CHƯƠNG 1: HIỆN THỰC CUỘC SỐ NG VÀ TẤM LÒNG NHÀ VĂN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG
1.3. S ự đan xen hài hòa giữa hiện thực cuốc sống và tấm lòng nhà văn
Trong văn xuôi nghệ thuật, hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn khổng phải được pha trộn như kiểu trung hòa, mang tính chất "chiết trung" mà nó luôn đan xen hài hòa trong nhau.
Sự đan xen hài hòa giữa hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn; giữa tự sự và trữ tình đã mang lại một chất lượng mới cho văn xuôi nghệ thuật. Điểm nổi trội của loại hình văn xuôi nghệ thuật không phải là ở hiện thực cuộc sống hay tấm lòng nhà văn mà nó nằm ngay trong sự đan xen, trong sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn, giữa tự sự và trữ tình. Ta khó có thể vạch một đường ranh giới rạch ròi, dứt khoát để chỉ ra đâu là hiện thực cuộc sống, đâu là tấm lòng nhà văn mà cả hai yếu tố nấy đều chuyển hóa vào nhau; thông qua nhau mà phát huy hiệu quả nghệ thuật.
55
Vào những năm 1932- 1945, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh với một loạt những truyện ngắn: Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Làng , Quê mẹ, chị Yên, Trong lòng mẹ... đã mở ra một xu hướng sáng tạo đầy triển vọng: du nhập yếu tố lãng mạn, trữ tình vào văn xuôi làm cho văn xuôi trở nên mềm mại, thấm đẫm chất thơ, có khả năng diễn tả những rung động nhỏ nhất, tinh tế nhất của tâm hồn con người. Bằng cách này, ba nhà văn trên đã khơi một dòng riêng, với một vị trí riêng khó lẫn trong nền văn học dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công chưa bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Lúc này cả nước là chiến trường, toàn dân là chiến sĩ. Các văn nghệ sĩ của chúng ta đều nhập cuộc, các sáng tác của họ đều mang hơi thở của thời đại, của lịch sử. Văn học hiện đại Việt nam giai đoạn này vì thế, chủ yếu được sáng tác theo "khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn" [70;
44] với âm hưởng chung là hùng hồn, tha thiết.
Nhà văn Vũ Bằng của chúng ta cũng nhập cuộc nhưng theo một ngả riêng. Các sáng tác của ông từ 1945 trở đi, là một sự nối tiếp xu hướng sáng tạo của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh ở giai đoạn trước. Ông đã tự tạo cho mình một bộ mặt văn học riêng, độc đáo, khó lẫn trong nền vãn học hiện đại Việt Nam từ 1945 trở về sau.
Giống như bao nhà văn hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX, Vũ Bằng cũng chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Theo Tô Hoài, "Vũ Bằng mê Dostoỉevsky và Sêkhôp, anh là mọt sách, chuyên tìm những tác giả xa lạ như Ch.Phitne với truyện "Thông hành giả" và Groan Phôn đet,
"Phố mèo câu cá"" [20; 112]. Vũ Bằng đặc biệt tâm đắc với Phố mèo câu cá. Giữa Vũ Bằng và tác giả Phố mèo câu cá có nhiều điểm tương đồng. Tiểu thuyết Phố mèo câu cá phần nào là sự tự truyện của Groan Phôn đet- một nhà văn nữ gốc Rumani. Phố mèo câu cá xoay quanh câu chuyện cuộc đời anh thợ giầy nghèo kiết xác. Anh quê ở Bucaret, vì nghèo khó phải tha hương, sa vào ngôi nhà tối om trong hẻm Mèo câu cá ở Pa ri. Cái hẻm rặt nhữhg nhà trọ tồi tàn, đi ra đi vào những ông những bà hoàng tộc thất thế sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918. sống ở Pa ri nhưng tâm trí vợ chồng người thợ giầy lại luôn hướng về Bucaret quê hương. Nỗi nhớ ấy ngày càng trở nên nhức nhối đến không chịu được.
Thế rồi sau bao nhiêu năm, họ cũng dành dụm được suất tiền tàu về Bucaret. Lúc ấy, cả hai vợ chồng đều đã lớn tuổi "Khi đoàn tàu dừng ở lại cái ga đầu tiên vào nước Rumani, cả hai
56
vợ chồng bàng hoàng từ trên tàu bước xuống. Người chồng nằm rúc đầu vào búi cỏ, nhìn ra khoảng trời quê xanh bồi hồi. Người vợ giàn giụa nước mắt" [20; 108].
