Th ực trạng phát triển các loại hình du lịch tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 61 - 91)

DU LỊCH TỈNH BẾN TRE

2.3. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch tỉnh Bến Tre

2.3.2. Th ực trạng phát triển các loại hình du lịch tỉnh Bến Tre

Từ những tiềm năng du lịch cho thấy Bến Tre có nhiều thế mạnh để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Trong đó, du lịch sinh thái đóng vai trò chủ lực trong ngành du lịch của tỉnh.

2.3.2.1. Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn:

Du khách sẽ ấn tượng với những tour du lịch sinh thái miệt vườn đặc biệt là du lịch sông nước kết hợp tham quan vườn cây trái. Các loại hình hoạt động cụ thể:

- Tham quan dã ngoại sinh thái tự nhiên, sinh vật

- Tham quan, nghiên cứu cây giống, hoa kiểng, vườn nuôi ong…

- Thưởng thức sản vật địa phương

- Tắm cồn (là sản phẩm du lịch độc đáo ở Bến Tre) - Tắm biển và khám phá vùng rừng ngập mặn ven biển - Tham gia các trò chơi, giải trí

- Có thể kết hợp với các điểm du lịch văn hóa khác…

Điểm nhấn chính trong loại hình du lịch này là khai thác thế mạnh cảnh quan sinh thái nông nghiệp kết hợp với địa hình sông rạch, cù lao, cồn bãi và phương tiện đi lại đặc trưng vùng sông nước đồng bằng Nam Bộ.

* Những điểm du lịch tiêu biểu:

**UCồn PhụngU (Cồn Ông Đạo Dừa - 29Tcồn Tân Vinh29T)

Thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, có diện tích 50 ha. Cồn Phụng là địa danh quen thuộc, hấp dẫn với du lịch sinh thái miệt vườn sông nước và dấu ấn tâm linh “Đạo Dừa Bến Tre”. Cồn Phụng được xem là khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đến Cồn Phụng du khách có thể tận hưởng nhiều dịch vụ hấp dẫn như

tham quan ngắm cảnh sông nước, thăm vườn cây ăn trái trĩu quả và những sinh hoạt thường nhật của người dân vùng ven sông Tiền, được trải nghiệm trên những chiếc xuồng máy, xuồng chèo hay du ngoạn trên những chiếc xe ngựa, xe đạp ngắm cảnh những đường làng quê xứ dừa, tham gia vào các công đoạn chế biến kẹo dừa, bánh tráng, khi dừng chân nghỉ ngơi đong đưa trên chiếc võng được mắc trong vườn cây ăn trái xanh mát. Điểm du lịch Cồn Phụng còn có loại hình câu cá sấu, đi cầu khỉ lắc lẻo; thử cảm giác với mô-tô nước, các trò chơi tập thể tại khu sinh hoạt ngoài trời; hát múa tập thể, hát với nhau ngoài trời hay trong sân khấu tại các nhà hàng…

ngoài ra Cồn Phụng còn có hệ thống nhà hàng - khách sạn tiện nghi và nhiều khách sạn ven sông thoáng mát phục vụ ẩm thực và nghỉ dưỡng.

Điểm du lịch Cồn Phụng là một trong 11 điểm du lịch được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL bình chọn là “Điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL” vào năm 2012.

**UCồn Phú BìnhU (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách)

Qui mô 37 ha, nguồn vốn đầu tư khoảng 43 tỉ đồng, là vùng sinh thái cảnh quan và sản vật phong phú đa dạng. Về lâu dài, với quy mô đầu tư lớn và dịch vụ du lịch phong phú, cồn Phú Bình sẽ có tiềm năng thu hút khách du lịch từ vùng ĐBSCL, TP. HCM và khách du lịch thuộc tiểu vùng MêKông mở rộng. Quy hoạch sẽ có 2 quảng trường, khu khách sạn, khu giải trí thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi, có khu vườn hoa cây cảnh, chim cá biển, thú quí hiếm được nuôi thả tự nhiên. Vườn ươm giống cây trồng của khu du lịch sẽ là nơi trình diễn giao lưu, chuyển giao khoa học kỹ thuật về giống cây trồng. Dọc theo trục trung tâm là khu sản xuất thủ công mỹ nghệ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

**UĐiểm du lịch sinh thái Cồn ỐcU(Hưng Phong - Giồng Trôm)

Quy mô khoảng 200 ha, dự báo lượng khách: 105.000 khách/năm. Đây là điểm du lịch sinh thái đặc thù có giá trị của Bến Tre, gắn với cây dừa với nhiều giống đặc hữu như dừa dứa, dừa núm... và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa.

