Cơ đốc giáo không còn là duy nhất

Một phần của tài liệu sinh hoạt văn hóa của cư dân phương tây thời trung cổ (thế kỉ v xv) (Trang 104 - 144)

CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN PHƯƠNG TÂY CUỐI THỜI TRUNG CỔ (THẾ KỈ XIV-XV)

3.2. Nh ững chuyển biến trong đời sống

3.2.3. Cơ đốc giáo không còn là duy nhất

Trong các thế kỉ XIV, XV sinh hoạt tâm linh của con người vẫn xoay quanh Công giáo. Giờ giấc vẫn còn gắn với những giờ cầu nguyện dù đồng hồ đã xuất hiện. Ngay từ trước Charlemagne đã có một đồng hồ nước, nhưng đồng hồ rất hiếm, và phải từ thế kỷ XIV

đồng hồ thiên văn. Tuy vậy, để đo giờ người ta vẫn dựa vào các cách đơn giản như đồng hồ cát, nến (một đêm đốt hết ba cây nến) hay độ dài của một số bài kinh (kinh Thánh thi, kinh Xin chúa thương con, kinh Lạy cha...).

Để mở đầu cho ngày mới phần lớn mọi người đều đi cầu kinh. Giới tu sĩ và dân các thị trấn, dậy rất sớm theo tiếng chuông, thường trước khi trời sáng để rửa mặt và cầu kinh xong có thể bắt tay ngay vào công việc. Toàn nước Pháp xưa giữ tập quán ấy. Cả những chàng lười cũng dậy tương đối sớm, vì người ta kể rằng những sinh viên thích nằm ườn lâu trên giường thường ghi tên vào trường của dòng Décrétistes, thường học vào giờ kinh Ba, tức 9 giờ sáng. Một trưởng giả Paris cuối thế kỷ XIV, soạn một bài giảng đạo đức và nội trợ cho người vợ trẻ, đã thảo sẵn nội dung bốn bài kinh buổi sáng, để đọc: “vào giờ kinh Sớm mai, hoặc lúc vừa mới ngủ dậy, lúc đang mặc quần áo hoặc sau đó đều được, miễn là trước khi ăn và làm bất cứ việc gì” [13; Tr. 53]. Hiệp sĩ De la tour-Landry, cuối thế kỷ XIV, viết dặn dò con gái, Sách Nữ công Paris coi việc này như một phong tục chứ không phải là biểu hiện sùng đạo. Hiệp sĩ viết: “Hãy đọc kinh một cách nhiệt tâm, không nghĩ truyện gì khác, và nhớ là chưa được ăn nếu chưa đọc... Sau đó, nhớ là cố đi dự tất cả các lễ cầu có thể đi”, tất nhiên là lúc chưa ăn. Ông cũng dẫn ra một cách khinh bỉ gương xấu của một tiểu thư nọ

“vừa mới đọc được hai, ba đã vội về thay quần áo rồi ăn luôn, nói rằng mình bị đói lả” [13;

Tr. 55].

Đến thế kỉ XV, các tu viện có sự thay đổi, không còn được xây nhiều như trước vì dân số đã giảm nhiều sau Đại dịch đen cũng như sự vơi giảm lòng tin của con người. Thiết kế các tu viện mới có xu hướng gọn hơn. Nhà thờ gắn liền tu viện cùng một chuỗi các công trình khác. Gian giữa của giáo đường chạy dài nối với tháp chuông tiếp đó là cung thờ bên hay là cánh ngang của nhà thờ. Nối với nó là hành lang và nhà ngủ tập thể. Vuông góc với nó là phòng ăn – song song với gian giữa của giáo đường. Lối vào chính nằm kế nhà thờ, nhà thường trực của cha trưởng tu viện ở mặt ngoài, phía sau nó là nhà lưu trữ hay hầm mộ của nhà thờ.

Việc hành hương vẫn được tiếp tục. Tuy vậy do những tên cướp là mối đe dọa thường xuyên của những người đi đường nên lúc này những người hành hương đã đi cùng nhau thành nhóm để an toàn, thỉnh thoảng còn có cả người bảo vệ với vũ khí. Trên những tuyến đường phổ biến như đường đến Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha, nhiều nhà cầm quyền địa phương đã xây dựng những con đường và những chiếc cầu đặc biệt, có lính canh. Những thầy tu cũng dựng nên những nhà nghỉ cách nhau từng khoảng để giúp những

tín đồ hành hương. Cũng trong thời kì này những người giàu có đã cưỡi ngựa đi hành hương, những hiệp sĩ cũng vậy.

Một sự thay đổi lớn ở giai đoạn này chính là việc giáo hội Cơ đốc đã gặp phải nhiều sự phản đối, vai trò của giáo hoàng đã bị suy giảm. Sự chuyên quyền của giáo hoàng cũng như những sự nhũng nhiễu của giáo hội đã khiến cho quần chúng căm phẫn. Những phong trào dị giáo nổ ra ở một số nước Tây Âu là biểu hiện của những cuộc đấu tranh của nhân dân chống giáo hội Ki-tô. Bên cạnh đó, các vua chúa phong kiến cũng bất bình trước sự nhũng nhiễu và lộng quyền của giáo hội nên đã buộc giáo hoàng phải nhường lại quyền hành chi phối giáo hội cho các vua chúa (chỉ trừ ở Đức và Ý). Sang đến thế kỷ XV, vai trò của giáo hoàng không còn độc tôn như trước đây nữa.

Tóm lại, đời sống con người được nâng cao nhất là ở những tầng lớp có tiền, sự vơi giảm lòng tin từ sau Đại dịch đen... đã làm cho sự chi phối của giáo hội đến sinh hoạt văn hóa không còn chặt chẽ như ở các thế kỉ trước. Điều này được thể hiện rõ nét trong giáo dục.

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về tri thức cũng gia tăng nhưng các trường học trước đây hoàn toàn do giáo hội chi phối đã trở nên lỗi thời. Trong các thế kỉ XIV, XV chúng ta chứng kiến được sự nở rộ của các trường đại học mới. Chỉ riêng Paris ở thế kỷ XIV đã có tới khoảng sáu mươi trường đại học, trong đó có trường Sorbonne nổi tiếng, mà người sáng lập là Robert de Sorbon, con một gia đình nông dân, và là linh mục phụ trách nhà thờ riêng của Saint Louis. Các trường đại học đã thành lập trước đó như Paris, Oxford...

nhanh chóng phát triển hơn trong các thế kỉ này. Người giàu hay nghèo đều có thể được nhận vào các phân khoa. Mục tiêu là trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn và quá trình học kết thúc với những bằng cấp tốt nghiệp. Các trường đại học giảm tải dần thần học, triết học. Luật, y khoa và một số khác được tăng cường. Trong các trường đại học sinh viên học các công trình của Euclid, Ptolemy, Hipocrates và Aristote qua những bản phiên dịch bằng tiếng Arập. Sinh viên cũng được học những tiến bộ trong y khoa, số học, thiên văn học, địa lý và địa đồ. Họ trở nên quen thuộc với những công trình của những người nổi tiếng như triết gia Averroes và nhà địa lý Idrisi. Ảnh hưởng của thế giới Arập cũng lan truyền bên ngoài trường đại học. Người phương Tây học hỏi nhiều về mỹ nghệ qua những kiến trúc và nghệ thuật trang hoàng phong phú của Hồi giáo, cũng như học được từ họ những phương pháp canh tác nông nghiệp và những hoạt động công nghiệp, đặc biệt là những nhà máy dệt và luyện thép. Triết học kinh viện không còn giữ vị trí quan trọng như trước đây và bắt đầu

suy thoái. Từ đây, các nhà triết học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và các tác phẩm cổ điển nữa mà chỉ làm công việc biện hộ cho giáo lí của đạo Công giáo, đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư sản mới ra đời tức là những người theo chủ nghĩa nhân văn.

Các bài giảng diễn ra tại nhiều nơi khác nhau. Thầy ngồi trên ghế, trước một cái bàn, trò ngồi trên rơm rạ trải dưới đất. Thông thường các bài được thầy đọc to lên, do đó có tên là lecture (từ này còn được dùng chung cho các kỳ giảng ở các trường đại học Anglo- Saxon). Trên lớp cũng có các phụ giáo đọc lại bài, trong đó một số là thầy giáo thực thụ.

Giống như thời kì trước, sinh viên không phải làm bài viết nhưng phải tham gia tranh luận, tán thành hay không tán thành một luận đề, phương pháp này rèn luyện trí nhớ và rèn luyện trí óc, đồng thời gây thói bắt bẻ. Học sinh chép lại một số bài hoặc một số sách đi thuê. Lúc đầu họ phải thuê từng tờ một về sau khi sách phổ biến họ thuê được nhiều hơn.

Các kỳ thi tổ chức vào dịp Giáng sinh và Tuần chay. Chúng cũng giống như các cuộc bảo vệ luật án ở thế kỷ trước và là sự “tranh luận” với giám khảo về các vấn đề trong chương trình học hoặc về những lập luận rút ra từ một tác phẩm, không phải do thí sinh viết, mà do giáo viên giao cho anh ta nghiên cứu.

Cuối cùng là xác nhận kết quả: sinh viên được trao cho các học vị mà đến nay nhiều nước châu Âu vẫn giữ: tú tài, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Các học vị đó kéo theo quyền được mang trang phục đại học, mà ngày nay giáo sư và sinh viên một số nước vẫn còn mặc. Vị tân khoa tiến sĩ nhận chiếc mũ hình vuông, kèm theo là chiếc nhẫn, biểu tượng của sự gắn kết của anh ta với khoa học. Tất cả được trao trong một buổi lễ tôn giáo trọng thể, sự đăng quan này tương tự như lễ phong tước hiệu hiệp sĩ hay lễ công nhận tu sĩ. Ngày lễ kết thúc bằng bữa tiệc thịnh soạn do những người nhận bằng tổ chức để mời các đồng sự mới.

Sự phát triển của giáo dục cũng gắn liền với sự xuất hiện nhiều hơn những quyển sách. Cho đến năm 1200, những cuốn sách vẫn rất hiếm và chỉ được tìm thấy trong thư viện của các tu viện. Mọi thứ được viết bởi các thầy tu và họ trải qua nhiều giờ trong tu viện để sao chép những đoạn kinh thánh, bài hát thánh kinh. Một bản dài như kinh thánh phải mất cả năm để hoàn thành. Sau năm 1200, những cuốn sách trở nên thông thường hơn khi những trường đại học đầu tiên được mở tại Paris và Bologna và bước sang thế kỉ XIV, XV nhu cầu đọc sách tăng cao.

Với một số người, sách giúp đem lại tri thức, một công cụ tốt để học tập, giải trí trong khi số khác muốn chứng tỏ học thức của mình qua số lượng sách đang có nên việc sở

hữu sách trong giới khá giả được đẩy mạnh. Do vậy, những người chép và trang trí chuyên nghiệp cũng như là các thầy tu bắt đầu giới thiệu và làm sách nhiều hơn. Họ phải trải qua hàng giờ để sao chép sách. Khung cảnh sao chép sách được miêu tả như sau: Người ta sẽ để một mảnh giấy trên một tấm da và để chúng trên một cái bàn nghiêng nhỏ, có thanh chắn bên dưới để tránh giấy bị tuột ra. Chiếc bàn này giúp viết dễ hơn vì lúc bấy giờ họ biết bằng các bút lông chim nên độ nghiêng của bàn sẽ tạo được góc độ phù hợp để viết. Ở bên tay trái họ là cầm một con dao viết nó sẽ giữ tờ giấy cũng như cạo lỗi sai và làm nhọn viết lông.

Việc làm nhọn đầu viết lông có thể lên đến 60 lần một ngày. Chiếc bàn nghiêng nhỏ được đặt trên một chiếc bàn tròn lớn để có thể để được nhiều thứ hơn như bình uống nước, bình đựng rượu để làm cho tỉnh táo trở lại. Người ta cũng để lên đây những sách bằng sừng để sao chép lại, những cây bút lông được làm bằng lông ngỗng, phần đầu lông thường được bỏ đi. Bên cạnh đó cũng có những cây bút trâm với những đầu nhọn để viết các đường nét trên giấy da. Ngoài ra cũng có những nghiêng để bút bằng sừng. Chân chiếc bàn lớn và ghế thường được đóng nối với nhiều mảnh gỗ xếp để có thể tựa vào tường và có trang trí với những đường khắc lượn sóng [61; Tr. 41].

Để tác phẩm sao chép có giá trị hơn và như một cách để tôn vinh Chúa, người ta cũng đẩy mạnh việc trang trí bên trong sách, từ các nét chữ uyển chuyển, hình vẽ đến chữ vàng óng ánh với những lớp sơn từ lá vàng quý báu. Việc mạ chữ đã có từ thời Rome cổ đại nhưng phải đến giai đoạn này nó mới phát triển trở lại. Mạ chữ là một trong những nét đặc sắc của các bản viết tay thời trung đại với các ký tự đầu của mỗi trang được trang trí rất đẹp và công phu. Để vẽ được những sắc màu rực rỡ và ấn tượng, người viết sẽ mạ vàng các họa tiết với những chiếc lá vàng. Bước đầu tiên của việc trang trí chữ vàng là việc dùng thạch cao bôi lên chỗ cần mạ. Thạch cao là một loại hồ làm từ vữa, chì cabonat, nước, đường và lòng trắng trứng. Nó sẽ tạo ra một bề mặt dính cho vàng. Bước thứ hai là mạ vàng cho chữ.

Thạch cao sau khi để qua đêm, người mạ chữ sẽ làm cho các rìa cạnh của biểu tượng trang trí phủ thạch cao trở nên nhẵn, mượt và hà hơi vào thạch cao cho nó trở nên ướt nhẹ. Sau đó, anh ta lấy ra một tấm lá vàng nhỏ phủ lên lớp thạch cao, trùm lên nó như một chiếc áo lụa mượt mà và ấn nó xuống để nó dính chắc lên hồ. Sau đó những vụn vàng còn dư sẽ được loại bỏ bằng một cây bút lông mềm. Bước thứ ba là đánh bóng chữ đã mạ. Một khi lá vàng đã được phủ lên vừa vặn với thạch cao, người trang trí sẽ đánh bóng hay làm sáng nó. Công cụ đánh bóng truyền thống là răng chó hay răng sói nối với một tay cầm bằng gỗ. Cuối cùng toàn bộ nền được tô lại một cách cẩn thận kể cả xung quanh các phần đã mạ. Bước thứ tư, kí

tự đã hoàn thành như một công việc tí hon của nghệ thuật. Bên cạnh những chiếc lá và hoa nhiều nhà trang trí đã bắt đầu trang trí những hình vẽ người và động vật mạ vàng. Nếu kí tự vàng đã được làm sáng đúng cách nó sẽ khó phai màu. Hầu hết những bản viết tay có trang trí chữ vàng đều còn sáng đến ngày nay.

Hàng giờ sao chép sách hay trang trí sách đòi hỏi một thị lực tốt. Những người châu Âu đầu tiên mắt đầu đeo mắt kính vào thế kỉ XIII và đến các thế kỉ XIV, XV, kính mắt đã trở nên phổ biến hơn ở châu Âu. Cũng từ thế kỉ XIII giấy được truyền đến Tây Ban Nha, Italy và Pháp vào khoảng 1340, Đức 1390... Nhìn chung, đến thế kỉ XV giấy mỏng như ngày nay đã được sử dụng nhiều. Cùng với giấy, sự ứng dụng ngành in ấn ở châu Âu từ năm 1450 đã đưa đến sách nhiều hơn và việc bán mắt kính tăng lên nhanh chóng. Việc ra đời của ngành in ấn đã thay thế việc chép tay, một nguyên nhân làm cho sách hiếm và đắt đỏ. Giờ đây những quyển sách với tri thức mới đã có thể xuất bản nhiều hơn và tạo nên những thay đổi đột phá trong các thế kỉ sau.

