Số lượng khách du lịch

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 94 - 101)

DU LỊCH TỈNH BẾN TRE

2.3. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch tỉnh Bến Tre

2.3.7. Số lượng khách du lịch

Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long với nhiều thế mạnh về du lịch do thiên nhiên và văn hóa mang lại. Hiện nay, du lịch của tỉnh Bến Tre đã có bước chuyển mình tích cực và đang được chú trọng trong xu thế hội nhập với phát triển du lịch của vùng và cả nước. Bến Tre đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội với tốc độ nhanh và thông qua các sự kiện, lễ hội, thị xã được công nhận là thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tham gia hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về du lịch, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong nước thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi thu hút du khách. Đặc biệt, cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển ngành du lịch của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế cô lập và nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh lân cận và hội nhập xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước. Tất cả những cố gắng trên đã gã góp phần quan trọng thu hút khách đến Bến Tre ngày một đông hơn.

Du lịch Bến Tre có xuất phát điểm thấp, bị cô lập bởi địa hình cồn bãi, cù lao và người dân bước ra từ cái nôi cách mạng hầu như chỉ biết sản xuất nông nghiệp là chính yếu. Đến năm 1995 ngành du lịch non trẻ ở Bến Tre đi được những bước đầu tiên và ghi tên mình trên bản đồ du lịch của Việt Nam với số khách có 91.000 lượt.

Bảng 2.11. Khách du lịch Bến Tre giai đoạn 2001–2012

Đơn vị: Lượt khách Năm Tổng khách du lịch Chia ra

Khách quốc tế Khách nội địa

2001 250.061 103.164 146.897

2003 252.540 85.644 166.896

2005 313.014 126.050 186.964

2007 377.033 155.154 221.879

2009 478.061 199.950 278.111

2011 610.000 261.000 349.000

2012 693.000 300.500 392.500

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch, 2013 Tuy nhiên, đến năm 2001 đạt gần 250.061 lượt khách và liên tục tăng trong 10 năm qua, năm 2012 đạt 693.000 lượt khách. Nhìn chung, khách du lịch đến Bến Tre

tăng qua các năm nhưng có tính không ổn định, đôi khi sụt giảm do ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan.

Giai đọan 2001 – 2005: bình quân hàng năm có lượt khách đến Bến tre là 271.794 lượt khách, tăng bình quân khách 23.376 lượt /năm và tốc độ tăng trưởng bình quân 15,07% /năm. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng khách du lịch cả nước nói chung và Bến Tre nói riêng trong giai đoạn này là do:

- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thập niên trước.

- Tình hình chính trị bất ổn một số khu vực trên thế giới.

- Thiên tai và dịch bệnh.

Tuy nhiên, Hiệp hội du lịch đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện và hiếu khách nên số khách quốc tế đến Bến Tre có tăng lên dù còn chậm. Hệ thống các tuyến điểm đã bước đầu hình thành và hoạt động có hiệu quả, các dự án kêu gọi đầu tư, xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch…

Giai đoạn năm 2006 – 2010: Tình hình bất ổn của thế giới, khu vực và trong nước đã có tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch Bến Tre, chịu ảnh hưởng sự suy giảm chung của cả nước. Mặc dù, lượng khách du lịch quốc tế trong cả nước giảm, nhưng du lịch Bến Tre vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, tăng hơn 91.000 lượt, lượng khách bình quân hàng năm tăng 11,53%. Đó là kết quả của các nỗ lực sau:

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội với tốc độ nhanh.

- Thông qua các sự kiện, lễ hội, thị xã được công nhận là thành phố để kích cầu du lịch.

- Khánh thành cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, phà Cổ Chiên, đầu tư nâng cấp hệ thống cầu đường thuộc quốc lộ 57, quốc lộ 60 và khai thông tuyến du lịch

- Doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tham gia hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về du lịch.

- Có sự liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong nước thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi thu hút du khách.

- Quảng bá du lịch.

