CHƯƠNG 1: HIỆN THỰC CUỘC SỐ NG VÀ TẤM LÒNG NHÀ VĂN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG
1.2. T ấm lòng nhà văn trong các sáng tác của Vũ Bằng
1.2.2. S ự ưu tiên cho việc bộc lộ cái "tôi" nội cảm
Trong văn xuôi nghệ thuật, đặc biệt trong kí trữ tình, việc thể hiện cái "tôi" nội cảm thường được xem trọng. Việc xem trọng sự thể hiện cái "tôi" nội cảm đã tạo ra những khoảng không rộng rãi cho người viết và nhân vật tự bộc lộ Người kể thường lồng những suy nghĩ, cảm xúc, những rung động tinh tế trong từng cốt truyện, từng chi tiết. Do đó, văn xuôi nghệ thuật có lợi thế giống như thơ trong khả năng giãi bày, bộc bạch. Ở đây, các yếu tố như tình tiết, sự kiện, nhân vật thường được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, của các động thái tâm lý. Thông qua tâm hồn tác giả, cuộc sống được hiện lên trong chiều sâu bản chất của nó. Đây là biểu hiện đặc sắc của bút pháp lãng mạn ữong văn xuôi nghệ thuật. Với văn xuôi nghệ thuật
"chất liệu của cuộc đời và cảm xúc của tác giả đã luyện thành một thứ hợp kìm nhuyễn từng phân tử". Vì thế mà diện mạo, chân dung tính thần, cá tính sáng tạo được thể hiện với một dâu ấn đậm nét, giống như một "chứng minh thư tâm hồn" (Nietzsche) qua những gì nhà văn tự biểu hiện. Nhà văn thường thông qua tác phẩm của mình mà giãi bày, chia xẻ với người đọc về những cảm giác, những ấn tượng, những ứải nghiệm... chất chứa, dồn nén trong lòng mình. Họ đã thổi vào tác phẩm tâm hồn mình với tất cả mọi nỗi niềm: vui, buồn, đau khổ, nhớ nhung...
và giãi bày một cách rung động, tha thiết nhất.
Ngay từ những năm 1942- 1943, khi viết hồi kí Cai, Vũ Bằng đã giãi bày tâm tình, thể hiện cái "tôi" của mình "trong sự tha thiết đến chới với, muốn nói thật nhanh muốn nói ra bằng được những điều bấy lâu dồn ép, và lấy việc được bộc lộ làm sung sướng" [4; 10]. Càng về sau,
46
trong các sáng tác của mình, cái "tôi" nội cảm của Vũ Bằng càng được khẳng định, vừa có cái chung vừa mang những nét riêng khó lẫn.
Ở một góc độ nào đó, cái "tôi" của Vũ Bằng có nét giống cái "tôi" trong các sáng tác Đứa con đầu lòng, Gió đầu mùa, Cô hàng xén... của Thạch Lam. Cái "tôi" trong văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng thường mang một tâm hồn tinh tế, một vẻ đẹp thuần khiết, luôn hiện diện và hóa thân đằng sau những trang viết đầy ắp ấn tượng, kỉ niệm với những lời bộc bạch chân tình. Cái
"tôi" trong văn ông không hề dấu mình. Nó cứ hiển hiện đằng sau những số phận mong manh, những cảnh đời tù túng, ngột ngạt...với một niềm cảm thông pha xót xa, canh cánh. Nó tương tự như sự bộc lộ trong thơ trữ tình: dào dạt, tuôn trào, tưởng như không có gì cản nổi. Đây là cảm xúc của ông trước những cuộc chia li thường diễn ra trong những năm kháng chiến chống Pháp:
... "Ở hậu phương bao nhiều cảnh chia lìa như thế đã xẩy ra trong hơn một năm ròng trên khắp bển sổng? Chúng ta đã từng chứng kiến bao nhiêu cảnh vợ trẻ khóc chồng son, mẹ già thương con dại? Chúng ta đã quặn đau vì phải dự bao thảm cảnh người thân yêu phải chia rẽ nhau lúc sống, mà chia rẽ không biết bao giờ tái ngộ?
Sóng đập vào mạn thuyền và bất cứ về mùa nào, cũng có những cuộc chia li não nùng đến thể. Khi thì là trên một cái gò gió thổi đìu hiu; khi thì ở lưng chừng một đỉnh núi giăng treo quạnh cõi; khi thì là trong một cái miếu bên ngoài gió heo lay phần phật mấy tầu tiêu; khi thì là trong một gian nhà nát có tiếng gà gáy sương eo óc; khi thì là một cánh bãi le te mặt nước, cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh" [20; 355].
Hai đoạn văn tổng cộng năm câu. Đoạn một có ba câu, cả ba đều là câu hỏi tu từ, vừa như hỏi, vừa thể hiện sự băn khoăn, khắc khoải không yên. Đoạn hai có hai câu, kết cấu theo lối diễn dịch, câu thứ hai khá dài hơi, nhiều lần lặp lại "khi thì" như diễn giải, như chứng minh, như khẳng định: "mùa nào cũng có những cuộc chia li não nùng đến thế".
Trong Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu, cái"tôi" nội cảm của Vũ Bằng lại -hướng đến các oan hồn với những uẩn ức chưa được giải tỏa mang theo từ cõi sống. Đạo Phật thường tìm sự giải thoát ở cái chết, thường khuyên con người diệt dục để diệt khổ vậy mà trong truyện, Vũ Bằng đã để cho Sư Phổ Giác nhận "thấy rằng âm cảnh cũng như dương thế không có nơi nào sung sướng vui vẻ, nếu người ta còn chất chứa những khổ thống trong lòng (...) Chỉ có tình
47
thương yêu ở đời này rửa hết được nhơ bẩn mà thôi". Nhận thức của Sư Phổ Giác (phải chăng là nhận thức của Vũ Bằng) lúc này dễ gợi liên tưởng đến lời dặn dò của Giăng Văn Giăng đối với Cô đét trước lúc từ giã cõi đời: "Cha sắp đi đây các con ạ, các con hãy yêu nhau mãi mãi.
Trong đời chỉ có một điều ấy thôi: là yêu nhau..." [99; 569]. Anh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn ương văn học Pháp đã chắp cánh cho ngòi bút Vũ Bằng. Ông đã để cho Sư Phổ Giác "vượt rào" làm lễ cưới cho hai oan hồn Mai Chi và Thạch bởi lẽ "ở âm cảnh cũng như dương trần, sự ly biệt chia lìa còn khổ hơn là cái chết. Đạo Phật chỉ hợp nhau lại, chứ không bao giờ chìa nhau ra" [10; 26-27].
Nếu cái "tôi" trong Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là cái là cái “tôi” cá nhân, "làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa" (Điều thứ 8 trong tôn chỉ của Tự lực văn đoàn) đồng thời cũng là cái "tôi" đại diện cho tầng lớp trí thức Tây học thì cái "tôi" trong văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng là cái "tôi" của chính nhân vật, nó là chính nó, hoàn toàn cá nhân, cá thể. Dẫu rằng đằng sau nó, ta có thể thấy bóng dáng của cả một lớp người. Đó là cái "tôi" đặc biệt, có tính tổng hợp cao. Trong Giai đoạn mới là cái "tôi" thuần chất, một chiều. Nhân vật bà Nhiêu Lương thuộc "tuýp" người sống đơn giản, luôn bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Vì thế, tác giả chỉ tập trung thể hiện sự bằng lòng, thỏa mãn của nhân vật. Bà Nhiêu Lương luôn thấy việc mình theo ông bà Phán hồi cư về Hà Nội là may, là kịp lúc. Bà hết nói ra miệng lại "nghĩ rằng": "Vào cái thời buổi loạn li này ăn ở phức đức cũng được trời đền cho thật" [20; 251]. Bà đã ra sức giữ gìn và tìm đủ mọi cách để tận hưởng cái may mắn đó. Nếu không hiểu nỗi ám ảnh bởi cái đói của người nông dân Việt Nam những năm 1940 - 1945, ta dễ nghĩ Vũ Bằng cường điệu khi miêu tả những cảm giác, cảm tưởng và thái độ trân trọng quá đáng của bà Nhiêu Lương đối với bát cơm.
Đến Thương nhớ mười hai ngòi bút lãng mạn của Vũ Bằng mặc sức bay bổng cùng thiên nhiên, đất trời, những phong tục tập quán của miền quê Bắc Việt trong niềm thương nỗi nhớ.
Sự ưa tiên bộc lộ cái "tôi" nội cảm đã làm cho thiên nhiên xứ Bắc trong Thương nhớ mười hai hiện lên như một con người, có khi lộng lẫy kiêu sa như một mĩ nữ:
"Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách héo uá như trăng tháng một; cái đẹp của trăng thánng giêng là cái
48
đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình" [5; 30-31].
Có khi thân thương, gần gũi, gắn liền với hình ảnh "người vợ tấm mẳn" mà tác giả hết lòng thương yêu, trân trọng. Đọc Thương nhớ mười hai chắc chẳng ai quên được những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên xứ Bắc trong tiết Tháng ba, rét nàng Bân:
"Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còrrđang thiêm thiếp. Anh mở của nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh mầu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cảy^
ràa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, cái sương vương trên cỏ thấm vào trong lòng anh y như thể anh đi chân khống vậy. Chìm vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đám mây hồng tỏa ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các làm cây nội cỏ..." [5; 56-57].
Đặng Anh Đào ương Tháng ba đi tìm thời gian đã mất đã có lí khi ví Tháng ba, rét nàng Bân như là cuốn "phim ảnh mầu tuyệt đẹp" về những biến động tinh tế nhất của "cỏ cây mây nước" và tác giả hiện lên là "một con người cực kì nhạy cảm với tự nhiên và hãy còn sống theo nhịp sống của đất trời" [20; 136]. Cũng qua đoạn trích trên, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã phát hiện ra "cái bản chất tình nhân (...) không chỉ với cố nhân mà cả với cố hương" của Vũ Bằng.
Tác giả bài viết Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhânđã nhận ra "sự chủ động" của con người Vũ Bằng "trong việc tìm đến thiên nhiên” khi "đã xưng là anh ông lại ví tháng ba ấy như một cô gái có sắc đẹp nghiêng thành, nghiêng nước", nhà phê bình khẳng định: "Nhân vật trữ tình trong tùy bút Vũ Bằng là một chàng tình nhân hào hoa, lịch lãm, biết sống đẹp, và cảm người yêu của mình đến từng chân tơ kẽ tóc..." [20; 155].
Còn ""Miếng ngon Hà Nội" đâu chỉ nói miếng ngon của một vùng đất mà nhiều hơn nổ nói với ta về Hà Nội, về đất nước" [5; 10]. Trong Miếng ngon Hà Nội Vũ Bằng đã viết về hầu hết các món ăn ở Hà Nội, từ ngô rang, khoai lùi đơn giản đến phở, bún thang, bún mọc... cầu
49
Ki. Tất cả, với Vũ Bằng đều rất ngon, rất đáng nhớ. Bởi "Nhớ đến những quà ấy là nhớ tất cả một dải đồng bằng phì nhiêu Bắc Việt, cổ sáo sậu nhẩy trên lưng bò, với những người nhà quê vạm vỡ cầy ruộng, với những cô gái vừa hát vừa quay tơ, với những đứa trẻ chăn trâu, mặt mày lem luốc nhưng trông duyên dáng biết bao!" [8; 53].
Vũ Bằng "thường thích nghĩ rằng những miếng ăn đó thật quả là giống như những tác phẩm văn chương bất hủ (...) nhiều Miếng ngon Hà Nội cũng có thể ví như tác phẩm của Nguyễn Du. Không thể khéo hơn được, không thể ngon hơn được, vì thế, khổng thể thay đổi được" [8; 53-54].
Thương nhớ mười hai rồi Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng gợi sự liên tưởng đến Chân trời cữ của Hồ Dzếnh. Khi viết những tác phẩm này, cả hai nhà văn đều sử dụng những tài liệu có tính chất tự thuật, khai thác vốn sống có tính chất riêng tư của mình. Cả hai đều mặc sức thả lòng theo những dòng tâm sự tha thiết, chân thành về quê mẹ, về Tổ quốc Việt Nam. Mơ về nước Chúa của Hồ Dzếnh có đoạn: "Tôi sinh ra giữa cái ánh sáng dịu dàng, mùi hương thơm ngát, tâm hồn được tiếp xúc ngay với cảm giác thân yêu buộc ngay vào cội rễ của đất nước.
Mặt trời viết phương tuy đẹp đẽ, tuy thôi miên nhưng vẫn khống giảm được cái thi vị của căn lầu biết ánh nến. Tôi đưa đổi chân chạy tìm cái chân trời xa lạ nhưng mỗi lúc dừng chân, tôi vẫn thích quay về quê mẹ. Ở đó mới thực rộn và sôi lên cái gì là lồng, là máu, máu và lòng khống vay mượn, khống chế tạo, thiết thực và đơn sơ". Và trong Chị Yên ông viết:"Hỡi nước Việt, tôi nghiêng lòng xuống người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, và tôi đã từng uống nước người và nối tiếng của người, vỉ tôi đã thề yêu người trên bậc tột cùng của tôn giáo. Trên giải đất súc tích những tinh hoa của văn chương, những công trạng lịch sử, tôi còn ghi cả những bóng dáng người xưa tôi thương yêu và trong số những người này chị Yên tôi là một" [104; 494].
Giống như Hồ Dzếnh, Vũ Bằng cũng tự bộc lộ một cách tha thiết, đầy đủ các trạng thái tinh thần của mình với một sự thành thực cảm động, trong một biên độ thoáng rộng thoải mái.
Trong Tự ngôn (Thương nhớ mười hai) là một nỗi nhớ cồn cào, da diết, bao trùm khắp không gian, trải dài theo mùa, tháng:
"Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ hát ru con buổi trưa
50
hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, nhớ vải Vụ Bản, cá Anh Vũ Việt Trì, na Láng, bưỏi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.
(...) Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu" [5; 12-13].
Đến Tháng sáu thèm nhãn Hưng Yên, nhà văn không hề giấu diếm niềm yêu thương, tự hào về quê hương đất nước của mình: "Tôi yêu đất nước tôi vì mỗi vừng cổ những con cá lá rau, những hoa thơm trái ngọt nổi tiếng; tôi yêu người nước tôi đã khéo biết đem các thức ngon lành nổi tiếng đó làm thành tục ngữ ca dao, muôn đời nghìn kiếp không sao quên được:
cam xã Đoài, xoài Bình Định, bưởi Đoan Hùng, mít Gio Linh, nhót Thanh Chương, tương Nam Đàn, nhãn Hưng Yên, giò Văn Điển, vịt Bầu Bến, gà trống thiến Lạng Sơn... dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét... [5; 131].
Có khác chăng, ở Chân trời cũ, nhân vật "tôi" đã biểu lộ, hiện diện một cách rõ nét tấm lòng đôn hậu, hiếu đễ, giàu yêu thương xao xuyến của mình trên cơ sở tình mẹ con, anh em, chị em trong quan hệ đời tư, giữa một cuộc đời đầy cay đắng; còn trong Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội là một cái "tôi" cô đơn, đắm mình trong hoài niệm về một không gian văn hóa Bắc Việt, một không gian gia đình. Nơi ấy "có người vợ tấm mẳn tao khang, khéo tay hay làm, thể tất cho chồng nhiều thói tật đáng trách. Nơi đây có một anh chồng đoảng tính, ham chơi, bỗng có lúc nhận ra cái phù phiếm trôi nổi ở đời, để rồi biết trở về bên người vợ thương yêu, được ngồi ăn uổng cùng nhau, nhìn ngắm nhau, săn sốc cho nhau, để có lúc anh ta còn làm nũng vợ..." [20; 71].
Cũng ở Thương nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội cái "tôi" nội cảm của Vũ Bằng đã gặp cái "tôi" duy cảm của Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Vũ Bằng đã dành cả Miếng ngon Hà Nội và nhiều trang trong Thương nhớ mười haiđể viềt về nền văn hóa ẩm thực của người Hà Nội;
Thạch Lam có Hà Nội băm sáu phố phường; Nguyễn Tuân có nhiều tác phẩm không thành tập.
Cả ba cùng viết về phở, cốm, giò lụa..., những món quà bình dân phổ biến trong đời sống dân gian, tuyệt nhiên không có thứ "cao lương mĩ vị" của giai cấp lắm tiền nhiều của. Quan trọng hơn cả là cả ba, qua món ăn mà "thấy được cá tính Việt, tâm hồn Việt với tất cả những nét đặc
51
sắc và tinh tế của Hà Nội và miền Bắc, rộng ra là của dân tộc và đất nước" [20; 71]. Nếu Nguyễn Tuân "Trong một miếng ăn cũng thấy rộng được ra những điều cao cả yên vui trên đất nước bao la giàu có tươi đẹp." [96; 51] thì Thạch Lam nhận thấy "Phần nhiều là những thức quà có từ xưa, đã có nền nếp, có qui củ hẳn hoi, và mang trong hương vị cái mùi ngon đằm thắm của đất nước nhà. Sản phẩm của đồng ruộng, của núi sông, những thức quà ấy là dấu hiệu sự thưởng thức của người mình, vừa tao nhã lại vừa chân thật" [56; 173]; Còn Vũ Bằng trong Miếng ngon Hà Nội lại viết: "Thế nhưng mà những cái quà đó đã đem đến cho lòng ta bao nhiêu sự đắm say, bao nhiêu thú vị, bao nhiêu cảm giác mông lung nhã lịch! Ta cầm lấy mà thấy như ôm một chút hương hoa của đất nước vào lòng. Ai đã bảo ăn uống là một nghệ thuật? Hơn thế nữa, ăn uống là cả một nền vãn hóa đấy" [8; 51-52].
Điểm để phân biệt cái "tôi" của ba nhà văn Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân là ở cách tiếp cận và mô tả các món ăn của mỗi người. "Nếu Thạch Lam hay hình dung món ăn như một tấc phẩm nghệ thuật hiện ngay ra trước mắt ta trong khoảng thời gian từ khi nó được hoàn thành là miếng ăn cho đến khi nó được ăn, thì Nguyễn Tuấn mô tả miếng ăn như một quá trình từ khâu chế biến đến khi bày dọn và thưởng thức, còn Vũ Bằng lại đặc biệt chú trọng đến sự khoái khẩu, khoái cái "khẩu cái" của người háu ăn" [20; 68].
Vũ Bằng hay viết về miếng ăn, món ăn. Với ông, miếng ăn phải là miếng ăn trước đã.
Ông thường viết về mỗi miếng ăn với tất cả sự háo hức, sốt ruột của một người háu ăn. Đây là một đoạn miêu tả tâm trạng sốt ruột, bức bối nhưng không thể bỏ đi được của người đi ăn phở trước một anh hàng phở nổi tiếng, có bộ mặt "không chơi được" (chữ của Nam Cao)"Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả cái hè đường để mua ăn, để đòi ăn- phải, họ đòi ăn thật- mà anh ta cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì.
Anh ta cứ thản nhiên, thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng- ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên, mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc (...).
Ghét quá. Thế thì thuê một cái nhà rộng, mượn thêm người làm cố phải lợi không? Hay là điều đình với xưởng củi người ta đề cho một gian, bày mấy cái bàn, cái ghế, có người trông nom, tính tiền cẩn thận có phải không mất mát không?
Mặc cho ông cứ nói, anh phở Tráng không trả lời- nhất là không bao giờ cười.