Khái quát tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 44 - 48)

DU LỊCH TỈNH BẾN TRE

2.1. Khái quát tỉnh Bến Tre

2.1.1. Đặc điểm, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là 2.356,85 km²; chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL với vị trí tiếp giáp:

- Phía bắc giáp Tiền Giang

- Phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long - Phía nam giáp Trà Vinh

- Phía Đông giáp với biển Đông.

Toạ độ địa lý tỉnh Bến Tre giới hạn bởi:

- Kinh độ: 106PoP01’00” – 106PoP48’00”Đ - Vĩ độ: 9PoP48’00” – 10PoP 20’00”B Toàn tỉnh được chia thành 3 cù lao:

- Cù lao An Hoá (huyện Châu Thành, Bình Đại)

- Cù lao Bảo (gồm Thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri) - Cù lao Minh (huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú) Bến Tre giống như một ốc đảo biệt lập có hình rẽ quạt, bao bọc bởi 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên chia cắt. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như:

cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn thủy sản... Tỉnh có bờ biển dài hơn 60km với nhiều rừng ngập mặn, cù lao, cồn bãi, nhiều sông, rạch… là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi.

Tỉnh Bến Tre cách TP.HCM khoảng 86 km về phía tây bắc, ở gần thành phố Mỹ Tho và nhiều trung tâm phát triển khác. Bến Tre có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông thủy, bộ; cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông đã đi vào hoạt động, cầu Cổ

Chiên đang được xây dựng nằm trên tuyến quốc lộ 60… giúp Bến Tre thông thương với các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và một số tỉnh Tây Nam bộ.

Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình năm từ 26P0PC - 27P0PC. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh.

Điều kiện thiên nhiên Bến Tre cho phép phát triển du lịch xanh, bởi còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn, có những vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả cùng với các sản phẩm từ dừa nổi tiếng trong và ngoài nước.

2.1.2. Về kinh tế - xã hội

Bảng 2.1. Thông tin cơ bản về các đơn vị hành chính tỉnh Bến Tre năm 2011 Ðơn vị hành chính Diện tích

(km²)

Dân số (người)

Mật độ DS (người/km²)

Số đơn vị hành chính Thành phố 16TBến Tre16T 71,11 150.530 2.116 10 phường, 7 xã Huyện 16TBa Tri16T 355 187.398 528 1 thị trấn, 23 xã Huyện 16TBình Đại16T 401 132.193 330 1 thị trấn và 19 xã Huyện 16TChâu Thành16T 224,82 157.138 699 1 thị trấn và 21 xã Huyện 16TChợ Lách16T 168,34 113.716 675 1 thị trấn và 10 xã Huyện 16TGiồng Trôm16T 311,42 168.744 542 1 thị trấn và 21 xã Huyện 16TMỏ Cày Bắc16T 154,64 124.377 804 13 xã

Huyện 16TMỏ Cày Nam16T 219,88 166.474 757 1 thị trấn và 16 xã Huyện 16TThạnh Phú16T 411 128.116 312 1 thị trấn và 17 xã

(Nguồn: UBND tỉnh Bến Tre, 2012) Bến Tre có 8 đơn vị hành chính cấp 16Thuyện16T và 1 thành phố, trong đó có 164 xã, phường và thị trấn. Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.257.782 người với mật độ dân số 533 người/kmP2P. Các dân tộc sống ở Bến Tre là 16TViệt16T, 16THoa16T, 16TKhmer16T, 16TTày16T; người

dân chủ yếu theo đạo Phật, Tin lành, Kitô giáo nên tạo được nét đa dạng trong văn hóa và có sức hút đối với du khách đến tham quan và tìm hiểu.

Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2011 là 759.194 lao động (qua đào 44,6%); tạo việc làm cho 24.350 lao động (xuất khẩu lao động 370 người). Công tác dạy nghề, tư vấn việc làm được duy trì thường xuyên, đào tạo nghề cho 10.660 lao động nông thôn. Nguồn lao động tập trung nhiều nhất vào ngành nông nghiệp 424.659 lao động. Ngành công nghiệp và dịch vụ đang thu hút lao động vì sự phát triển khá trong thời gian gần đây. Nguồn lao động tập trung số lượng lớn ở khu vực ngoài nhà nước.

Bến Tre là một trong các tỉnh có tỉ lệ dân số thành thị thấp, chênh lệch số dân thành thị và nông thôn là rất lớn ở các huyện. Nhìn chung, số dân nông thôn có sự giảm nhẹ từ năm 2005 đến 2011. Dân thành thị tập trung nhiều ở TP.Bến Tre, Mỏ Cày Nam, Ba Tri…

Bảng 2.2. Dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bến Tre

Ðơn vị hành chính 2005 2011

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành phố 16TBến Tre16T 58.711 53.195 64.253 52.662 Huyện 16TBa Tri16T 10.742 179.890 10.322 177.624 Huyện 16TBình Đại16T 8.899 120.226 9.855 122.570 Huyện 16TChâu Thành16T 2.713 155.426 3.597 153.770 Huyện 16TChợ Lách16T 7.502 117.867 7.587 102.652 Huyện 16TGiồng Trôm16T 9.836 162.278 9.804 158.566 Huyện 16TMỏ Cày Bắc16T 11.260

Mỏ Cày

245.267 Mỏ Cày

- 109.724

Huyện 16TMỏ Cày Nam16T 11.444 135.610

Huyện 16TThạnh Phú16T 8.929 120.443 9.251 118.491 (Nguồn: Niên giám thống kê 2011)

Tốc độ tăng trưởng GDP Bến Tre năm 2011 đạt 8,74%. Giá trị sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp tăng 7,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 8,7%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 23,7 triệu đồng. Đến năm 2012, do nền kinh

tế cả nước có nhiều biến động nên tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao là tăng 6,61% (khu vực nông, lâm thủy sản tăng 2,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,9%; dịch vụ tăng 8,48%). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 430,2 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10.712 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.350 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2012: khu vực I: 41,5%, khu vực II: 21,7%, khu vực III: 36,8%.

Đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế vẫn là KV I. Giá trị tăng thêm ước tính 2.450,1 tỷ đồng/năm, tăng 1,07% so năm 2011. Chính những lợi thế về phát triển nông nghiệp và thủy sản đã giữ cho nền kinh tế tỉnh Bến Tre ổn định.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm công nghiệp khai thác (có khai thác cát sông và muối biển), công nghiệp sản xuất, phân phối điện - nước, công nghiệp chế biến (chiếm tỷ trọng khá lớn). Khu vực nhà nước phát triển ổn định; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao. Việc sản xuất công nghiệp của tỉnh chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ do đó trong việc cạnh tranh với thị trường bên ngoài vẫn còn nhiều mặt hạn chế, mặc dù tỉnh có những lợi thế về những mặt hàng như: thuỷ sản, dừa, cây ăn trái, khai thác cát...

Ngành xây dựng: năm 2012, giá trị tăng thêm ước tính 537,1 tỷ đồng so với năm 2011. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn nhà nước giảm. Riêng xây dựng trong doanh nghiệp và hộ dân cư có tăng lên, nhưng mức độ còn chậm.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu theo khu vực kinh tế Bến Tre năm 2012 và 2015 (dự kiến) Đơn vị: % (Dựa theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013)

Hoạt động dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, một số dự án đầu tư phục vụ du lịch đang được triển khai. Các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, cấp điện, nước sinh hoạt… tiếp tục tăng về doanh số và qui mô, chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH được tỉnh đặc biệt chú trọng, nhất là các công trình, dự án phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện… nhiều công trình quan trọng hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng tốt; các ngành Quản lý nhà nước, khách sạn nhà hàng, khoa học công nghệ, hiệp hội tăng trưởng cao hơn.

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)