Th ời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI, THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN

2.2. Th ời gian và không gian nghệ thuật

2.2.1. Th ời gian nghệ thuật

Thời gian là một phạm trù triết học, là hình thức tồn tại của thế giới, của vật chất. Thời gian tự nhiên vận động và phát triển theo quy luật một chiều: đi tới và mang tính khách quan.

Trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian được tái tạo lại, mang tính chất chủ quan của tác giả. Bởi phụ thuộc vào tính chất chủ quan của tác giả nên thời gian nghệ thuật mang tính chất tự do hơn, nói như Trần Đình Sử "trong nghệ thuật, thời gian có thể rong ruổi ngược xuôi một cách tự do"

[85; 39].

Trong văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng, thời gian được vận hành theo suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của tác giả. Qua đó, người đọc có thể hiểu được tâm trạng, tình cảm cùng bao điều khác nữa ở ông.

Thời gian nghệ thuật trong các sáng tác ngắn như Giai đoạn mới, Ở đây bán sách cũ, Cây hoa hiên bên bờ sông Na, Bát cơm, Bữa cơ... thường là thời gian lịch sử khách quan. Vũ Bằng thường đặt nhân vật của mình trong dòng lịch sử chung với các sự kiện: kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tản cư, hồi cư... để nhân vật triển khai hành động và thể hiện tính cách. Khoảng cách giữa các sự kiện thường khá xa. Xen giữa các sự kiện là thời gian nội tâm, thời gian tâm lý. Con người hoặc chỉ sống với thời hiện tại, ít hồi tưởng quá khứ (trường hợp bà Nhiêu Lương trong Giai đoạn mới, trường hợp ông cháu ông từ trong Ở đây bán sách cũ...), hoặc sống gắn bó với quá khứ, luôn hoài vọng về quá khứ (trường hợp Thạch Liễu trong Cây hoa hiên bên bờ sông Nà). Nếu như trong Mùa lạc (Nguyễn Khải), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyền Minh Châu)...tương lai ít được nói đến bởi nó thường sáng sủa và là một cái gì rõ ràng, không cần bàn cãi thì trong các sáng tác của Vũ Bằng, tương lai ít được nói đến lại vì lẽ khác. Con người trong các sáng tác của ông là con người của thời loạn lạc, đã thế họ lại sống tách biệt, gần như thoát hẳn khỏi vòng ảnh hưởng của cộng đồng. Mòn mỏi vì những lo toan thường nhật cùng những ân hận, day dứt, tiếc nuối, họ ít nghĩ đến tương lai. Và tương lai nếu có được nhắc đến thì cũng thường mù mịt, gắn liền với sự khắc khoải, lo

83

âu. Bà Nhiêu Lương (Giai đoạn mới) lo sợ bị ông bà Phán đuổi "Bởi vì đuổi thì biết đi đâu, ăn vào đâu, ở đâu? Mà về quê thì chết vì bom đạn" [20; 256]. Với vợ chồng người hồi cư trong Đất khách, về quê là tương lai, là giải pháp tốt nhất giúp họ chấm dứt cuộc sống ngột ngạt, tù túng và nặng nề ở Hà Nội- nơi đất khách. Vậy mà họ lại hướng về quê trong sự trăn trở, băn khoăn, trong nỗi niềm tuyệt vọng:

"Làm thế nào về quê hương được nữa, nếu cứ đánh nhau mãi thế này !" [20; 341].

Có thể nói, thời gian nghệ thuật trong các sáng tác ngắn của Vũ Bằng diễn tiến khá chậm chạp, uể oải. Nó thường gợi ương người đọc niềm cảm thông, xót xa cho những kiếp người đau khổ vì chiến tranh loạn lạc.