Năm 2011 và 2012, số khách du lịch đến tăng, đặc biệt năm 2012 có sự kiện lễ

hội Festival Dừa Bến Tre lần III - 2012 được tổ chức với quy mô cấp quốc gia thu hút đông đảo du khách đến tham quan mua sắm, tham dự Lễ hội đường phố, Hội thi xứ dừa…kéo dài một tuần lễ. Ngoài ra, một số dự án đầu tư được triển khai hoàn thành đưa vào khai thác, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tạo sự quan tâm và thu hút khách đến Bến Tre ngày càng tăng. Nếu so sánh khách du lịch giai đoạn 2001 – 2006 với 2007 – 2012, thì 6 năm đầu có tốc độ tăng chậm hơn so với 6 năm sau, cụ thể tăng 2,2 lần: khách quốc tế tăng 2,7 lần, khách nội địa tăng khoảng 1,9 lần. Điều này cho thấy công tác đầu tư và định hướng thu hút khách du lịch đến Bến Tre ngày càng được chú trọng và có hiệu quả tích cực.

So sánh cơ cấu khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bến Tre qua các năm, có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa hai số liệu là không nhiều, khách nội địa vẫn chiếm số đông nhưng có xu hướng giảm tỉ trọng và khách quốc tế đang tăng dần và tiến đến cân bằng.

Biểu đồ 2.4. So sánh lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bến Tre (2000- 2012)

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2012

2.3.7.1. Thị trường khách quốc tế:

Biểu đồ 2.5.Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bến Tre (2000-2012)

Theo Báo cáo tổng kết 2012, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch

Khách quốc tế đến Bến Tre không ngừng tăng qua các năm. Năm 2000 lượng khách đến đây là 58,06 ngàn lượt, đến năm 2005 đã lên đến 126,05 ngàn lượt, trung bình mỗi năm tăng khoảng 13,6 ngàn lượt khách. Giai đoạn 2005-2012 lượng khách tăng lên 174,45 lượt, tăng 138%, trung bình mỗi năm tăng 21,8 ngàn lượt. Trong tổng khách du lịch đến Bến Tre thì thị trường khách quốc tế chiếm gần một nửa. Thị trường này đang tăng lên trong những năm qua nhưng tốc độ tăng còn chậm.

Khách du lịch quốc tế tăng lên nhờ:

- Sự quan tâm của các ban ngành liên quan.

- Có chiến lược phát triển phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh.

- Sự vực dậy của thị trường du lịch Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng.

- Đặc tính yêu thích thiên nhiên, cảnh quan sông nước và môi trường trong lành của du khách nước ngoài.

* Thị trường khách quốc tế theo khu vực địa lí:

Thị trường khách quốc tế đến Bến Tre đa dạng và ngày càng mở rộng. Thị trường truyền thống là Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Tây Âu... nhưng cũng có nhiều biến động theo thời gian. Thị trường Châu Á chiếm số lượng áp đảo gần 50%, kế đến là

Châu Âu cũng chiếm số lượng lớn 43,3. Châu Úc và Bắc Mỹ vẫn còn là thị trường cần thu hút trong tương lai.

Bảng 2.12. Lượng khách quốc tế đến Bến Tre (2000-2012) Đơn vị tính %

Chỉ tiêu Năm

2000 2005 2007 2009 2011 2012 Châu Á 48.8 54.8 54.6 49.6 41.74 36.92

- Trung Quốc 0.39 33.19 35.00

- Nhật 33.13 28.49 26.93

- Đài Loan 31.91 23.37 24.20

-Các nước khác 34.57 14.95 13.87 Châu Âu 43.3 36.5 36.4 38.3 41.59 40.87

- Đức 29.34 37.45 38.87

- Pháp 37.83 34.31 34.11

- Anh 32.43 19.52 19.58

- Các nước khác 0.4 8.68 7.44

Châu Úc 3.00 2.20 2.50 5.90 10.65 10.92

- Úc 90.57 99.94 100

-Các nước khác 9.43 0.06 -

Bắc Mỹ 5.0 6.5 6.5 6.2 6.0 4.1

-Mỹ 99.48 99.54 100

-Các nước khác 0.52 0.46 7.2

Nguồn Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, 2013 Trong thị trường Châu Á: Thị trường truyền thống là Nhật Bản với số lượng khách 40.85 % nhưng có sự sụt giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Thị trường tăng mạnh là Trung Quốc từ 0,38% (2008) lên 35% (2012).

Thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế đến Bến Tre còn khá thấp, có tăng lên qua các năm nhưng ở mức rất chậm. Đến năm 2012, số ngày lưu trú trung bình vẫn chưa đạt con số 2 ngày. Một số du khách đến tham quan tỏ ra tiếc nuối khi phải quay lại Cần Thơ hay TP.HCM do không có nhiều dịch vụ phục vụ lưu trú, nhất là các tuyến, điểm du lịch ở xã, huyện. Hiểu được những hạn chế của du lịch đang gặp phải, trong thời gian qua, Bến Tre đẩy mạng đầu tư và kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ đi kèm. Tuy

nhiên vẫn còn hạn chế về số ngày lưu trú vì nhiều nguyên nhân.

