S ự khám phá vẻ đẹp tâm hồn của những con người bất hạnh

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1: HIỆN THỰC CUỘC SỐ NG VÀ TẤM LÒNG NHÀ VĂN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG

1.2. T ấm lòng nhà văn trong các sáng tác của Vũ Bằng

1.2.1. S ự khám phá vẻ đẹp tâm hồn của những con người bất hạnh

"Văn học là nhân học" (M. Gorki), văn học nghiên cứu về con người nhưng không phải là con người thuần vật chất như trong sinh vật học hay các khoa học khác với nhịp tim, cân nặng, kích thước của bộ não... Văn học nhìn con người như một sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa, như là "tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Văn học luôn đặt con người giữa cộng đồng, trong mối quan hệ với thiên nhiên, cuộc đời để tìm hiểu, khám phá. Và cũng chỉ khi được đặt trong mối quan hệ gần gũi và rộng lớn ấy con người mới hiện lên trọn vẹn, rõ nét như nó vốn có trong cuộc đời. Cảm hứng lãng mạn ương văn học cũng được khơi nguồn từ những điểm tựa ấy. Qua cách nhìn con người và cuộc đời, cảm hứng lãng mạn được thể hiện. Nó thường chắt lọc trong cuộc sống bộn bề, muôn hình nhiều vẻ phần thi vị, thơ mộng để điểm trang cho cuộc đời vốn khốn khó, cơ cực.

Do sự đẩy đưa của số phận, Vũ Bằng đã từ một nhà văn của trường phái nghệ thuật tả chân trở thành tác giả của những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật thấm đượm phong vị trữ tình, trở thành người phát ngôn cho những ẩn ức sâu kín trong cõi lòng của những người hồi cư rồi di cư. Với bút pháp trữ tình sâu lắng, Vũ Bằng thiên về khai thác, khám phá vẻ đẹp của những con người nhỏ bé trong cuộc sống tối tăm, tuyệt vọng của họ. Nếu Nguyễn Công Hoan "nhìn cuộc đời như một sân khấu hài kịch đầy những tấn tuồng khôi hài và chua chát", Vũ Trọng Phụng đến với cuộc đời bằng thái độ phẫn uất không nguôi "đối với xã hội độc ác, bất công, vô lí và"chó đểu" thời thuộc Pháp" [71; 106] thì Vũ Bằng thuộc vào số những người cầm bút với thiên chức là tôn vinh cái đẹp và sự sống ở đời. Giống như một người thợ cần mẫn đãi cát tìm vàng, Vũ Bằng trân trọng, chắt chiu những vẻ đẹp khiêm nhường, bình dị và khác nhau của cuộc sống. Thế giới nghệ thuật trong các sáng tác của Vũ Bằng thường lung linh huyền ảo, đôi khi có cả cái xô bồ nghiệt ngã của cuộc đời. Dù ở ương trường hợp nào, người ta vẫn thấy sáng lên một thứ ánh sáng diệu kì rất người. Chất thơ của cuộc đời ấy, khi lãng đãng, xác xao trên

39

những cuộc đời, những số phận hẩm hiu; khi tràn ngập trong từng câu văn, trang viết. Sự khám phá, tìm kiếm và trân trọng những dáng vẻ khác nhau của cái Đẹp ẩn giấu tiềm tàng trong cuộc sống đời thường đã tạo cho trang viết của Vũ Bằng một chất lãng mạn đặc biệt, rất riêng tư, khó lẫn lộn với các văn phong khác.

Là một người nhân hậu, Vũ Bằng luôn hướng lòng mình tới những cuộc đời, những số phận đáng thương. Ông đã đón nhận được từ đó những điểm sáng đáng trân trọng.

Bà Nhiêu Lương (Giai đoạn mới) khi hồi cư tha hóa thật đáng giận. Bát cơm manh áo hàng ngày đã làm bà hèn đi, chai sạn đi trước những tiếng chửi, trước thái độ gằn hắt của bà Phán và của cả lũ trẻ nhà bà Phán. Truyện có bảy trang, tác giả dành gần một trang để nói chuyện bà Nhiêu Lương ăn cơm. Không hẹn mà gặp, Vũ Bằng đã trở lại với đề tài quen thuộc mà ở giai đoạn trước Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao... đã nhiều lần khai thác. Đọc phần đầu truyện Giai đoạn mới, chúng ta ngờ ngự: hình như Vũ Bằng chịu ảnh hưởng Một bữa no của Nam Cao? Chúng ta thử so sánh vài đoạn văn:

- Ở Một bữa no: ... "Cả nhà quẩy quần vào, chỉ ngồi có một mâm. Bà lão chẳng đợi ai bảo, ngồi ngay xuống cạnh cháu, tay run run so đũa...