Còn Vũ Bằng, hầu hết các sáng tác của ông từ 1945 trở về sau đều ít nhiều có hơi hướng tự truyện mà mỗi trang trong đó "là một u uẩn, một ước mong tức tưởi không tới được, không bao giờ tới được, không thể cầu được ước thấy" [20; 109]. Đành rằng có học tập, có ảnh hưởng nhưng để có được những trang viết, những tác phẩm thật sự là của mình như vậy, Vũ Bằng đã điều khiển ngòi bút, đã múa ngòi bút bằng chính sự thúc đẩy của cảm xúc và tài năng của mình.
Ngay từ những năm 1941- 1942, khi viết Khảo về tiểu thuyết, Vũ Bằng đã mượn câu nói của André Gide để khuyên những người cầm bút: "chớ nên tưởng rằng một người khác cổ thể tìm chân lý cho ta; hem thể, bạn phải lấy việc đó làm xấu hổ. Nếu ta tìm đồ ăn cho bạn, bạn sẽ không đói đề ăn thức ăn của ta, nếu ta giải giường cho bạn, bạn sẽ không buồn ngủ để ngủ trên giường của ta" [9; 1156]. Có thể nói, thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc và tinh thần sáng tạo nghệ thuật không ngừng của Vũ Bằng đã đem đến cho văn xuôi dân tộc một sắc diện mới, đầy triển vọng.
Sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn là một biểu hiện cơ bản của đặc điểm thẩm mĩ loại hình văn xuôi nghệ thuật. Yếu tố hiện thực đi vào vãn xuôi nghệ thuật thường không còn cái xù xì góc cạnh của "chất văn xuôi đời sống" mà nó là những hiện thực được lắng lọc, được vang âm, được phản chiếu qua lăng kính chủ quan là tâm hồn nhà văn. Từ trên cơ sở vững chãi của hiện thực, tấm lòng, tình cảm của nhà văn đã nảy sinh nên nó không chủ quan, hời hợt, thoáng qua hoặc thoát li, tiêu cực. Khi hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn kết hợp hài hòa, đan xen nó sẽ tạo nên những bài thơ bằng văn xuôi mượt mà, duyên dáng, đằm thắm một phong vị trữ tình.
Hiện thực xã hội, hiện thực của những cảnh đời và số phận trong các tác phẩm của Vũ Bằng thường không là hiện thực trực tiếp, đơn nhất mà nó đã được phản chiếu qua tâm hồn thương cảm, xót xa của nhà văn và chính bút pháp trữ tình đã khiến nhà văn lọc bỏ hầu hết những yếu tố nặng nề, nghiêm ngặt của hiện thực. Các tác phẩm của Vũ Bằng thường không đi sâu vào những bất công, ngang trái, những xung đột đối kháng đầy kịch tính. Nó là tâm lý ôn nhuận, giống như sự tự kìm chế, sự hòa giải khi chạm đến những vấn đề xã hội tế nhị. Hướng tới cuộc sống của những con người bất hạnh với một niềm cảm thương, trân trọng dường như
57
là một dấu ấn của sự pha trộn giữa hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn trong các sáng tác của Vũ Bằng. Ở các sáng tác Giai đoạn mới, Bát cơm, Ở đây bán sách cũ, Vườn xuân tơi bời lá reo, Người Hà Nội nhớ người Hà Nội hiện thực về cuộc sống nghèo khổ, về sự tha hóa hay số phận mong manh của con người trong một xã hội thời chiến đều hiện lên thông qua cái "tôi"
nội cảm, giàu lòng trắc ẩn. Đọc những truyện này, chúng ta có cảm tưởng tâm hồn tác giả giống như một cây đàn mà các sợi dây của nó đều đã được căng, sấn sàng rung lên trước bất cứ ngọn gió nào của cuộc đời, dù là nhỏ nhất. Vì thế, chỉ cần một chiếc lá rụng giữa "vườn xuân"
cũng đủ mở ra ữong ông cả một trường liên tưởng đầy ắp những chi tiết của cuộc đời thực cùng cảm xúc:
"Trong cái phút hấp hối đau thương của kiếp lá, chứng có những vẻ mặt lạ lùng đặc biệt:
tròn trăn và rám nắng, đó là những thiếu phụ trông chồng vò võ mà không có đường hồng tiên;
gầy yểu và bàng bạc, đó là những người huyết xấu, đau tim; xấu xa co quắp, đó là những người mẹ già tựa của chờ con; ùa vàng rách nát, đó là những sương phụ mất chồng về đây sống một cái đời rầu rĩ ỉ còn những lá đương xanh thì bị sâu đục hết còn là gì? Nếu không là cả một lớp con gái đàn bà hiện nay đớn chích "trồng cái sầu lên làm gối, thổi khối hậu để làm cơm?" [20; 345].
