họp, thời gian họp trong

tháng, nội dung sinh hoạt trên cơ sở gắn liền với kế hoạch triển khai chủ đề hàng tháng của toàn trường, từng khối trao đổi thống nhất nội dung, hình thức hoạt động nhằm làm cho hoạt động phối hợp chặt chẽ hơn. Làm cơ sở để giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động phối hợp phù hợp với lớp mình chủ nhiệm.

- Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chủ nhiệm tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vào dịp học tập nhiệm vụ năm học, cho cha mẹ học sinh vào dự hội nghị cha mẹ đầu năm để làm cho các đối tượng nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động phối hợp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, từ đó họ tự giác tham gia tổ chức hoạt động phối hợp và hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chủ nhiệm tổ chức huấn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động phối hợp cho giáo viên chủ nhiệm. Thành lập phòng tư vấn học đường để giúp học sinh biết cách giải quyết những khó khăn trong học tập, vướng mắc trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, giải đáp những thắc mắc của học sinh về lĩnh vực tâm sinh lý tuổi vị thành niên… và giúp cha mẹ học sinh giải quyết những vướng mắc trong giáo dục con em họ.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu được về các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường và gia đình, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con em, thống nhất hình thức liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh như mỗi tháng một lần Ban đại diện có thể dự giờ sinh hoạt lớp để nắm được tình hình lớp và đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trong và ngoài nhà trường cho học sinh.

Biện pháp 4: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh

Mục tiêu:

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình thông qua giáo viên chủ nhiệm, là người thực hiện trực tiếp sự phối hợp với cha mẹ học sinh, là cầu nối giữa nhà trường và gia đình.

Tổ chức thực hiện:

* Đối với giáo viên chủ nhiệm:

- Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được nhiệm vụ, yêu cầu của mình trong công tác phối hợp, từ đó tùy theo tình hình thực tế của nhà trường mà đề ra những nội dung, hình thức phối hợp phù hợp thu hút cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của trường.

- Giáo viên chủ nhiệm cần phát huy vai trò của mình thông qua việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách về giáo dục và phổ biến những tri thức khoa học, giúp cha mẹ học sinh thực hiện tốt việc giáo dục con em như hướng dẫn cha mẹ học sinh cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, những công việc cần thực hiện ở nhà như chỗ học, đôn đốc, kiểm tra bài của con.

- Thường xuyên thông báo kết quả học tập thông qua sổ liên lạc, chủ động gặp gỡ trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh về phương pháp giáo dục, huy động đóng góp về tinh thần và vật chất phục vụ công tác dạy học của nhà trường… nên đi thăm hỏi và tìm hiểu từng gia đình học sinh để tạo được tình cảm và sự thuyết phục cao đối với cha mẹ học sinh, cần xóa đi quan niệm chỉ học sinh hư mới được giáo viên đến nhà làm việc với cha mẹ.

- Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức tốt các kỳ họp cha mẹ học sinh trong năm học với mục đích chính là làm cho cha mẹ nắm được tình hình học tập của con em, thấy được trách nhiệm của gia đình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm

cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết của từng học sinh và những nội dung cần trao đổi với cha mẹ học sinh.

- Lắng nghe những ý kiến đóng góp từ phía cha mẹ học sinh, kịp thời giải quyết những vướng mắc để tạo sự chia sẻ thông cảm lẫn nhau.

- Giáo viên chủ nhiệm cần trao dồi phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật ứng xử và tuyên truyền, tránh tâm lý ngại tiếp xúc với cha mẹ học sinh, phải tạo được lòng tin từ cha mẹ học sinh, từ đó thu hút được cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh.

* Đối với cha mẹ học sinh:

- Cha mẹ cần hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động phối hợp trong công tác giáo dục học sinh. Cha mẹ học sinh cần nhận thức việc giáo dục học sinh không phải là nhiệm vụ của riêng nhà trường hay gia đình mà phải có sự hợp tác giữa hai phía thì mới có sự giáo dục tốt nhất.

- Tham gia tích cực vào tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường về nhân lực và vật lực để thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh.