Ở các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật dài hơi: Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, đặc biệt ở Thương nhớ mười hai, hình tượng thời gian được khắc họa đậm nét, mang rõ dấu ấn cá nhân tác giả. Ở những tác phẩm này, Vũ Bằng có nói đến tương lai. Nếu Nguyễn Du ương thơ chữ Hán chỉ có 2 lần đề cập đến tương lai mà là tương lai gần, tương lai cá nhân thì Vũ Bằng trong Thương nhớ mười hai nói đến tương lai nhiều hơn: 8 lần tương lai được nói đến trong sự băn khoăn, khắc khoải kiểu như: Biết đến bao giờ..., Không biết đến bao giờ... và 6 lần tương lai được nhắc đến qua lời cầu nguyện, ao ước. Tương lai mà Vũ Bằng hướng tới thường là một tương lai chung; ở đó, con người cá nhân hòa vào không khí, thiên nhiên, vào đất trời... quê hương hoặc được hưởng hạnh phúc của cuộc sống thời bình: "vợ được gặp chồng, anh được gặp em, tình nhân được gặp tình nhân, ở đời không còn bao giờ có sự chia cây rụng lá, tan của nát nhà, sinh li tử biệt..." [5; 326].

Khi nói đến tương lai, nhiều lúc Vũ Bằng đã vượt lên trên những bi kịch có tính chất cá nhân để nói tiếng nói chung của mọi người, của đồng loại. Phẩm chất chiến sì trong tâm hồn thi sĩ của Vũ Bằng một phần thể hiện ở đó.

Trong các tác phẩm này, Vũ Bằng có nói tới hiện tại nhiữig không nhiều. Hiện tại thường chi được điểm qua bằng vài nét thưa thoáng, bàng bạc có tác dụng gợi nhớ, khiến người đọc dễ có cảm tưởng Vũ Bằng là người của cõi mơ, là con người hoài niệm hơn là con người của hiện tại.

84

Vũ Bằng hay nói về đêm, về chiều và đặc biệt là chiều mưa. Giai đoạn mới kết thúc bằng câu nói mê hằng đêm của bà Nhiêu Lương; ông tô già trong Ở đây bán sách cũ hết kế sinh nhai đành mang hòm sách cũ của người con trai ở hậu phương ra bán. "Chính hôm bắt đầu bán là một hôm mưa dầm" [20; 260]. Anh say rượu (Bữa cỗ) trở về nhà gặp cảnh vợ chết nằm còng queo vào "khoảng mười một giờ khuya" [20; 321]. Truyện Đất khách dài chưa đầy 11 trang mà chiều, buổi chiềuđược nhắc đến 3 lần; tối, khuya, lên đènđược nhắc đến 4 lần; đêm, bóng tối, tối tối, tốiđược nhắc đến 7 lần và mưa được nhắc đến 1 lần... Ở Thương nhớ mười hai, các từ trên xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn.

Trong các sáng tác của Vũ Bằng, các yếu tố chỉ thời gian như: chiều, mưa, đêm có lẽ không chỉ để nói nỗi buồn, cái lắng đọng của suy tư như phần lớn các thi sĩ (Huy Cận, Xuân Diệu...) vẫn dùng. Hình như nó còn hàm chứa một cái gì khác, vừa chung lại vừa riêng, giống như là cảm quan nghệ thuật của tác giả về cuộc đời- không phải cuộc đời chung của cả một dân tộc đang hào hứng xuống đường, "ra trận" với sức mạnh tổng hợp của "bốn mươi thế kỷ"(Tố Hữu) mà là cuộc đời riêng của một lớp người bị dồn đẩy vào một thế kẹt của lịch sử, vào thế

"tiến thoái lưỡng nan". Vì thế âm hưởng của nó buồn hơn, da diết hơn, sâu lắng hơn và cũng tê tái lòng người- cả người trong cuộc lẫn người thưởng thức tác phẩm- hơn.

Từ hiện tại với bất cứ cái gì cũng đều có thể gợi nhớ, nhân vật trong các tác phẩm của Vũ Bằng thường mơ về quá khứ, nhớ về quá khứ. So với hiện tại, quá khứ được nói đến nhiều hơn.

Trong các sáng tác của Vũ Bằng, quá khứ hiện lên khá tròn trịa với tất cả sự hơn hẳn của nó. Vì vậy, dòng thời gian quá khứ được Vũ Bằng chọn như một phương tiện để chuyển tải những uẩn ức sâu kín của cõi lòng.

Trong sáng tác văn xuôi nghệ thuật, Vũ Bằng đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của thơ Đường. Có điều, Vũ Bằng là con người của thời hiện đại nên cách biểu hiện của ông có khác.