... Nhưng bà mới ăn chưa hết hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất Chỉ một thoáng sau, mọi người cũng thôi. Họ thôi gần một lượt ( ...) Bà đoán họ khảnh ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp. Nhưng người no mãi. Người ta có cầu ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật...

... - À! Bây giờ thì bà lão hiểu. Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói! Còn cơm mà thôi ăn thì khí tiếc. Vả lại đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà còn làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Nhưng còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi.

Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng (...) bà cạo cải nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rẩm nốt. Ai chà! Bây giờ thì bà no... [67; 266-267-268].

- Ở Giai đoạn mới: "Cả làng hiện bây giờ chết chóc như ngóe. Nhà bị Tây đốt rào rào.

Những người sống sót, hiện nay không có cả khoai ăn. Thế mà mình vẫn còn sống, ngày ăn

40

những hai bữa cơm mà đêm lại được ngủ trong một manh chiếu giải trên hè gạch - Còn mong gì hơn thế ? Ở nhà quê đất đồng chiêm, ngay trong lúc thái bình, may lắm mới được một bữa ngổ và một bữa cơm gạo đỏ. Bây giờ bữa nào trên nhà ăn xong, mụ cũng được ba bốn bát cơm trắng muốt như hạt ngọc. Mụ rờn rợn, có vẻ như ăn vào sợ phú Mụ và cơm từ từ, như vừa nhai vừa sợ hạt gạo nó đau, Nhưng rồi bao giờ mụ cũng nhai hết cả cơm lẫn đồ ăn. Hai mươi phút, nửa giở một bữa ăn: ăn nhanh thì uổng quá.

Ăn cơm mà bữa nào cũng có cá kho, rau muống hoặc vừng rang mà ăn vội thì uổng quá.

Thằng nhỏ hay anh xe ăn xong đã lâu rồi. Mụ vẫn cứ ngồi. Ai cũng sốt ruột. Người ta giục:

"Ăn gì mà chậm rề rề như là mèo

Mụ cuống cả lên, te tái thu dọn mâm bát lại. Đến lúc có việc bà chủ sai, người ta tìm mãi chẳng thấy mụ ta đâu. Cả nhà gọi ầm ầm. Mụ lẩn vào, tận gần nhà xí. Mụ ăn nốt bữa cơm ở dưới ấy vừa xong. Bây giờ, mụ mới lù lù đứng dậy, đi lập cập lên trên nhà trên và nói:

"Tôi đây cơ mà!" [20; 251].

Phần trích dẫn trên của hai tác giả có nhiều điểm giống nhau: cả hai đều viết về người đàn bà nông dân nghèo khổ, cả hai người đàn bà đó đều ăn cơm ở nhà giàu, đều ăn chậm và ăn hết mình trong sự sốt ruột, khó chịu của nhà chủ.

Đọc kĩ lại, ta thấy chúng khác nhau ở phần cơ bản nhất: góc nhìn của tác giả đối với nhân vật. Bà cái Tý trong Một bữa nođã chịu đựng một cái đói liên tục và dai dẳng "Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc ( ...). Mấy hôm nay bà lại nhịn đói". Vì vậy, ở nhà bà Phó Thụ, gặp dịp, bà phải cố ăn, tranh thủ ăn bằng mọi giá, hòng dự trữ "năng lượng" để tiếp tục cầm cự với cái đói trong những ngày tới. Viết Một bữa no, Nam Cao muốn nhấn mạnh "cái nhục mà con người phải chấp nhận vì đói. Con người phải chịu nhục có nghĩa là phải từ bỏ nhân phẩm, từ bỏ tính chất người của mình để chấp nhận cái sống của con vật" [71; 183].

Còn bà Nhiêu Lương thì khác, đời sống vật chất của bà chưa đến nỗi cùng cực như bà cái Tý. Bình thường, ở quê, bà vẫn được "mọi bữa ngô và một bữa cơm gạo đỏ". Ở nhà ông bà Phán, mỗi bữa "mụ cũng được ba, bốn bát cơm trắng muốt" lại ăn với "cá kho, rau muống hay vừng rang" [20; 251]. Cả một sự đổi thay lớn về lượng cũng như về chất. Mụ Nhiêu Lương ý thức được điều đó với tất cả sự hài lòng và hãnh diện của một người mà tầm nhìn chưa vượt

