Gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường thpt tỉnh bình dương (Trang 29 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

1.3. Các y ếu tố liên quan đến hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh

1.3.2. Gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục

1.3.2.1. Gia đình và những đặc trung cơ bản của gia đình

Khái niệm gia đình

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam năm 1998, gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ, con cái.[37, tr 514]

Những đặc trưng cơ bản của gia đình

Gia đình là một tổ chức cơ bản, gắn bó nhất của mỗi cá nhân. Mọi người đều phải sinh ra trong một gia đình, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gia đình bởi sự chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ từ lúc còn là thai nhi cho đến khi trưởng thành và cả quãng đời về sau.

Gia đình là nhóm xã hội có các giới tính (nam, nữ) hình thành và phát triển từ hôn nhân tái sản xuất ra con người, tạo nên quan hệ ruột thịt, huyết thống. Đây là nét đặc trưng cơ bản nhất của gia đình.

Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ được gắn bó với nhau không chỉ vì quan hệ ruột thịt, huyết thống mà còn có con nuôi ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau về nếp sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, truyền thống...tạo nên bản sắc văn hóa của gia đình.

Đời sống gia đình được tồn tại và phát triển thường nhờ vào một ngân sách chung do khả năng lao động của các thành viên đóng góp: gắn kết với nhau bằng tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng nhất bởi quan hệ huyết thống.

Gia đình thường là những thành viên sống chung với nhau dưới một mái nhà, kể cả những lúc xa vắng, họ vẫn có mối quan hệ khăng khít với chỗ ở, tổ ấm chung đó.

1.3.2.2. Các đặc điểm của giáo dục gia đình

Những điều kiện cần thiết cho giáo dục gia đình

Giáo dục gia đình là một hoạt động vô cùng tinh tế, là sự hội tụ của toàn bộ sức mạnh truyền cảm, đồng cảm giữa cha mẹ và con cái. Những điều kiện cần thiết cho sự giáo dục đứng đắn, thuận lợi phụ thuộc vào các yếu: thu nhập của gia đình, điều kiện nhà ở tốt, cha mẹ đầy đủ, quan hệ tốt giữa cha và mẹ, cha mẹ có văn hóa, gia đình có không khí yêu quí lẫn nhau…Trong thực tế rất ít những gia đình hội đủ các yếu tố cơ bản trên, kết quả giáo dục trẻ ở trong gia đình không phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế vật chất.

Không khí gia đình là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục trẻ. Không khí gia đình là nét đặc trưng bao trùm lên đời sống của mọi thành viên, từ cảm xúc tình cảm, đạo đức, hành vi, xu hướng, tạo ảnh hưởng tích cực (thuận lợi) hay tiêu cực (khó khăn) trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mọi cá nhân trong gia đình. Không khí gia đình được hình thành, phát triển, duy trì và củng cố tùy thuộc vào quan hệ, uy tín của bố mẹ, những truyền thống và nếp sống trong gia đình. Không khí gia đình tạo nhu cầu và hoạt động của các thành viên, không khí gia đình hòa thuận thì mọi thành viên vui vẻ, tin tưởng, yêu thương và quí trọng lẫn nhau, thống nhất với nhau trong mọi hoạt động theo khả năng và sức lực của mình tạo chiều hướng thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách, hoạt động học tập và rèn luyện cá nhân.

Trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải sống phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng không vì vậy mà cha mẹ áp đặt những suy nghĩ của mình đối với con cái. Cha mẹ cần tôn trọng nhân cách của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, lao động, vui chơi giải trí và cha mẹ cần khuyến khích trẻ bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của mình thông qua việc trao đổi, giải thích, cha mẹ không nên dùng những biện pháp giáo dục như đánh đập, la mắng, áp đạt để giáo dục con sẽ tạo ra những hành vi chống đối của trẻ đối với cha mẹ.

Cha mẹ giữ vai trò chủ yếu không ai có thể thay thế được trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ, được thể hiện qua tình cảm của cha mẹ đối với con cái, giữa những người ruột thịt trong gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước và những người xung quanh thể hiện ngay trong hành vi, thói quen cư xử, nếp sống, ý thức thực hiện, tôn trọng các qui tắc chuẩn mực của xã hội mà cha mẹ là tấm gương để trẻ noi theo. Các biện pháp giáo dục phải được cha mẹ phối hợp hài hòa, vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng bao dung. Nghiêm khắc thể hiện bằng chính bản thân cha mẹ bằng sự mẫu mực giữa lời nói và việc

làm, giữa trách nhiệm và những đức tính tốt. Cha mẹ không nên quá nghiêm khắc mà bắt con phải theo các ý muốn chủ quan của mình, cần khoan dung đối với những sai sót của trẻ.

Uy quyền của cha mẹ là một phương tiện quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong giáo dục gia đình, có vai trò to lớn và tích cực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Uy quyền thật sự của cha mẹ được xây dựng trong cuộc sống hàng bằng bằng lao động chân chính, đối nhân xử thế trong đạo đức như trung thực, lương thiện, văn minh, hành vi cử chỉ đúng mực…Còn những uy quyền giả tạo không phản ánh đúng bản chất nhân cách tốt đẹp của cha mẹ, dù trong những điều kiện, thời điểm có thể trẻ sẽ vâng lời, ngoan ngoãn nhưng sẽ không đem lại kết quả giáo dục tốt đẹp lâu dài.

Nội dung giáo dục gia đình

Gia đình là nơi con người được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là công việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt” và điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình đã ghi: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con; chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức… Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”…

Gia đình là một lực lượng giáo dục, một chủ thể giáo dục. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, gia đình phải có trách nhiệm giáo dục con cái. Khi trẻ đi học, gia đình còn là môi trường để trẻ thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đối với trẻ có ý nghĩa sâu sắc không chỉ khi chúng còn bé mà ngay cả lúc trẻ đã

trưởng thành. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, là người xây dựng nền tảng nhân cách trẻ em. Trẻ em tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử đầu tiên từ gia đình, trẻ tiếp nhận qua thái độ và tình cảm của các thành viên trong gia đình, qua những định hướng giá trị từ những người ruột thịt.

So với nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, gia đình cũng có nhiệm vụ giáo dục toàn diện sau:

Giáo dục đạo đức: gia đình thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc cha mẹ gương mẫu hoàn thành các vai trò của mình đối với gia đình và xã hội để con trẻ bắt chước làm theo và thường gắn với truyền thống gia đình như “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” hay “công, dung, ngôn, hạnh”. Dạy cho trẻ biết kính trọng, hiếu thảo, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ thông qua những ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau từ lời nói lễ phép, tình yêu thương, không khí hòa thuận và ấm cúng đã trực tiếp tác động đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành động của trẻ. Giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ nhỏ nhằm rèn luyện cho trẻ trở thành người công dân chân chính, lương thiện góp phần tạo ra đời sống hạnh phúc của gia đình và xã hội.

Giáo dục trí tuệ: gia đình là môi trường giáo dục quan trọng hàng đầu cho sự phát triển trí tuệ của trẻ từ khi mới chào đời, việc giúp trẻ nhận biết các đồ vật xung quanh, tập đi, tập nói đến các kỹ năng sinh hoạt thường ngày ở gia đình cho đến khi trẻ lớn lên là nhiệm vụ rất quan trọng của gia đình. Khi trẻ đến tuổi đến trường, gia đình có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức cho trẻ tự học ở nhà đầy đủ, nghiêm túc và khoa học. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí trong lao động, học tập, vui chơi giải trí nhằm phát triển trí tuệ của trẻ.

Giáo dục thẩm mỹ: trẻ tiếp thu cái đẹp đầu tiên chính là ở trong gia đình, những ấn tượng đầu tiên về màu sắc, âm thanh trong tiếng ru của mẹ,

những xúc cảm của sự âm yếm, vuốt ve nồng nàn tình thương đã được gia đình truyền lại đạt lại từ những năm tháng còn trẻ thơ. Cái đẹp trẻ tiếp nhận từ gia đình là nền tảng xây dựng cái đẹp của cả cuộc đời. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, giáo dục cho trẻ về cách xưng hô, cư xử với mọi người sao cho phù hợp với qui tắc, chuẩn mực của xã hội, đó chính là những yếu tố thẩm mỹ gắn chặt chẽ với lối sống có văn hóa.

Giáo dục thể chất: trước hết cha mẹ phải quan tâm đến việc ăn uống nhằm nuôi con khỏe, tập cho trẻ thói quen tốt về vệ sinh cá nhân khi còn nhỏ, biết giữ gìn sức khỏe, ý thức phòng các bệnh. Động viên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với sở thích, nhu cầu nhằm đảm bảo sức khỏe cho học tập và lao động.

Giáo dục lao động – hướng nghiệp: tùy theo lứa tuổi mà các bậc cha mẹ giáo dục cho trẻ kỹ năng, thói quen lao động tự phục vụ từ đơn giản đến phức tạp trong cuộc sống thường ngày. Giáo dục thái độ tôn trọng và yêu quí với mọi lao động từ đó giúp trẻ có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai dựa vào năng lực và sở thích.

Đặc điểm của giáo dục gia đình

Gia đình và nhà trường có cùng chức năng là hình thành cho các em đạo đức-tư tưởng chính trị, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, lao động… để các em trở thành người công dân chân chính của xã hội, bên cạnh đó giáo dục gia đình đã bộc lộ rõ rệt khả năng giáo dục rất to lớn mà giáo dục nhà trường khó lòng đảm đương và thay thế được. Giáo dục gia đình có điểm mạnh, đó là tính xúc cảm cao, tính linh hoạt, thiết thực, thích ứng nhanh với các yêu cầu của cuộc sống vì cha mẹ xuất phát từ lòng yêu thương con em mình luôn tạo điều kiện tốt nhất để con em học tập và rèn luyện trở thành người công dân tốt cho xã hội. Đó là mặt mạnh của gia đình góp phần bổ sung những thiếu xót của giáo dục nhà trường. Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế vai trò của giáo dục

gia đình: trong gia đình nhiều cha mẹ không quan tâm đến giáo dục con cái, nhất là việc học hành, dường như họ phó mặt cho nhà trường, ỷ vào nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Một số gia đình chưa có quan niệm thống nhất về mục đích, nhiệm vụ giáo dục của gia đình và nhà trường dẫn đến tình trạng không cùng quan điểm trong việc giáo dục học sinh. Kinh tế thị trường làm cho tình trạng li hôn khá phổ biến hoặc chưa làm tròn nghĩa vụ của người làm cha mẹ dẫn đến nội dung giáo dục gia đình chưa toàn diện ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Có những gia đình thiếu năng lực giáo dục, những hiểu biết về mặt sinh lý, tâm lý còn hạn chế nên có những biện pháp giáo dục chưa phù hợp với trẻ như nuông chiều quá mức, không vâng lời, ỷ lại cha mẹ, cha mẹ quá khắt khe bảo thủ gây cho trẻ phản ứng gay gắt, mâu thuẫn trong gia đình.

Giáo dục gia đình có phương pháp đặc biệt là thuyết phục, giảng giải, cùng trao đổi thân tình và làm gương trên cơ sở tình thương yêu của những người ruột thịt. Những thông tin mà người lớn truyền thụ cho trẻ em trong gia đình được thực hiện một cách tự nhiên, thân tình, giản đơn và thường được nhắc lại bằng nhiều cách khác nhau. Một thông tin có khi được thể hiện qua lời nói, có khi được thể hiện qua những hành vi ứng xử, cũng có khi bằng thái độ và trẻ em học tập, trưởng thành theo kiểu thấm nhuần dần. Hơn nữa, giáo dục gia đình còn có nội dung phong phú và đa dạng, bởi vì môi trường gia đình là một môi trường không thuần nhất (các thành viên của gia đình thường khác nhau về địa vị xã hội, vai trò, kinh nghiệm sống, tuổi tác, giới tính, học vấn, nghề nghiệp và tính tình...), nhưng về cơ bản giáo dục gia đình sẽ giúp cho thế hệ trẻ tiếp nhận những kinh nghiệm, những chuẩn mực, những giá trị và những vai trò xã hội, mà những tri thức cốt yếu này được truyền thụ bằng con đường tình cảm sau khi đã qua “bộ lọc” của các thành viên trong gia đình.

Khi so sánh giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường thì điều đáng chú ý là tính đa dạng và nhiều chiều của nó - vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (cha hay mẹ với con, ông hay bà với cháu…), vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết gắn bó với nhau, tác động đến từng cá nhân thông qua lối sống, nếp sống, văn hoá gia đình. Giáo dục gia đình khác hẳn với giáo dục nhà trưởng ở sự đa dạng của thầy dạy về giới tính, lứa tuổi, cá tính, công việc, tính đa dạng trong kiến thức cung cấp cho trẻ như: kinh nghiệm trong cuộc sống, cách cư xử, sự hiểu biết về xã hội, cách tổ chức đời sống gia đình…, tính đa dạng về phương pháp giáo dục, không chỉ bằng truyền đạt một chiều mà thông qua thảo luận, trao đổi ý kiến, không chỉ bằng lời nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ lý thuyết mà bằng việc làm cụ thể.

Tóm lại, vai trò của gia đình rất quan trọng việc giáo dục thế hệ trẻ. Kết quả giáo dục con không phải chủ yếu do cha mẹ có nhiều hay ít thì giờ tiếp xúc, quản lý con cái hoặc do điều kiện kinh tế mà chủ yếu là do cha mẹ có quan tâm đến việc giáo dục con không, có tình thương và trách nhiệm đối với con em như thế nào, có phương pháp giáo dục con phù hợp hay không. Giáo dục nhà trường và gia đình đều có những mặt mạnh và hạn chế. Chúng ta cần phải phát huy ưu điểm của hoạt động phối hợp, hạn chế những nhược điểm, nhằm tạo một môi trường giáo dục lành mạnh để học sinh hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì vậy, để giáo dục con được tốt thì gia đình cần phải:

- Xây dựng gia đình trở thành môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng . Muốn vậy phải tạo ra cuộc sống gia đình phù hợp với cuộc sống xã hội, làm cho con người có cảm giác thoải mái, thân thương, đầm ấm khi ở trong gia đình.

- Các thành viên trong gia đình phải luôn tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con trẻ noi theo.

- Giáo dục gia đình phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

- Cha mẹ phải có sự hiểu biết về khoa học giáo dục, lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp để đạt kết quả giáo dục tốt.

1.3.2.3. Ban đại diện cha mẹ học sinh

Nhằm khai thác tiềm năng của lực lượng cha mẹ học sinh trong việc phối hợp với nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 qui định về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Ban đại diện cha mẹ học sinh có vai trò là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh, được thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường, quan hệ với nhà trường trên cơ sở hợp tác, bình đẳng. Ban đại diện cha mẹ học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục. Qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình tham gia công tác giáo dục một các có tổ chức, đồng thời phát huy được sức mạnh tập thể cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng xã hội gần gũi, gắn bó nhất của nhà trường, tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh liên lạc với nhau tốt hơn, giúp đỡ đắc lực nhà trường về nhiều mặt, là lực lượng phối hợp thường xuyên và liên tục nhất, làm tăng tinh thần trách nhiệm của các bậc cha mẹ, khích lệ lao động sư phạm của giáo viên và học tập của học sinh. Chăm lo và bảo vệ quyền lợi của học sinh, của nhà trường và thông báo cho cha mẹ học sinh tất cả những vấn đề liên quan đến giáo dục, học tập của học sinh. Hỗ trợ nhà trường trong việc bảo dưỡng, mua sắm các phương tiện và đồ dùng dạy học. Ban đại diện cha mẹ học sinh là đại diện của cha mẹ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường thpt tỉnh bình dương (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)