2.3.7.2. Thị trường khách nội địa:

Cùng với xu hướng phát triển của khách quốc tế, khách nội địa đến cũng đạt được kết quả đáng kể. Nếu năm 2005 khách nội địa chiếm hơn 60% thị trường khách du lịch đến Bến Tre thì đến năm 2012, lượng khách này có giảm tỉ trọng nhưng vẫn còn chiếm trên 50% và gia tăng hằng năm khá cao. Nhịp độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2006 là 40,5% cao hơn so với khách quốc tế, nhưng đến giai đoạn 2007-2012 có sự đảo ngược. Một số nguyên nhân giúp lượng khách tăng lên qua các năm:

- Bến tre tập trung toàn lực để thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo mục tiêu đề ra.

- Nghiên cứu, khảo sát thế mạnh và mở nhiều tour, điểm du lịch mới, đa dạng các loại hình.

- Liên kết các đơn vị kinh doanh phạm vi trong tỉnh, khu vực. Giao thông thuân lợi hơn. Nhu cầu du lịch của người dân tăng, thời gian nhàn rỗi được sử dụng lợp lí.

- Kết hợp du lịch với thăm người thân, hội họp...

Biểu đồ 2.6. Khách nội địa so với tổng khách du lịch đến Bến Tre (2005-2012) Theo Báo cáo tổng kết 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

*Đặc điểm khách du lịch nội địa:

- Xu nghỉ cuối tuần tăng do áp dụng chính sách lao động mới.

- Xu hướng dân đô thị về các vùng ven thư giãn, tận hưởng không gian xanh sau những ồn ào, căng thẳng. Bến Tre chỉ cách TP.HCM khoảng 2 giờ đi ô tô, giao thông tốt nên lượng khách đô thị này càng tăng.

- Hình thức du lịch cũng đa dạng hơn: theo nhóm, đoàn thể, cá nhân theo tour hay tự túc. Khách đi tour do TP.HCM liên tuyến với điểm du lịch gởi đến chiếm đại đa số như các tour về tham dự lễ hội dừa, lễ hội cây trái Chợ Lách.

2.3.7.3. Lượng khách du lịch đến Bến Tre so với các tỉnh ĐBSCL Bảng 2.13. Lượng khách du lịch đến Bến Tre và một số tỉnh ĐBSCL

Đơn vị: nghìn lượt người

ĐƠN VỊ Cần

Thơ Bến Tre

Tiền Giang

Trà Vinh

Vĩnh Long

Khu vực ĐBSCL

Năm 2010

Tổng khách 880 540,2 961 121 665 15.643,7 Khách quốc tế 163,8 230 473 3,7 170 1.272,4 Khách nội địa 716,2 310,2 488 117,3 495 14.371,3

Năm 2011

Tổng khách 972,4 610 1.058,7 123,6 830 17.438,9 Khách quốc tế 170,3 261 525 5.3 200 1.439,6 Khách nội địa 802,1 349 533,7 118,3 630 15.999.3

Năm 2012

Tổng khách 1.118,3 694 1.169,3 136 900 19.409,8 Khách quốc tế 190,7 300,4 600,3 5,9 200 1.605,7 Khách nội địa 927.6 393,6 569 130,1 700 17.804,1 Nguồn: Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 2013 Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến các tỉnh ĐBSCL đều tăng nhưng không đồng đều theo không gian và các thời điểm trong năm. Tổng lượng khách đến Bến Tre còn thấp (cụ thể năm 2012 chỉ bằng 0,59 lần/ Tiền Giang; bằng 0,62 lần/ Cần Thơ; chỉ cao hơn Trà Vinh). Bến Tre có tốc độ tăng khá ổn định và

cao so với các tỉnh còn lại, cả khách quốc tế và nội địa đều có mức tăng trên 12,5%

trong 3 năm qua. Điều này cho thấy sự nỗ lực đáng ghi nhận của ngành du lịch xứ dừa và hy vọng một xu hướng phát triển tích cực trong tương lai. Chỉ số tăng trưởng các mặt về lượng khách của Bến Tre hầu hết đều cao so với mức tăng trưởng chung của cả khu vực ĐBSCL, chỉ riêng năm 2011 có khách quốc tế chiếm 12,9%, chậm hơn so với ĐBSCL là 13,13%.

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)