Thơ Đường thường nói nhiều đến quá khứ, thường hoài niệm về cái đẹp. Vũ Bằng rất trân trọng cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp của quá khứ, cái đẹp của truyền thống. Thời gian ương các tác phẩm của ông thường quay ngược chiều véc tơ trở về với những kỷ niệm êm đẹp của một thời chưa xa lắm với những lễ hội, những phong tục truyền thống.

Con người hiện đại thường sống với thời bây giờ và hướng tới tương lai. Còn Vũ Bằng, vì gắn bó quá sâu đậm với quá khứ nên ông luôn từ thời hiện tại, từ bây giờ, giờ đây mà dõi về

85

quá khứ, về ngày trước, ngày xưa với tất cả sự luyến tiếc, nhớ nhung canh cánh. Nguyễn Du ngày xưa đã mượn Kiều để thể hiện sự gắn bó với quá khứ của mình, Vũ Bằng thì khác, chủ thể của sự gắn bó với quá khứ luôn luôn hiện diện trực tiếp qua mỗi trang văn của ông. Trong Đất kháchmụ. đến Miếng ngon Hà Nội rồi Thương nhớ mười hai tôi... ở các sáng tác của Vũ Bằng, những từ ngữ nhớ, yêu, thương, mến thương xuất hiện khá nhiều. Mỗi từ có những nghĩa khác nhau nhưng chúng lại liên kết với nhau trong một chỉnh thể là tác phẩm, là các sáng tác của Vũ Bằng để cùng góp phần làm sáng tỏ những uẩn ức của lòng ông.

Có thể nói, thời gian ký ức, thời gian hoài niệm luôn trải ra với Vũ Bằng. Thời gian hoài niệm, thời gian ký ức cũng thâu tóm toàn bộ nền văn hóa truyền thống Bắc Việt, thâu tóm hình ảnh những người thân trong gia đình, đặc biệt là hình ảnh người vợ. Vũ Bằng hay nhắc đến người vợ với nhiều cách gọi khác. Khi thì tác giả gọi thẳng tên rất tha thiết Quỳ ơi, lúc là người vợ, người đàn bà Bắc, em yêu... Dù gọi theo cách nào, tác giả cũng đều không hề giấu diêm tình cảm tri âm, gắn bó và trân trọng đối với người bạn chiếu chăn của mình...

Giống như thơ cổ, trong Thương nhớ mười hai Vũ Bằng đã 54 lần nói đến trăng. Bóng trăng, ánh trăng với Vũ Bằng thật gần gũi, thân thiện, đặc biệt là trăng của quá khứ. Quá khứ với Vũ Bằng lúc nào cũng đẹp, trăng trong quá khứ cũng vậy. Trăng của quá khứ, trong tâm khảm của Vũ Bằng luôn là ánh trăng có hồn, ánh trăng đa tình. Trăng trong quá khứ được nhắc đến 52 lần. Nhiều lần ánh trăng ấy hiện lên như một nhân chứng, chứng giám những ngày hạnh phức tràn đầy của Vũ Bằng trên đất Bắc, cũng giống như "vầng trăng vằng vặc giữa trời" năm nào đã chứng giám cho lời thề thốt yêu đương của Kim Trọng-Thúy Kiều :

"Anh ơi, mở của sổ ra cho trăng chiếu thật nhiều vào giường của đôi lứa chúng mình..."

[5; 128].

Nguyễn Du trong thơ chữ Hán cũng hay nói đến trăng. Giống như Vũ Bằng, Nguyễn Du đã có lúc dùng những hình ảnh đẹp, tứ lạ để nổi về trăng: cái sáng trong vằng vặc, cái độ tròn thật tròn (Quỳnh Hải nguyên tiêu), trăng như hộp gương, như vành cung tráng sĩ (Sơ nguyệt).