Trong Đất khách, một trong những sáng tác hay nhất của Vũ Bằng về đề tài người hồi cư, hiện thực đời sống tù túng, bế tắc của những người "dinh-tê" lúc ấy chủ yếu được cảm nhận thông qua tâm trạng, suy nghĩ của người chồng và người vợ. Cuộc sống của họ thật nặng nề, tuyệt vọng. Trong lòng mỗi nhân vật đều chất chứa bao niềm u uất, khó giãi bày. Cuộc sống, tâm trạng của họ có tác dụng gợi nhớ đến tình thế "tiến thoái lưỡng nan" của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta sau ngày toàn quốc kháng chiến.
Hướng tới cuộc sống của nhữỉig con người một thời bị "tai tiếng" bởi dư luận chung của cộng đồng với tấm lòng cảm thông, trìu mến; hướng tới cái khung cảnh không gian tràn ngập bóng tối của chia li, mất mát, của loạn lạc binh đao bằng cái nhìn có phần thi vị, văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng trở nên ý vị, duyên dáng khi khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn của những con người bất hạnh; văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng càng trở nên duyên dáng, ý vị hơn khi hướng tới cái "tôi" của chính mình.
58
Các tác phẩm Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng đều được viết ra xuất phát từ hiện thực- một hiện thực có tác dụng gợi nhớ. Hiện thực ấy có thể là một trận mưa đầu mùa trút nước xuống phố phường Sài Gòn, có thể là một buổi chiều trở gió, có thể là "vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc"... Ngay trong đối tượng gợi nhớ đã có sự hiện diện của yếu tố cảm xúc - yếu tố trữ tình. Đấy là chưa kể, bắt đầu từ đối tượng gợi nhớ, mạch cảm xúc của nhà thơ bay bổng, trào dâng lên ngọn bút rồi đậu xuống từng câu văn, từng hình ảnh, tạo nên những bài "thơ của niềm thương nhớ" [20; 150].
Khởi đầu nỗi nhớ trong các sáng tác của Vũ Bằng có thể từ nhiều nguồn nhưtig điểm dừtig của nỗi nhớ chỉ là một. Đó là người vợ tâm man, chịu thương chịu khó, tự coi mình là cái bến đợi cho người đàn ông đoảng tính, ham chơi, lạc phách, bất thường bất chợt biết trở về.
Người vợ ấy cũng chính là một kho ca dao cổ tích thuộc làu. Bao câu ca, bao tích truyện được cất lên từ cái miệng xinh của người vợ, đưa cả hai thoát khỏi cõi thế, nhập vào cõi mộng...
Trong hoài niệm của Vũ Bằng về quê hương, gia đình, mọi vật, mọi việc đều hiện lên lung linh huyền ảo trong sự xen cài giữa thực và mộng, giữa hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn.
Các tác phẩm của ông, vì thế, là những bài ca dài về tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu gia đĩnh.
Sự đan xen hài hòa giữa hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn đã làm cho văn xuôi nghệ thuật xích lại gần thơ trong sự gợi cảm, làm cho văn xuôi trở nên sâu sắc, dễ hiểu hơn. Sự kết hợp, xen cài này đã tạo cho văn xuôi nghệ thuật có thêm một ưu thế trong việc khám phá, biểu đạt những uẩn ức của lòng người; trong việc diễn tả những tinh tế của tâm hồn. Đó là sự ghi nhận những đóng góp của Vũ Bằng cho sự tiến triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
So với văn xuôi hay thơ trữ tình, văn xuôi nghệ thuật có nhiều ưu thế trong việc khám phá và thể hiện cuộc sống và con người trong mọi chiều kích của nó. Riêng với Vũ Bằng, văn xuôi nghệ thuật của ông đã từ những điều rất nhỏ, rất bình thường của cuộc sống đời thường mà gợi thức những hoài vọng xa xôi, những nuối tiếc da diết, những trăn trở và cả những uẩn ức của lòng người. Tất ca đều tự nhiên, chân thành và trong sáng như nước suối từ các khe đá róc rách chảy ra. Sau mỗi trang viết của ông, người đọc thêm một lần bồi hồi, rung cảm hoặc trân trọng,
59
nâng niu... từng chút, từng chút những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp hoặc từng "con cá, lá rau" mà thiên nhiên, đất trời đã dành cho người Việt mình.
Cùng với Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh; bằng ngòi bút tài hoa và trái tim nhân hậu, đa cảm, Vũ Bằng đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị như Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, góp phần làm phong phú thêm nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn vốn là những đặc điểm riêng biệt, khi "chung sống" hòa hợp cùng nhau dưới một mái nhà sẽ kéo theo không ít những thay đổi khác. Ở những chương tiếp theo, luận văn sẽ tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm tương ứng với những biến thái thay đổi này dưới góc độ thi pháp:
Hình tượng con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật cùng ngôn ngữ và giọng điệu.
60