- Những cuộc họp cha mẹ học sinh do trường tổ chức vào đầu năm học, từng quí, từng học kì, cha mẹ cần đi dự đầy đủ để nắm vững mục đích, nội dung yêu cầu với việc giáo dục học sinh. Từ đó hiểu rõ những yêu cầu chính đáng của nhà trường để cha mẹ có tâm thế chuẩn bị các điều kiện cần thiết giúp con cái học tập và rèn luyện tốt hơn, phối hợp với nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục, đồng thời thông qua buổi họp đó giáo viên chủ nhiệm sẽ cung cấp cho cha mẹ học sinh hiểu rõ thêm năng lực phẩm chất, triển vọng con em mình để từ đó xác định được phương hướng giáo dục gia đình.

- Thường xuyên duy trì giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc. Thông qua các ý kiến nhận xét của giáo viên chủ nhiệm mà cha mẹ biết được kết quả học tập, rèn luyện, ưu và khuyết điểm của học sinh. Các cha mẹ

cần bình tĩnh, phân tích tìm hiểu nguyên nhân những tồn tại khuyết điểm trong học tập, rèn luyện của học sinh, cùng nhà trường tìm ra biện pháp phù hợp nhằm khắc phục hiện tượng đó, không nên nóng nảy xử sự một các vội vàng bằng hình phạt nặng nề.

- Khi nhận xét vào sổ liên lạc, cha mẹ cũng phải đánh giá khách quan động viên mạnh mẽ những ưu điểm, còn những khuyết điểm cơ bản cảnh báo để nhà trường quan tâm. Tất nhiên cha mẹ không nên che dấu những tồn tại trong học tập và rèn luyện ở gia đình, địa phương đối với nhà trường.

- Gia đình cần xây dựng và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

đối với nhà trường, thầy cô.

- Luôn nâng cao năng lực giáo dục, hiểu biết về sự phát triển các mặt tâm sinh lý của con em để có biện pháp giáo dục phù hợp.

Biện pháp 5: Mở rộng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Mục tiêu:

Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh.

Tổ chức thực hiện:

- Nhà trường tuyên truyền, phổ biến cho Ban đại điện cha mẹ học sinh những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về pháp luật.

- Vào đầu năm học đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức và bầu ra ban đại diện trường, lớp. Việc bầu ra Ban đại diện cha mẹ, nhà trường cần chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chọn những người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, uy tín trong công tác, có trình độ và năng lực để phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục hiệu quả.

- Hiệu trưởng cần thực hiện đúng mối quan hệ phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, cần hoạt động công khai, bình đẳng, cùng bàn bạc và thống nhất thực hiện mục tiêu của nhà trường.

- Vận động các cha mẹ và các lực lượng xã hội cùng với nhà trường chăm lo việc giáo dục học sinh, xây dựng mội trường giáo dục thống nhất.

- Hiệu trưởng tham mưu, giúp đỡ Ban chấp hành soạn thảo các chương trình hành động trong năm học theo mục tiêu đã đề ra. Cần tạo điều kiện về không gian và thời gian để Ban đại diện sinh hoạt thường xuyên và nề nếp, phát huy được hết sức mạnh của hoạt động phối hợp.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Mục tiêu:

Thông qua việc kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh, giúp cho cán bộ quản lý nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp; giữ vững kỷ luật, khuyến khích cố gắng của giáo viên chủ nhiệm, khen thưởng kịp thời, đồng thời điều chỉnh những thiếu sót trong công tác phối hợp.

Tổ chức thực hiện:

- Trong quản lý sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình cần phải có kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, từ đó rút kinh ngiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Việc kiểm tra thể hiện qua việc kiểm tra xây dựng kế hoạch phối hợp của tổ chủ nhiệm và các giáo viên chủ nhiệm ở từng tháng, quí, học kì và cả năm học.

- Khác với kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp, kiểm tra hoạt động phối hợp rất đa dạng và phong phú, không có chuẩn cho mọi hoạt động. Để đánh giá được kết quả phối hợp, cán bộ quản lý phải tổ chức xây dựng tiêu chí để đánh giá. Tiêu chí phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá, rút

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường thpt tỉnh bình dương (Trang 108 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)