Các loại cây trái được trồng ở cồn Ốc nổi tiếng thơm ngon và có độ ngọt thanh hơn so với các vùng đất khác. Ngày nay, Cồn Ốc đang phối hợp với nhiều công ty du lịch tổ chức những chương trình tham quan dã ngoại rất hấp dẫn mang đậm chất

sông nước miệt vườn, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham gia các trò chơi sông nước.

**UĐiểm du lịch Cồn TiênU (Tiên Long, huyện Châu Thành)

Cồn Tiên có diện tích 7ha, là một bãi cát đẹp, loại hình chủ yếu là tắm cồn.

Điểm độc đáo Cồn Tiên chỉ nổi mỗi năm một lần đúng ngày Mùng 5 Tháng 5 âm lịch gắn với truyền thuyết là nơi các nàng tiên xuống tắm với bãi cát vàng mịn, bùn ít, không lún. Nơi đây thu hút đông đảo người dân địa phương và các vùng lân cận đổ về bằng ghe xuồng vui chơi, tắm sông, ăn uống, đùa giỡn, hát ca dưới sông như trên sân khấu đến khi nước lớn, bãi cát bị dìm trong nước thì kết thúc cuộc vui.

Dự kiến cồn Tiên sẽ liên doanh xây dựng thành làng du lịch.

**UĐiểm du lịch Cồn QuiU (giữa xã Tân Thạch và Quới Sơn, Châu Thành)

Trên Cồn Qui là các khu vườn trồng cây ăn trái như: sa-pô-chê, nhãn, bưởi...

Cồn Qui cũng được khai thác các loại hình du lịch gần giống với Cồn Phụng nhờ những nét hoang sơ, dân dã và là một trong những địa điểm du lịch sinh thái đầy tiềm năng trong tương lai.

**UĐiểm du lịch cồn HốU (31Txã An Thủy, huyện Ba Tri), 31Tdự báo lượng khách: 15 ngàn lượt khách/năm. 31TCó khả năng phát triển kết hợp các loại hình du lịch sinh thái với di tích văn hóa – lịch sử trong huyện. 31TDự án đang triển khai thêm: Nhà nghỉ, nhà hàng, vui chơi giải trí, tắm biển, cắm trại, thể thao trên mặt biển, tham quan rừng ngập mặn.

31T**USân chim Vàm HồU (31Txã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri)

Quy mô 63 ha, dự báo lượng khách: 30.000 khách/năm. Đây là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú. Vườn chim Vàm Hồ là hệ sinh thái đặc sắc, tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển cửa sông Cửu Long, có giá trị sinh học cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Đến đây du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, đến tham quan khu căn cứ kháng chiến, tìm hiểu về các giống chim cũng như đặc tính loài, có thể thưởng thức các món ăn dân dã từ tôm, cá, rùa... Tuy nhiên, hiện nay sân chim Vàm Hồ có giới hạn vùng tham quan để không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của vườn chim.

**UĐiểm du lịch biển Thừa ĐứcU (Thừa Đức, Bình Đại)

Quy mô: 6,3 ha, dự báo lượng khách 11.000 khách/năm. Bãi biển nơi đây khá đẹp với bãi cát mịn trải dài ra biển cùng hàng dương xanh ngắt phục vụ nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí bãi biển và thưởng thức những món hải sản như: nghêu, tôm, cua và đặc biệt là món bánh xèo - thương hiệu bánh xèo Thừa Đức.

**UKhu du lịch sinh thái biển Thới ThuậnU (Xã Thới Thuận, Bình Đại)

Quy mô: 60ha, lượng khách dự báo 10.000 khách/năm. Hiện nay khu du lịch sinh thái biển Thới Thuận đã đi vào hoạt động và đang mở rộng các khu vui chơi giải trí, tắm biển, cắm trại, nhà nghỉ, nhà hàng, ẩm thực hải sản.

**UKhu du lịch sinh thái biển Thạnh HảiU(Xã Thạnh Hải, Thạnh Phú )

Hình thành gần đây với loại hình du lịch chủ yếu là tham quan, tắm biển và ẩm thực hải sản giá rẻ. Nơi đây đang là điểm hút du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là ngày cuối tuần hay dịp lễ lượng khách lên đến cả ngàn người trong ngày.

**UDu lịch sinh thái Chợ LáchU

Chợ Lách nổi tiếng về cây ăn trái, hoa kiểng và cây giống. Vì vậy, du lịch nơi đây cũng không kém phần hấp dẫn, nhất là du lịch sinh thái mùa hoa trái. Trái cây Chợ Lách vừa thơm ngọt lại vừa đẹp mắt được nhiều nhà vườn mở cửa đón khách tham quan. Bên cạnh đó, những vườn hoa kiểng rộng lớn được các nghệ nhân chăm tỉa thành hình thù của các con vật như rồng phụng hay các tháp, các vườn hoa đầy màu sắc. Dịp cận Tết, hoa kiểng đón xuân đủ loại nở rộ cả vùng. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh, trao đổi kinh nghiệm trồng tỉa với các nghệ nhân và mua về làm quà. Đặc biệt, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho Chợ Lách đặc sản ốc gạo Phú Đa theo mùa có thể chế biến nhiều món ngon làm nức lòng người thưởng thức.

Chợ Lách có nhiều địa điểm du lịch liên hoàn, lộ trình tuyến điểm đã và đang thu hút khách với một số điểm điển hình như:

- Vườn kiểng thú Năm Công: nhiều loại kiểng lớn hình 12 con giáp, lục bình…

- Vườn kiểng và cây giống Hoàng Duy: kiểng, bonsai, cây giống…

- Đường hoa kiểng, cây giống Vĩnh Bắc–Vĩnh Nam xã Vĩnh Thành dài hơn

10km

- Điểm du lịch Ba Ngói, điểm du lịch Tám Lộc: vườn chôm chôm – khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa.

* Nội dung hoạt động một số tour chính:

- Khám phá miệt vườn – vùng đệm TP. Bến Tre (phương tiện: thuyền du lịch, xe lôi máy, đạp xe): xem cảnh sinh hoạt của người dân trên sông (chài lưới, đăng mé, nuôi cá bè trên sông); tham quan lò gạch; thăm vườn cây ăn trái (vườn dừa Dứa, bưởi da xanh…); thưởng thức trái cây; giao lưu đờn ca tài tử Nam Bộ; tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa, làng nghề Nhơn Thạnh; câu cá giải trí…

- Tham quan vùng đất tứ linh (Long-Lân-Quy-Phụng) (phương tiện: thuyền du lịch, xuồng chèo, xe ngựa): tham quan các cồn nằm trên sông Tiền. Quý khách có thể trổ tài chèo đò, thi chèo đò; thưởng thức trà mật ong thơm mát tại vườn; tham quan bộ sưu tập chuyên đề dừa Bến Tre, tác mương bắt cá và ẩm thực với số cá bắt được, tham gia các loại hình thể thao và văn nghệ, ẩm thực...

31T- Chợ Lách - Cái Mơn- "vương quốc" hoa kiểng, cây ăn trái (phương tiện: ô tô kết hợp tàu du lịch): 31Txem các nghệ nhân làm kiểng thú và nhân giống cây kiểng, cây ăn quả; thăm và thưởng thức đặc sản trái cây tại vườn (có thể tham dự lễ hội Trái cây vào dịp Tết Đoan Ngọ); đến cồn Phú Đa - khu bảo tồn Ốc Gạo thưởng thức bánh xèo hến, giao lưu và cùng với ngư dân khai thác Ốc Gạo trên sông.

2.3.2.2. Du lịch nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử

Với hệ thống các di tích văn hóa lịch sử cách mạng, các bảo tàng, các công trình văn hóa nghệ thuật, cùng với các lễ hội... tất cả hội tụ tạo cho Bến Tre một tiềm năng phát triển du lịch phong phú, đặc sắc, có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch về nguồn. Các loại hình du lịch cụ thể:

- Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về các di tích

- Nghe thuyết minh, tìm hiểu về đời sống, sự nghiệp của các danh nhân - Tham quan, nghiên cứu các công trình kiến trúc văn hóa, tôn giáo…

- Tham dự các lễ hội và không gian văn hóa lễ hội.

Có thể kết hợp với các loại hình du lịch khác để tăng tính hấp dẫn

* Những điểm du lịch tiêu biểu:

Di tích lịch sử cách mạng

**UDi tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình ChiểuU (An Đức, Ba Tri).

Khu di tích gồm đền thờ, nhà lưu niệm và khu mộ nằm trên khu đất khá rộng lớn. Đây là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất của tỉnh, thu hút lượng du khách đông đảo đến thăm viếng hàng năm. Đông nhất là vào dịp lễ có đến hàng ngàn người tham dự để dâng hương, tưởng niệm về nhà thơ một cách trang trọng, mang đậm ý nghĩa văn hóa - lịch sử. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh… đã đến viếng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu và để lại nhiều dòng cảm xúc ngưỡng vọng.

**UKhu di tích lịch sử Đồng KhởiU (xã Định Thủy, Mỏ Cày Nam)

Khu di tích là một quần thể di tích gồm 4 địa điểm: Nhà truyền thống Đồng Khởi, Nhà Ông Chín Định, Đình Rắn, Đồn Vàm Nước Trong. Nhà truyền thống Đồng Khởi có diện tích sử dụng 500 mP2Pgắn biểu tượng ngọn lửa bất diệt. Bên trong trưng bày những hiện vật, hình ảnh, biểu đồ, hiện vật “vách 2 lớp”, “Chiếc Lu” làm hầm bí mật, “Tủ thông đáy” dùng che dấu cán bộ chiến sĩ… Đây là một trong những điểm du lịch quan trọng nhất tại Mỏ Cày Nam. Chương trình du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa lịch sử kết hợp với chương trình “một ngày làm du kích” có sức hấp dẫn cao với du khách trong và ngoài nước.

**UDi tích lịch sử Chùa Tuyên LinhU (xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam)

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến sinh sống, dạy học, bốc thuốc. Nơi đây còn là căn cứ che giấu cán bộ cách mạng trong kháng chiến. Vào ngày 19/5, rất đông các bộ cách mạng và người dân về đây dự lễ kỷ niệm, tạo nên không gian văn hóa trang nghiêm và đầy long trọng.

**UDi tích đầu cầu tiếp cận chi viện Bắc NamU (xã Thạnh Phong, Thạnh Phú) Hàng ngàn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của Trung ương chi viện cho cách mạng miền Nam qua đường Hồ Chí Minh trên biển mà đầu cầu tiếp nhận vũ khí ở xã Thạnh Phong (gồm vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn). Đây là nơi có ý nghĩa về mặt lịch sử, kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên vùng ven biển

nên thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu và khám phá thiên nhiên.

**UDi tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôiU: Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của tỉnh Bến Tre, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 7/1/1993.

**UMộ nhà giáo Võ Trường Toản - huyện Ba TriU: Khu mộ nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, hai tầng để thờ và làm nơi tưởng niệm, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 24/01/1998.

**UĐền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc ThăngU: xã Mỹ Thạnh, Giồng Trôm. Ông giữ chức Lãnh binh trong quân đội dưới triều Thiệu Trị

**UDi tích lịch sử nhà của ông Nguyễn Văn TrácU: xã Hưng Lễ, Giồng Trôm. Là nơi ở và làm việc của Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam và tổng hợp tình hình dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam.

**UDi tích cuộc thảm sát Ấp Cầu HòaU: xã Phong Nẫm, Giồng Trôm. Cuộc tàn sát có quy mô và dã man nhất ở Bến Tre giết chết 286 người dân vô tội. Bia căm thù được dựng để nhắc nhở những thế hệ sau về tội ác của giặc.

**UKhu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị ĐịnhU: xã Lương Hòa, Giồng Trôm. Khu gồm đền thờ và phòng triển lãm những hiện vật, hình ảnh tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp vị nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đây thật sự trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách, là điểm hẹn về nguồn thật ý nghĩa với mọi thế hệ, là điểm tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ, tọa đàm, họp mặt của phụ nữ các cấp, tổ chức các buổi dã ngoại, hội trại và những buổi ngoại khóa cho học sinh, sinh viên về đây tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Cô Ba Định.

Di tích văn hóa - tâm linh – nghệ thuật – lễ hội

31T**UDi tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộU (xã Đại Điền, Thành Phú). Công trình 31Tkiến trúc điêu khắc gỗ rất độc đáo với 48 cây cột bằng gỗ lim và căm xe quý hiếm; có hoành phi sơn son thếp vàng và thành vọng chạm, lọng, với những họa tiết phong cảnh, vật sống động; trên mỗi miếng ngói có in hình sinh hoạt dân gian như mục đồng cỡi trâu, con cua, bó lúa, con gà… thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu kiến trúc gắn với đời sống nông thôn Nam Bộ.

**UĐình Phú TựU (xã Phú Hưng, TP.Bến Tre) có một trong ba cây Bạch mai có tuổi thọ cao nhất nước, được mệnh danh là: "Cổ thụ mai", "Thần mai", "Danh mộc Bạch mai", nở hoa trắng xóa từ rằm tháng giêng đến rằm tháng hai Âm lịch.

**UDi tích nghệ thuật Đình Phú LễU: đình xây vào năm 1826 với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng, có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng. Hàng năm, hội cúng đình tổ chức vào rằm tháng 3 âm lịch. Ngoài ra còn có đình Bình Hòa, đình Tân Thạch…

các đình có kiến trúc độc đáo và lâu đời, đã được công nhận là di tích lịch sử.

**UNhà thờ Cái MơnU: Một trong những nhà thờ xưa và lớn nhất Nam bộ, xây dựng năm 1872, là nơi sinh hoạt tôn giáo của hơn 90% cư dân xã Vĩnh Thành. Tháp chuông của nhà thờ cao 9 tầng với 6 chuông đúc tại nước Pháp. Đối diện nhà thờ là nhà bia tưởng niệm và ghi nhớ nơi sinh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký - người biết trên 20 ngoại ngữ và là một trong 18 vị bác học thế giới thế kỷ XIX.

**ULễ hội Đồng KhởiU: diễn ra vào ngày 17/1 tại Mỏ Cày Nam. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác 1 ngày làm du kích, nghiên cứu - tìm hiểu về lịch sử đấu tranh hào hùng của Bến Tre qua các câu chuyện kể hấp dẫn.

**ULễ hội cây tráiUđược tổ chức vào dịp tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) tại huyện Chợ Lách. Đây là dịp thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt các tour từ TP.HCM, TP.Cần Thơ đến. Ngày hội có các hoạt động như hội thi trái ngon, an toàn, thi kiểng bonsai, thi đá chim, thi ẩm thực, đấu xảo sản phẩm, lễ dâng hương Thần Nông… các tour thường kết hợp tham dự lễ hội với tham quan các điểm du lịch, tuyến du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái trong và ngoài huyện.

**ULễ hội DừaU: Ra đời năm 2009 và diễn ra hai năm một lần vào tháng giêng, gắn kết với “Lễ hội truyền thống cách mạng 17/1” của Bến Tre. Tham gia lễ hội, du khách sẽ thưởng thức các chương trình đặc sắc như: cuộc thi “Người đẹp xứ dừa”, sân khấu hóa tái hiện sự hình thành, phát triển, đấu tranh và xây dựng vùng đất cù lao xứ dừa; hội làng nghề truyền thống; các hội thi, liên hoan về dừa; các gian hàng trưng bày các sản phẩm từ cây dừa, các giống dừa mới… Du khách được hòa mình

Một phần của tài liệu phát triển các loại hình du lịch ở tỉnh bến tre thời kì hội nhập (Trang 61 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)