* *

*

Nhìn chung, trong hai thế kỉ XIV, XV khi nền kinh tế hàng hóa chiếm ưu thế hơn hẳn nền kinh tế lãnh địa, sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây đã đạt được một số bước tiến nhất định. Vai trò của giáo hội trong việc chi phối sinh hoạt văn hóa cũng không còn mạnh mẽ như trước nữa. Người thị dân giàu có và học thức trở thành hình mẫu lý tưởng cho con người trong xã hội Trung đại lúc bấy giờ. Những chuyển biến trong hai thế kỉ này đã đặt nền tảng cho Tây Âu trung đại khép lại thời kì trung cổ và bước sang một thời kì mới – thời kì Phục hưng và Cải cách, thời kỳ khám phá và chinh phục.

K ẾT LUẬN

Sự thay đổi của điều kiện không gian: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên… sẽ dẫn đến những chuyển biến lớn trong lịch sử phát triển của con người. Sự khác biệt rõ rệt trong hình thái kinh tế xã hội, sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây cổ đại và trung đại đã cho ta thấy được điều này. Các quốc gia cổ đại phương Tây mà điển hình là Hy Lạp và La Mã với điều kiện tự nhiên không thuật lợi cho phát triển nông nghiệp, nền địa hình chia cắt, hướng biển đã giúp con người ở đây phát triển nền kinh tế hàng hóa, cơ sở cho một xã hội công dân tiến bộ. Bước sang thời trung đại, trung tâm của phương Tây không còn là vùng bán đảo Ban Căng, bán đảo Italy và các vùng đất nằm ven bờ phía đông và nam của Địa Trung hải nữa, trung tâm của lịch sử Phương Tây về mặt địa lý đã dịch chuyển lên những vùng đất tương ứng với Tây Âu ngày nay. Lúc này, biển đã không còn được chú trọng nữa mà thay vào đó con người gắn chặt trên những cánh đồng lúa mì vì đất đai nơi đây rất màu mỡ, rộng lớn và có nhiều sông ngòi, khí hậu thì đặc biệt thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi…

Lương thực đã có nên trong suốt một thời kì dài, thiếu vắng giao lưu hàng hóa. Phương tây trở nên khép kín trong các lãnh địa. Những người Man tộc - chủ nhân mới của châu Âu trung đại đã không thể tạo nên những thay đổi để phát triển như văn minh Hy-La cổ đại.

Bên cạnh đó, khi Nam Âu cổ đại phát triển, vùng Tây Âu cổ đại vẫn chỉ là những vùng đất hoang sơ mà người Man tộc sống trên nó đang ở trong tình trạng công xã nguyên thủy. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở sự đi lên trong sinh hoạt văn hóa ở Tây Âu trung đại và sau này các nhà Nhân văn chủ nghĩa đã gọi thời kì trước khi Phong trào Văn hóa Phục Hưng ra đời là thời đại trung cổ (Medieval Times).

Từ thế kỉ V đến X, đây là thời kì tung hoành xác lập quyền lực của người Man tộc gắn với những cuộc chiến tranh liên miên. Hàng loạt vương quốc Man tộc ra đời và đất đai đã dần tập trung vào tay những thế lực giàu có, các quý tộc vũ sĩ. Tầng lớp lãnh chúa và nông nô xuất hiện, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Trung đại và là đối tượng nghiên cứu chính trong sinh hoạt văn hóa của cư dân thời kì này. Trong lĩnh vực sinh hoạt vật chất, những điều kiện sống của con người còn hạn chế, nông nô ở trong những ngôi nhà nhỏ bé, đơn sơ bằng vách đất, mái rơm còn lãnh chúa đa phần sống trong những lâu đài cũ của chủ nô La Mã hay những căn nhà lớn nhưng thô ráp và lạnh lẽo. Sinh hoạt tinh thần có sự chuyển biến từ những tín ngưỡng tộc người sang Ki-tô giáo. Các thủ lĩnh German đã tiếp nhận Ki-tô giáo và từ đó nó trở thành một định chế vững chắc trong xã hội châu Âu Trung

Một phần của tài liệu sinh hoạt văn hóa của cư dân phương tây thời trung cổ (thế kỉ v xv) (Trang 104 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)