Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG
2.5. Nguyên nhân c ủa thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình Dương
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình của các trường THPT tỉnh Bình Dương đã được thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả chưa cao. Do đó Hiệu trưởng cần nhận thấy những tồn tại và tìm ra những biện pháp khắc phục phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương để hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình đạt hiệu quả cao. Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân từ nhà trường và gia đình.
2.5.1. Nguyên nhân từ phía nhà trường
- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa xác định rõ mục đích phối hợp là nhằm đạt đến sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình (về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) trong việc giáo dục học sinh.
- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác phối hợp và quản lý hoạt động phối hợp chưa đồng bộ, chưa được chú trọng thực hiện công tác này.
- Hiệu trưởng chưa quan tâm đến việc quản lý xây dựng kế hoạch phối hợp, quản lý việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn hạn chế và quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp chưa chặt chẽ.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh, chưa tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh hiểu về quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, vai trò tầm quan trọng của hoạt động phối hợp.
2.5.2. Nguyên nhân từ phía gia đình
- Gia đình học sinh chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, nhiệm vụ giáo dục và sự cần thiết phải phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
- Những hạn chế về biện pháp giáo dục gia đình, hiểu biết về tâm sinh lý của học sinh cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động phối hợp.
-Gia đình chưa xây dựng bầu không khí tốt đẹp và giữ gìn gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, do đó thất bại trong việc giáo dục con cái.
- Nhiều gia đình có suy nghĩ việc theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của học sinh là nhiệm vụ của nhà trường.
- Gia đình chưa chủ động và còn ngại khi tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm.
2.5.3. Nguyên nhân từ Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động mà chỉ thực hiện theo yêu cầu của Hiệu trưởng và nhà trường.
- Năng lực của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và nhà trường không đồng đều. Các thành viên trong Ban đại diện hoạt động cho đủ thành phần, chưa có tâm huyết và nhiệt tình trong công tác.
2.5.4. Nguyên nhân từ ngành Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa hướng dẫn các trường xây dựng được tiêu chí đánh giá và xếp loại giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
- Vào đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa chỉ đạo các trường THPT xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
2.5.5. Nguyên nhân từ xã hội
- Địa phương chưa thật sự quan tâm đến hoạt động phối hợp với nhà trường. Chưa phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống, giáo dục lịch sử cho học sinh.
- Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa và sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games,
mạng Internet, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều hình thức vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, gây khó khăn cho giáo dục học sinh ở các gia đình.
Qua phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình chúng tôi đề xuất các biện pháp sau: