CHƯƠNG 1: HIỆN THỰC CUỘC SỐ NG VÀ TẤM LÒNG NHÀ VĂN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG
1.1. Hi ện thực cuốc sống trong các sáng tác của Vũ Bằng
1.1.1. V ấn đề hồi cư và người hồi cư
Là một nhà văn "dinh-tê", dù vì mục đích gì, Vũ Bằng cũng ít nhiều phải chịu chung số phận của những người hồi cư. Hơn ai hết, ông hiểu rất rõ cuộc sống của họ. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, trong giai đoạn từ 1945 đến 1954, Vũ Bằng viết 15 tác phẩm trong đó có 12 tác phẩm đề cập trực tiếp đến vấn đề hồi cư và người hồi cư, trong ba tác phẩm còn lại chỉ có 1 tác phẩm hoàn toàn thuần tứy là sự hồi tưởng một kỉ niệm êm đềm thưở thiếu thời (Truyện trăm năm cũ) còn hai truyện Cây hoa hiên bên bờ sông Na và Cái cóng thuốc của Hàn Lang tuy mang âm hưởng của Truyền kì mạn lục nhưng lấp ló đằng sau từng câu chữ vẫn là cuộc sống loạn lạc thời chiến tranh, vẫn là vân đề thân phận con người trong một xã hội thời chiến (Phụ lục 1). Điều đó chứng tỏ hồi cư là một vấn đề ám ảnh đối với nhà văn, nó chi phối rất nhiều đến suy nghĩ, tình cảm của nhà văn trong giai đoạn này.
Trong một truyện dài ít nhiều có tính chất tự truyện như truyện Chớp bể mưa nguồn (ký dưới bút đanh Hoàng Thị Trâm, đăng nhiều kỳ trên Tiểu thuyết thứ bảy, bắt đầu từ số 1,
24
Thượng tuần tháng 3.1949), Vũ Bằng đã chạm đến một mặc cảm khá phổ biến của những người dân hồi cư lúc ấy thông qua suy nghĩ của nhân vật Lộc: "Tôi thấy chính tôi là một người nên đứng lui ra làm cái công việc sở trường của mình là... viết láo. Tôi viết láo và không có quan điểm chính trị gì, vì quan điểm của tôi không có gì đặc biệt, nhưng là của tất cả những người hồi cư về đây: Hà Nội là đất nước của tôi, tôi ở, tôi ở đâu thì tôi theo pháp luật ở đấy, và không ai cấm tôi yêu và xót xa đồng bào tôi".
Đã có một thời vấn đề "dinh-tế" được đặt ra trong lịch sử Việt Nam và vấp phải sự phản ứng gay gắt của công luận. Hãy thử tưởng tượng: Cuộc kháng chiến chống Pháp mỏ ra trên diện rộng. Toàn dân hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước" [77; 135]. Khắp nơi nhân dân nổi lên phá đường, ngăn chặn bước tiến của quân thù ; ở tiền tuyến, bộ đội và dân cổng thi đua đánh giặc; ở hậu phương, công nhân "tay súng tay búa" cùng nông dân "chắc tay súng vững tay cày" hăng hái thi đua tăng gia sản xuất. Từ các thị thành, nhân dân theo lệnh của Chính phủ kháng chiến, tản cư về nông thôn, góp công góp sức cùng đánh quân thù. Khắp nơi, từ miền ngược đến miền xuôi đều hừng hực không khí khẩn trương, sôi nổi, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Hiện thực hào hùng ấy đã đi vào thơ ca một thuở, còn đọng mãi trong lòng người.
Vậy mà lại có một lớp người đi ngược dòng chảy chung của thời đại, quay về thành. Lí do và động cơ hồi cư của họ có thể là vô vàn, nhưng dù gì đi nữa cũng không thể biện minh nổi cho một thực tế là phải dựa vào thực dân Pháp để nương thân, mứu cầu cuộc sống êm ấm, sung túc. Một người dân yêu nước chân chính, một người giàu lòng tự trọng ít chọn những hành xử đáng trách như vậy. Vì thế, trước mắt mọi người, trước công luận, họ là những kẻ phản bội, những kẻ quay lưng lại với cuộc kháng chiến chung của dân tộc.
1.1.1.1. Vũ Bằng là một nhà văn hồi cư, đành rằng với động cơ khác, nên hơn ai hết ông rất thấm thìa nỗi khổ của người hồi cư và phần nào thông cảm với họ. Những trang văn của ông giờ đây được chắt ra từ chính cuộc đời bất yên và nhiều nông nỗi của chính ông và những con người bất hạnh kia. Ông quan tâm đến nỗi khổ về đời sống vật chất thiếu thốn của những người hồi cư. -Trước đây, sống ngoài vùng tản cư kháng chiến, họ cũng rất nghèo khổ, thiếu thốn, nhưng nhìn ra xung quanh, hầu hết mọi người cũng trong tình cảnh như vậy, nên cái nghèo, cái
25
khổ cũng nhẹ đi phần nào. Họ dinh-tê vào thành hầu hết chỉ vì hi vọng kiếm được miếng ăn, có đời sống khâm khá hơn. Nhân vật người vợ trong Đất khách đã hối chồng: "...Cứ nhất định đi.
Trời thương, kiếm ăn được, về lấy cái đất nhà Hai Đỗi. Bảy tám chục bạc một nải chuối. Gánh rau cạn đem ra của ổ bán cũng được vài trăm" [20; 335]. Còn người chồng "khi có người về đón nhà vợ lẽ Phán Tảo ra, nói chắc như cua gạch là ở Hà Nội làm ăn bở thật, người chồng mới nhất quyết ra đi ..." [20; 335].
Nhiừig rồi thực tế cuộc sống thực hồi cư không dễ dàng như những điều họ đã nghe, đã tưởng. Đói khổ về vật chất cộng thêm nỗi khổ vê tinh thần càng làm cho cuộc sống của họ vốn đã nặng nề lại nặng nề hơn.
Cuộc sống của đôi vợ chồng hồi cư trong Bữa cỗ thật tù túng, ngột ngạt. Hàng ngày, người vợ "đan cái giỏ hay làm cái toe toe để bán". Người chồng đi làm thuê. Ở trong tình trạng đói khổ, túng quẫn thường xuyên, người ta dễ vị kỷ, ít có điều kiện để nghĩ tốt về nhau. Trong suy nghĩ của người chồng, người vợ hiện lên thật đáng ghét. “Con mụ ở nhà cứ động một tí là sinh sự” [20; 321]. Vì vậy, thường trực trong anh là ý thức đối phó. Sau khi ăn cỗ xong, trên đường từ nhà chủ về "Anh ta còn đang mải nghĩ sẵn mấy câu đối đáp sắp đem ra dùng với vợ.
Mà chỉ cổ chính trị thôi thì không đủ nhé. Phải có võ lực nói chuyện nữa, nếu cần. Anh ta gật gù đắc chí vì cảm giác à đầu hai cánh tay mình lại có hai bàn tay, hai bàn tay chỉ có mười ngón nhưng là mười ngón sắt, Vô phúc cho đứa nào gây chuyện với anh. Hai bàn tay ấy mà
"tẩn" thì chỉ có hộc máu ra mà chết" [20; 322]. Cả hai con người đáng thương ấy đều khổ. Họ khổ vì vật chất túng thiếu, họ còn khổ hơn vì thường xuyên làm cho nhau thêm khổ. Người vợ khốn khổ đó đã chết trong cô đơn, nghèo khổ: Chồng vắng nhà, "mụ vợ anh ta chết cứ lịm đi"
[20; 323]. Người chồng trong cơn say đã luận về cái chết của người vợ khốn khổ theo cách nghĩ của kẻ say nhưng vẫn còn ý thức được những món nợ chưa trả:
"Rõ thật con tườu ! Lại chọn đúng ngày mình lãnh lương mà chết! Thế này thì còn giết ai ra mà trả những món nợ người ta đòi từ sáng?" [20; 323].
Ta còn có thể tìm thấy bóng dáng của những cảnh đời ấy trong các truyện ngắn Bát cơm, Giai đoạn mới...
1.1.1.2 Không chỉ quan tâm đến nỗi khổ về vật chất thiếu thốn, Vũ Bằng còn đặc biệt chú ý đến cái tâm lý mặc cảm, nỗi dằn vặt, day dứt của những người hồi cư. Đây là điểm khác biệt
26
cơ bản giữa Vũ Bằng với các nhà văn cách mạng cùng thời như Nam Cao, Tô Hoài, Ngô Tất Tố... Nam Cao lúc ấy viết Đôi mắt. Hiện thực trong Đôi mắt là cuộc sống kháng chiến ở vùng tản cư, vùng thuộc quyền kiểm soát của chính phủ ta. Buổi chợ trung du của Ngô Tất Tố là buổi chợ ở vùng tản cư. Còn Làng của Kim Lân là làng ở vùng tạm chiếm nhưng làng ấy không được trực tả mà lại được tái hiện thông qua lăng kính chủ quan, thông qua tâm trạng của một người đại diện cho dân làng- Ông Hai tản cư. Trong truyện, Kim Lân miêu tả khá chi tiết cụ thể nhân vật ông Hai. Ông Hai tản cư hay khoe về làng. Hồi còn đế quốc Pháp, ông "chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông" [62; 173]. Từ ngày khởi nghĩa, ông "khoe khác. Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng mà ông gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tôi Những buổi tập quân sự..." [62; 174]. Ông Hai không muốn đi tản cư. Bà Hai khóc lóc, năn nỉ, ông suy nghĩ và quyết định: "Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được, thì tản cư âu cũng là kháng chiến" [62; 178].
Ở nơi tản cư, ông lão thường đến phòng thông tin nghe đọc báo. Ông quan tâm đến chuyện cầy cấy, lúa má ở quê nhà. Ông hả hê: "Nắng này là bỏ mẹ chúng nó". Khi nghe tin "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây"(...) Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được..:”[62; 186].
Nhân vật trong các sáng tác của Kim Lân sau cách mạng tháng Tám nói riêng, của văn học hiện đại Việt Nam từ 1945 trở đi nói chung, hầu hết đều là nhân vật của sử thi. Những nhân vật này thường nói tiếng nói chung của cộng đồng, họ thường quan tâm đến những vân đề lớn lao, có tính chất cộng đồng. ở họ, quyền lợi và tình cảm của cá nhân hòa lẫn trong quyền lợi, tình cảm cộng đồng rộng lớn. Ông Hai đi tản cư vừa vì thương vợ, thương con vừa là chấp hành chủ trương chung của Chính phủ kháng chiến. Ông lo lắng quan tâm và cả xấu hổ cái lo lắng, quan tâm và xấu hổ của một người dân bình thường yêu nước... Còn những nhân vật của Vũ Bằng từ 1945 trở đi là những nhân vật của đời thường, suy nghĩ, nỗi niềm của họ là những suy nghĩ, nỗi niềm xuất phát từ chính cuộc đời đầy éo le của họ. Bằng sự trải nghiệm của bản thân cộng với sự nhạy cảm của một tâm hồn đồng điệu, Vũ Bằng hiểu được sự phân vân giống như là sự giằng xé trong việc quyết định "hồi cư" của đôi vợ chồng trong Đất khác. Vì thế, ông đã để cho "Hai vợ chồng và ba đứa con lén lút đi về Bển Sém như một đoàn ăn trộm đi đêm".
Việc đôi vợ chồng ấy chọn cách đi lén lút chứng tỏ họ đã ít nhiều ý thức được một cái gì không
27
phải trong quyết định của mình, tức là ở những người như họ, ngọn lửa lương tri chưa phải đã hoàn toàn nguội tắt.
Cũng trong Đất khách, sự dằn vặt, day dứt, cái tâm lý mặc cảm của đôi vợ chồng hồi cư đã diễn ra như một quá trình. Bắt đầu là việc cảm thấy quyết định ra đi của mình có cái gì không phải, tiếp đến là ý "muốn quay về ngay sáng hôm sau" của người vợ. Sau đó là chuỗi ngày "lòng chán ngán vô cùng", cùng bao điều muốn biết tường tận về về quê hương, làng xóm. Đọng lại, thường trực trong tâm khảm người hồi cư là mặc cảm lạc loài:"ai cũng biết vợ chồng nhà này thấy mình lạc loài ở thủ đô" [20; 341].
Trong Bát cơm, nỗi dằn vặt day dứt của những người hồi cư lại thể hiện ở một khía cạnh khác, tinh tế hơn. Truyện kể về một thiếu phụ "xinh lắm", "chết trong một trận giặc, xa hết cả họ hàng thân thích. Chồng và đứa con nhỏ lúc ấy đi xa, không về kịp". Vì lúc sống nàng "làm nhiều việc thiện" nên khi lên trời "Bọn sứ giả thừa hành (của Nam Tào) đối đãi với thiếu phụ kia cực tốt..." [20; 301]. Mặc dù được sống trong "Thiên Đình, Kinh đô của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc thực sự" nhưng "nàng không ngớt khóc thầm" và nàng chỉ ao ước một điều: “được về hạ giới để gặp chồng con”. Trời chiều lòng, cho linh hồn nàng xuống trần ở cạnh họ. Ở được "mười tám hôm. Đến đêm hôm thứ mười chín, giữa lúc thiếu phụ đương vuốt tóc vỗ về chồng con, mười ba cái máy bay, gừ gừ như mười ba con chó dại, bất thình lình đến ném bom.
Ném loạn xạ, ném như điên, ném chết thôi.
Trong số những người chết một cách oan ức, căm hờn, có chồng và con thiếu phụ" [20;
308].
Ba cái vong được sứ giả dắt về trời, tại đây, sứ giả giúp họ cất cái nhà "y như cái lều ở chợ Kẹo nhưng lành lặn. Chiều tà, hai vợ chồng giải một cái chiếu rách nhìn về cánh đồng chợ Kẹo ăn với nhau bát cơm rau. Họ hơi hối rằng mình đã sung sướng quá và ăn nhiều quá" [20;
309].
1.1.1.3. Trong số những người hồi cư, bên cạnh những người có lương tri, biết dằn vặt, day dứt về hành động của mình, ý thức được thân phận "lạc loài, bị biếm chích" của mình có không ít nhân vật bị tha hóa. Tha hóa ở đây hiểu theo nghĩa rộng là tình trạng con người bị bóp nghẹt bởi hoàn cảnh xã hội, con người không thể sống như mình mong muốn. Đó là nhân vật Lưu Bình trong Tiếp theo và hết truyện Lưu Bình - Dương Lễ. Trước khi vào vùng tạm chiếm,
28
Lưu Bình đã được Dương Lễ giúp đỡ chí tình. Dương Lễ đem cả tính mạmg và tài sản ra cứu vớt và bảo đảm cho Lưu Bình. Lưu Bình ranh ma, lợi dụng công việc của mình, "rút lui vào thành" một cách dễ dàng "và ở lì đó làm quan" [20, 289]. Y sống no đủ nhờ bợ đỡ bọn có chức có quyền kể cả người ta lẫn người Tây. Bất ngờ, Dương Lễ từ vùng kháng chiến về thành không rõ vì lí do gì nhưng có ý nhờ Lưu Bình đứng ra bảo đảm. Lưu Bình chẳng những không giúp đỡ mà còn báo mật thám đến bắt Dương Lễ, rồi y rắp tâm chiếm đoạt nàng Châu Long, người vợ thủy chung của Dương Lễ, người đã từng thay Dương Lễ nâng đỡ Lưu Bình trong cơn hoạn nạn năm nào.
Cùng một "tuýp" người với nhân vật Lưu Bình là nhân vật ông Đổng trong Tất cả để chiến thắng. Để có tiền "làm cho kì được cái nhà thật oách" ông Đổng lí văn phòng nọ đã bỏ ngoài tai mọi lời khuyên, mọi điều chê trách rằng "ông cũng nên xin thôi là phải. Cho nó đúng phép tí ti (...) rằng ông cố đấm ăn xôi, ở lại như thế là tồi" [10; 409- 410]. Với ông "Phương tiện không xá nói làm gì, chỉ có cứu cánh mới là đấng kể (...) Ông có thể làm bất cứ trò gì cũng được, ngồi ở bất cứ địa vị nào cũng được miễn có tí tiền lẻ thì thôi" [10; 419- 421], mặc cho nhiều "người bàn tán và đồ rằng ông buôn vợ" [10; 416].
Nhân vật ông Đổng làm ta liên tưởng đến những con người bị tha hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: bố anh kép Tư Bền làm trò "lịch sự tân thời"; cô Nguyệt đóng vai
"người tình chung thủy" với nhiều người bằng trò "làm gãy chân tay" để xin cho đắt; Cụ Chánh Bá thì đóng trò "mất giày"... Tất cả những nhân vật này (cả ông Đổng của Vũ Bằng lẫn những nhân vật kể trên của Nguyễn Công Hoan) đều "sống không theo bản chất người mà theo những tính toán vụ lợi, sống phi tự nhiên (...) Đó là những con người thấp hơn đạo lý bình thường, ở dưới "ngưỡng" của con người" [85; 31].
Đến truyện Giai đoạn mới, sự tha hóa biến chất đã tiến lên một bước theo chiều hướng xấu, rất đau lòng. Nhân vật chính trong truyện là bà Nhiêu Lương. Bà có hai người con trai đi bộ đội bặt vô âm tín. Bà đã cho hai vợ chồng ông Phán tản cư ở nhà mình. "Chỗ nào tốt nhất thì để ông phán, bà phán nằm. Nước giếng đi gánh được thì để ông phán, bà phán tắm. Ngày mùa đi mót được cử khoai nào to nhất thì đem về hầm thật kĩ cho ông bà phán xơi" [20; 253].
Sau đó, gia đình ông Phán hồi cư , họ mời bà Nhiêu Lương cùng đi vì "Bà ấy tốt quá, nhân đức quá, để người ta một mình ở đây phải tội!" [20; 254]. Lúc đầu, "bà đi ngang bà phận" vào
29
trong các của hàng, các chợ, trong các nhà của của những người chị em bà Phán, bà ăn cơm với ổng bà Phán và các cháu.
"Nhưng được một tháng thì bà lại đi sau.
Hai tháng nữa, bà ăn cơm với các cháu". Sau nữa "bác ăn cơm với cậu nhỏ và anh xe".
Lúc đầu, mọi người gọi bà Nhiêu Lương là “bà”, sau "Sợ khách khứa lầm rằng bà là chủ, bà phán gọi bà bằng bác. Các trẻ nhỏ cũng kêu "Bác Lương lấy cho tôi cái này", "Bác Lương lấy cho tôi cái nọ", "Bác Lương cứ đứng ỳ ra đấy, sao không vào dọn cơm đi?" [20; 254].
ở trong gia đình ông Phán, bà từ địa vị một ân nhân, dần dần trở thành con ỏ rồi nạn nhân.
Lúc đầu bác là nạn nhân của những trò đùa tai quái của lũ trẻ: “mấy đứa con gái vứt trầu ở trong đi, cho đất vào. Mắt kèm nhèm bà bốc đất cho vào mồm nhai nhổm nhèm. Lũ trẻ hô hổ cười...”. Về sau, bác trở thành cái gai trong mắt mọi người. "Người ta mắng mỏ. Ai cũng mắng mỏ được bác. Người ta còn kinh tởm là khác . Người ta cấm trẻ con được ngồi gần bác sợ chấy rận bò sang quần áo...” [20; 255]. Từ chỗ có tên bác trở thành không tên. Người ta gọi bác là
"Con Mụ" một cách đầy khinh miệt.
Sự tha hóa của vợ chồng ông Phán là quá rõ, đáng rên án. Nhưng còn một sự tha hóa khác, đau lòng hơn, đáng để chúng ta suy ngẫm. Đó là sự tha hóa của chính bà Nhiêu Lương.
Bị cả nhà ông Phán “đổ thuốc ghép”, khinh miệt, bà không lấy đó làm điều, trái lại, bà vẫn vui vẻ, coi cuộc sống ổ nhà ông bà Phán là cái may mắn mà "trời đền cho'' những người "ăn ở phức đức" như bà. Bà rất lo cho địa vị của mình và hết sức nịnh nọt ổng Phán, bà Phán và các cô các cậu.
Mỗi khi nói, bà không còn xưng là tôi. Bà xưng mình là "cháu". Bà xưng mình là "chúng cháu". Rồi cuối cùng, bà xưng mình là "con".
Câu' chuyện kết thúc trong niềm chua chát của tác giả trước sự tha hóa đến thảm hại ăn sâu vào tận tiềm thức của bà Nhiêu Lương :
"Và thường thường đêm ngủ, bác lại giựt mình đánh thót một cái và nổi mê:
"Ấy ông chủ gọi"
"Ẩy bà chủ gọi" [20; 256].