41

khỏi cái ăn, cái uống hằng ngày. Mụ bằng lòng, thỏa mãn với sự thay đổi đó: "Còn mong gì hơn thế"... Mụ trân trọng cái lộc mà "trời đền bù" cho những người “ăn ở phức đức” như mụ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhìn "bát cơm trắng muốt như hạt ngọc, mụ rờn rợn, có vẻ như ăn vào sợ phí". Có đặt vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta, một đất nước nông nghiệp lạc hậu không ngớt thiên tai địch họa, chế độ phong kiến kéo dài, lại thêm ách thống trị của thực dân trên tám mươi năm thì mới hiểu hết ý nghĩa của miếng ăn, của bát cơm trong đời sống người nông dân nói riêng, người dân Việt Nam nói chung lúc ấy. Với người nông dân Việt Nam, hạt gạo là hạt vàng, là kết tinh của mồ hôi nước mắt, của cả bao lo toan và niềm hi vọng. Bà Nhiêu Lương vốn là một người nông dân, bà đi ra thành thị từ cuộc sống thiếu đói gần như quanh năm. Bà nhìn "bát cơm trắng muốt như hạt ngọc" là hợp lẽ. Bà không dám ăn nhanh "Mụ và cơm từ từ, như vừa nhai vừa sợ hạt gạo nó đau..." là điều có thể hiểu được.

Hai ví dụ trên còn khác nhau ở một điểm: Một bữa no đặc tả một bữa ăn, một "cái cảnh ăn uống vừa liều lĩnh, vừa lóng ngóng vụng về và nhất là vô cùng nhếch nhác, rất "đáng xấu hể của bà cái Tí" [71; 145]. Còn phần trích trên trong Giai đoạn mới là một cảnh phổ biến thường xuyên lặp lại ở nhà ông Phán. Đặt bên cạnh sự tha hóa của không ít người hồi cư, việc bà Nhiêu Lương vẫn giữ mãi được thái độ trân trọng đối với bát cơm, hạt gạo quả là một phát hiện có ý nghĩa của Vũ Bằng.

Cuộc sống của đôi vợ chồng hồi cư trong Bữa cỗ thật nặng nề. Truyện tập trung đặc tả tâm trạng, suy nghĩ của người chồng sau khi ăn cỗ ở nhà chủ về, gặp cảnh vợ chết, các con ngủ cả. Đọc truyện, ta tưởng như đang bày ra trước mắt một gia đình mà ở đó có một người vợ suốt ngày ở nhà "động một tí là sinh sự" và một ông chồng hay đi sớm về khuya, sấn sàng giở cả võ miệng lẫn "vỡ lực" đối với vợ. Từ đầu đến cuối truyện, tuyệt nhiên không có câu nào chứng tỏ họ thù ghét nhau và cũng chẳng có câu nào thể hiện sự âu yếm của họ đối với nhau. Có cảm tưởng cuộc sống hồi cư vất vả, túng thiếu đã làm tiêu hủy hết chất thơ của cuộc đời. Và cuộc sống gia đình chỉ còn lại những gì xù xì, góc cạnh nhất. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Khi bị đẩy vào tình huống "có vấn đề", vào khúc ngoặt của cuộc đời, những gì tốt đẹp xưa nay vẫn tồn tại dưới dạng tiềm ẩn ở họ sẽ được bộc lộ một cách tự nhiên nhất. Người chồng, trước cái chết của người vợ bạc mệnh, mặc dù đang say vẫn còn có được những suy nghĩ rất nghiêm túc, rết người:

42

"Vợ chồng ăn ở với nhau chốc cũng đã mười nấm, mà chẳng được một ngày nào thanh thản. Túng thiếu cả đời. Cả đời đói rét. (...) Nghĩa tử là nghĩa tận. Chẳng nên tiếc rẻ nhau làm gì." [20; 324]. Chỉ một chút tình chân thật, hiếm hoi ấy thôi, chắc chắn cũng an ủi linh hồn người đàn bà đáng thương đang nằm trước mặt anh say rất nhiều.

Vũ Bằng có nhiều trang văn miêu tả rất tinh tế nỗi niềm của những người hồi cư. Qua những trang viết này, chúng ta hiểu được sự nhạy cảm, cảm được nỗi đau cái đau chung của ông. Ở nhiều tác phẩm, Vũ Bằng dường như đã hóa thân trong nhân vật, trăn trở cái nỗi niềm mà nhân vật trăn trở. Vì thế, ông thường diễn tả rất đạt cuộc sống nội tâm đầy sóng gió của nhân vật. Đây là nỗi niềm của người chồng hồi cư trong Đất khách:

"... tối về đến nhà, y rảnh, thường thấy lòng buồn vẩn vơ. Người đàn ông vén quần lên, uống rượu một mình, tem tép cái lưỡi và nhìn ra bãi tha ma u uất" [20; 338].

Đàn ông thường kiệm lời, họ ít phô diễn điều mình lo, mình nghĩ. Viết về họ, Vũ Bằng cũng rất kiệm chữ. Chỉ bằng một hình ảnh "Người đàn ông vén quần lên, uống rượu một mình, tem tép cái lưỡi và nhìn ra bãi tha ma u uất" Vũ Bằng đã diễn tả được bao suy nghĩ, tình cảm đan xen, rối bời trong lòng người chồng mỗi khi "tối về": vừa buồn khi nhớ tới "cái nhà tranh",

"mảnh vườn rau"; vừa cô đơn giữa cuộc đời, giữa mọi người (uống rượu một mình), vừa như hối hận và đành cúi đầu chấp nhận sự việc đã rồi và cuối cùng là một sự tuyệt vọng, u uất.

Về nỗi niềm của người đàn bà hồi cư, Vũ Bằng tả chi tiết hơn :

"Mụ không rên rẩm nhưng lòng chán ngán vô cùng. Mụ không biết rồi sẽ ra thế nào.

Thỉnh thoảng lại khóc và chỉ mong có ai ở quê ra thì hỏi thăm xem trong làng bây giờ ra thế nào...

Mụ lo sợ không biết mấy gốc bưởi ở cuối sân vẫn còn, hay nhà cả Tráng nó lại chặt mất đi thì hoài..:' [20; 338].

... "Mụ nhớ đến mảnh vườn, đến mái nhà tranh, mỗi khi mưa, có tiếng giọt ranh kêu tí tách. Mụ nhớ đến mấy gốc bưởi và thửa ruộng ở Nghè mụ vẫn riu tôm ngày trước" [20; 341].

Câu chuyện gói gọn trong mười một trang, có bốn trang tả cuộc sống của vợ chồng người hồi cư nơi "đất khách". Trong bốn trang ấy, từ "nhớ" được dùng 6 lần, từ "mong" 1 lần. Gắn liền với các từ "nhớ, mong" là hình ảnh quê hương ruộng vườn... Vũ Bằng tỏ ra rất am hiểu tâm

43

trạng, đặc điểm tâm lý nhân vật của mình. Ông hiểu và trân trọng tình cảm gắn bó sâu đậm của người vợ hồi cư với quê hương ruột thịt. Nỗi niềm của người đàn bà ây trải dài theo thời gian, bao trùm và mở rộng khắp không gian làng quê yêu dấu của "mụ". Nỗi niềm nhớ quê da diết ấy vừa cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát. Nó vừa là nỗi nhớ riêng của nhân vật, vừa là nỗi nhớ chung của những người hồi cư trong đó có Vũ Bằng. Vì thế, nó có sức hút kỳ lạ đôi với độc giả.

Một biểu hiện khác của tấm lòng nhà văn là những trang ông viết với rất nhiều dư vị ngọt ngào về tấm lòng của những người hồi cư, di cư (những người vốn bị dư luận thời ấy cho là phản động, là quay lưng lại với cuộc kháng chiến) đối với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đối với đồng chí đồng bào mình.

Người thiếu phụ trong Bát cơm sau cái chết "oan ức nhiều bề", linh hồn được đưa lên trời, được đối đãi "cực tốt", vẫn không sao quên được cuộc sống khổ sở ở trần gian, nơi có chồng con đang "lo ngày lo đêm tránh đạn lạc tên bay và chạy ẩn náu vì có những chiếc phi cơ đem mầm chết chóc giội những quả bom khổng lồ xuống những người dân vô tội"[20; 303]. Được sống ở "Thiên Đình kinh đô của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc thực sự" nhưng "nàng không ngớt khóc thầm. Vũ Bằng phát hiện ra "Trong nỗi đau khổ của người thiếu phụ, có cả một điểm trong sáng và cao cả” [20; 304]. Bởi "trong sáng và cao cả" nên âm hưởng của tiếng khóc ấy vang xa, nó lay động, thức tỉnh những tâm hồn lầm lạc.

Tương tự như vậy trong Truyện của một người cũng biết cười Vũ Bằng cũng nhận thấy trong tiếng khóc của con người rừng "có một cái gì là lạ thì ra nó chứa cả một tấm lòng đáng trọng". Nhà văn nghiệm thấy "có cần nhiều nhõi gì đâu, chỉ một tiếng khóc mà người ngồi ăn vụt nhớ đến cái tình thương yêu đồng bào cốt nhục". Ông đã để cho "người sầu nhất ở trong bọn chúng tôi lên tiếng”:

"Chúng ta sẽ nhớ mãi rằng những bữa tiệc làm bằng xương máu của đồng bào mình thì bao giờ cũng là những bữa tiệc rất sầu. Mà cái chết của anh em con cháu mình không thể làm cho người ta sung sướng" [20; 319].

Đến khi cả chồng và con của người thiếu phụ (Bát cơm ) đều đã lên Thiên đình, hạnh phúc cá nhân đã được hoàn toàn bảo đảm, cuộc sống không vì thế mà thanh thản hơn. Họ vẫn hướng lòng mình xuống cuộc sống trần gian, nơi có "một cái nồi vĩ đại cũng đương sôi lên

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)