Nhiứig ngay cả lúc đêm thật đẹp, trăng thật tròn, sáng hết độ sáng của nó... Nguyễn Du vẫn cảm thấy rầu rĩ và cảnh vẫn buồn tê tái:

Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch (U cư II)

86

(Vách nát trăng sáng rắn mối leo quanh)

Còn trong các sáng tác của Vũ Bằng thì khác, giữa người và cảnh nói chung; giữa người và trăng nói riêng luôn có sự tương đồng, hòa hợp. Trăng trong sáng, huyền diệu, tình tứ bên cạnh người cũng lâng lâng một niềm vui hạnh phúc như trong huyền thoại:

"Trong một năm, không có mùa nào trăng lại sáng và đẹp như trăng thu. (...) Vợ chồng dắt nhau đi trong ánh trăng lúc ấy cảm thấy mình đi trên trần mà dường như có cánh ở dưới chân, không bước mà có cái gì đẩy chấn đi nhè nhẹ vào trong cõi mê li thần thoại" [5; 172- 173].

Nhiều khi, mối quan hệ giữa trăng và người lại là mối quan hệ tri âm tri kỉ, con người

"nghe rõ ràng có tiếng trăng thủ thỉ thì thầm" [5; 31].

Trong Thương nhớ mười hai chỉ có 2 lần Vũ Bằng nói đến trăng của hiện tại. Khi ây, tác giả không miêu tả kĩ ánh trăng. Chúng ta có cảm tưởng Vũ Bằng chỉ dùng trăng như một cái cớ để bật đẩy những gì đang dồn nén, chất chứa trong tâm tư, để cho bớt cái gánh nặng đang trì kéo tâm hồn, trì kéo mỗi bước đi của người lữ thứ. Lần thứ nhất nói đến trăng hiện tại là vào một đêm tháng tư:

"Người tỉnh rượu lúc canh tàn nhìn trăng rồi cúi đầu nhớ cố hương, lúc ấy thèm cái thú tắm suối của một ngày xa xôi ở xứ Mường vùng Việt Bắc, thèm không biết thế nào mà nói" [5;

78].

Câu văn có 39 chữ, chỉ có một chữ trăng mà có đến hai chữ thèm, một chữ nhớ, ấy là chưa kể đến tư thế cúi đầu của người tỉnh rượu. Những tưỏng chẳng phải bàn nhiều, ai cũng có thể cảm được cái tâm trạng chới với, cổ đơn, nhớ thương da diết của kẻ xa nhà lúc canh tàn.

Lần thứ hai là một đêm tháng tám. Nhà văn đã nói với trăng như nói với một người bạn:

"Trăng thu, mây thu, gió thu ơi, trăng đẹp quá, mây cao quá, gió buồn quá, người nhớ nhà van xin trăng đừng đẹp quá, mây đừng xanh quá, gió đừng buồn quá vì càng đẹp, càng xanh, càng buồn thì người xa nhà lại càng day dứt nhớ đến phong vị Giang Nam, không có cách gì khuây khỏa được trăm sầu nghìn giận" [5; 196].

Cũng chỉ trong một câu văn mà đến 6 lần từ quá được sử dụng. Hình như đây là lần đầu tiên giữa Vũ Bằng và thiên nhiên có khoảng cách, lần đầu tiên ánh trăng đã tuột khỏi tầm với

87

của Vũ Bằng. Có khoảng cách nhưng không hề đối lập bởi "người xa nhà" luôn tìm cách quên đi nỗi buồn lưu lí, vậy mà ánh trăng kia cùng bầu trời và ngọn gió lại vô tình, cứ buồn, cứ đẹp có lẽ đẹp như ánh trăng xưa khiến cho vết thương lòng của "người xa cách Bắc Việt", từ lâu, chưa kịp khép miệng lại thêm một lần nhức nhối, đớn đau. Vì thế, "người nhớ nhà" van xin trăng, mây rồi gió hãy bớt đẹp, bớt buồn hơn.

Trong các sáng tác của Vũ Bằng ta luôn bắt gặp sự liên tưởng, đối sánh giữa bây giờ và ngày trước, giữa hiện tại và quá khứ. Trong quá trình đối sánh, quá khứ bao giờ cũng giành được phần hơn: được nói nhiều hơn, kĩ hơn và cũng tha thiết hơn. Cán cân tình cảm trong Vũ Bằng đã nghiêng hẳn về phía quá khứ, về miền hoài niệm. Từng dòng chữ, câu văn trong các tác phẩm của Vũ Bằng luôn nhưng nhức một nỗi niềm thương nhớ. Nