Nhân tố kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 33 - 36)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH THỜI KÌ HỘI NHẬP

1.2. Các nhân tố tác động đến phát triển các loại hình du lịch

1.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội

* Dân cư và nguồn lao động

Nhân tố này có tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch cũng như việc thu hút khách. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu

nghỉ ngơi và du lịch tùy thuộc vào đặc điểm xã hội. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Bên cạnh đó, số người tham gia hoạt động du lịch ngày càng đông. Nguồn lao động có chất lượng tốt, năng động, sáng tạo sẽ tạo được sức hấp dẫn của ngành.

* Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế - cách mạng khoa học kỹ thuật

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội tạo ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch cũng như biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, thị trường nhu cầu của nhân dân càng lớn, chất lượng càng cao.

Cách mạng khoa học kỹ thuật là tiền đề nâng cao thu nhập người dân cũng như hoàn thiện cơ cấu hạ tầng kỹ thuật giúp du lịch phát triển vững chắc. Trong nền sản xuất xã hội, một số ngành có tác động trực tiếp tới du lịch như:

- Công nghiệp: tạo ra hệ thống CSHT – CSVCKT và sự tiến bộ xã hội, có sức hút đặc biệt với khách du lịch trong và ngoài nước. Những hạn chế của công nghiệp như ô nhiễm, tính chất công việc căng thẳng lại hình thành nhu cầu du lịch về vùng có không gian xanh để nghỉ dưỡng, giải trí...

- Nông nghiệp: đảm bảo nguồn năng lượng và đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách, tạo cảnh quan thiên nhiên để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, khám phá và nghiên cứu.

- Giao thông vận tải: đặc thù du lịch là sự di chuyển của con người vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào giao thông. Giao thông giúp hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và linh hoạt, cho phép mau chóng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch mới. Mỗi loại hình giao thông có những ưu điểm riêng nên có những ảnh hưởng nhất định phù hợp với địa điểm du lịch cũng như đối tượng du khách. Ngoài ra còn có các phương tiện vận chuyển được chế tạo và sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch (ô tô, tàu thuỷ, máy bay đặc biệt, cáp treo...).

* Nhu cầu nghỉ ngơi

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nước phát triển rất đa dạng và biến động theo

thời gian, không gian, theo mùa vụ và lịch làm việc của du khách. Sự hoat động mang tính chất xã hội của cá nhân trong thời gian rỗi được quyết định bởi nhu cầu và định hướng có giá trị thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau. Nghỉ ngơi giúp tái tạo nguồn năng lượng làm việc, phát triển thể chất và tinh thần cho du khách.

Nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành du lịch và được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó.

* Thời gian rỗi

Du lịch trong nước và quốc tế không thể nào phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Để phát triển du lịch điều kiện quan trọng là có nhiều ngày nghỉ vào ngày cuối tuần, các ngày nghỉ lễ, Tết hay thời gian nghỉ phép trong năm. Đây là nhân tố thuận lợi thúc đẩy sự phát triển cả loại hình du lịch ngắn ngày và dài ngày.

* Điều kiện sống

Du lịch chỉ có thể phát triển được khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những nhân tố quan trọng nhất là thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Cùng với mức thu nhập thực tế ngày càng cao, các điều kiện sống và nhu cầu về mặt tinh thần của con người được chú trọng.

* Yếu tố chính trị

Du lịch chỉ có thể phát triển mạnh trong thời hòa bình và hữu nghị. Chiến tranh hay các xung đột ảnh hưởng đến sự an nguy của du khách nên lượng khách đến sẽ giảm đáng kể. Ngược lại, thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện khát vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị.

* Các nhân tố CSVCKT – CSHT du lịch:

- Thông tin liên lạc: Là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá du lịch, kích thích nhu cầu của khách du lịch tiềm năng muốn khám phá vẻ đẹp và các giá trị của điểm du lịch đó. Nhân tố này ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện nay.

- 16TCơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú16T: Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Các cơ sở này có thể chịu sự quản lý

của tổ chức, xí nghiệp du lịch, hoặc có thể hoạt động độc lập và được phân hạng tuỳ theo tiêu chuẩn và mức độ đồng bộ của các dịch vụ có trong đó.

- 16TCác cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: 16Tgiúp cho khách du lịch sử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những tiện nghi khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu (ở biển hoăc núi), phòng rửa tráng phim ảnh, phòng sao chụp... Chúng tồn tại một cách độc lập song đồng thời lại có mối quan hệ khăng khít với nhau, góp phần nâng cao tính đồng bộ của sản phẩm du lịch, tính hấp dẫn của điểm du lịch.

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)