DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
2.3. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch tỉnh Bến Tre
2.3.8. Doanh thu hoạt động du lịch
Ngành du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, tạo ngoại tệ, tăng nguồn vốn và tỷ lệ tích lũy từ bên ngoài cho nền kinh tế của Bến Tre dựa vào tiềm năng du lịch dồi đào và đa dạng các loại hình du lịch. Thu nhập từ du lịch của tỉnh Bến Tre tăng khá nhanh đặc biệt là trong thời gian gần đây: nếu năm 2001 doanh thu toàn ngành du lịch của tỉnh chỉ đạt 39,6 tỉ đồng thì năm 2005 tăng lên 83 tỉ đồng, năm 2010 đạt mức 245 tỉ đồng và 2012 là 368 tỉ. Khách du lịch đến Bến Tre tăng kéo theo hoạt động kinh doanh dịch vụ, khả năng tạo việc làm và thu nhập từ du lịch cũng tăng theo. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu du lịch giai đoạn 2001-2005 là 21,6%; giai đoạn 2005-2010 là 24,11% và năm 2012 tăng 22,7% so với năm 2011.
Điều này cho thấy du lịch đang phát triển mạnh và có tốc độ tăng khá ổn định trong hơn 10 năm qua. Trong đó, doanh thu thuần du lịch tăng vọt khoảng 30% trong các năm gần đây với sự đóng góp lớn nhất thuộc nhóm ngành ăn uống, chiếm đến 43%.
Thu nhập xã hội từ du lịch tăng lên và là nguồn đóng góp để phát triển kinh tế, tạo thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu doanh thu du lịch năm 2001 và 2012 (%)
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2012
2001 2012
Bảng 2.14. Hiện trạng thu nhập du lịch Bến Tre, 2001-2012
Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2001 2004 2007 2010 2012 - Doanh thu thuần DL 21,071 37,309 89,082 171,660 273,900
+ Lữ hành 4,528 5,806 12,948 29,950 52,000 + Lưu trú 2,493 6,003 18,127 37,620 65,000 + Ăn uống 9,671 17,746 44,541 72,270 117,000 + Doanh thu khác 1,109 2,355 5,827 15,700 29,000 + Hàng hoá 3,270 5,399 7,639 16,120 10,900 - Thu nhập XH từ DL 70,690 122,230 233,064 441,410 660,000
Theo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, 2012
Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch (2001-2012)
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2012 So sánh quy mô và cơ cấu nguồn thu nhập thuần du lịch của tỉnh trong hơn 10 năm qua, có thể rút ra các nhận xét sau:
Doanh thu
- Thu nhập chủ yếu là nguồn thu từ nhóm ngành ăn uống, chiếm gần 50%.
- Nguồn thu từ lưu trú tăng lên chủ yếu do hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, nhà hàng, khách sạn được chú trọng đầu tư và khai thác hiệu quả hơn.
- Tỉ trọng nhóm nguồn thu khác có tăng do đa dạng các hoạt động và tận dụng phát huy các dịch vụ bổ trợ du lịch đi kèm.
- So với năm 2001 thì cơ cấu doanh thu du lịch năm 2012 có sự thay đổi tỉ trọng các thành phần nhưng không đáng kể.
- Quy mô doanh thu du lịch năm 2012 gấp hơn 3,5 lần năm 2001.
* Doanh thu du lịch Bến Tre so với các tỉnh ĐBSCL
So với tổng doanh thu của khu vực ĐBSCL thì tỉnh Bến Tre còn rất hạn chế, năm 2012 chỉ chiếm 8,5%, thấp hơn nhiều so với TP. Cần Thơ. Nhưng cũng phải nhìn nhận đây là sự nỗ lực rất lớn của toàn thể các bộ phận hoạt động du lịch trong việc tăng nguồn thu kinh tế từ du lịch, sách bước với các tỉnh lận cận.
Bảng 2.15. Doanh thu du lịch Bến Tre so với các tỉnh lân cận (2011-2012) Đơn vị: tỉ đồng
Năm 2011 2012
Doanh thu du lịch ĐBSCL 3.531 4.344
Bến Tre 300 368
TP.Cần Thơ 761,2 845
Tiền Giang 237 285
Trà Vinh 64,4 70,8
Vĩnh Long 200 185
Theo Hiệp hội du lịch ĐB SCL, 2013
* Tiểu kết:
Mặc dù ra đời không sớm nhưng nhờ xác định đúng tiềm năng, thế mạnh mà ngành du lịch đã tập trung khai thác, đa dạng hóa các loại dịch vụ… dần đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch, đưa hình ảnh Bến Tre đến với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi,
có những khó khăn thách thức trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trên lĩnh vực du lịch của tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các khu du lịch còn nhiều hạn chế; còn vắng bóng các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch chưa đồng bộ; tình hình dịch bệnh, dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu... đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển du lịch của tỉnh nói chung và lượng khách đến nói riêng. Ngoài ra, sự trùng lặp về sản phẩm du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái do giống nhau về điều kiện tự nhiên) giữa các tỉnh thuộc ĐBSCL là thách thức khá lớn đối với du lịch Bến Tre và vấn đề lợi thế so sánh được đặt ra. Lợi thế khác biệt du lịch Bến Tre có thể khai thác:
- Thế mạnh du lịch sinh thái dừa: khai thác các thế mạnh từ dừa, tạo tính đặc thù rõ nét như du lịch vườn dừa kết hợp ẩm thực, sản phẩm mỹ nghệ, giá trị của dừa trong mỹ phẩm, dược phẩm, các cuộc thi khéo tay từ nguyên liệu dừa...
- Bến Tre hiện đang đứng top đầu khu vực về du lịch sinh thái sông nước do kết hợp các yếu tố: cù lao, cồn bãi – đặc sản nông nghiệp – khí hậu xanh – du lịch bằng xuồng - ẩm thực phong phú.
- Trên 500 món ăn từ dừa và văn hóa ẩm thực hấp dẫn.
- Là cái nôi của sản xuất hoa kiểng và cây giống của khu vực, là “vườn cây ăn trái của miền Tây” với đa dạng chủng loại có thể khai thác quanh năm.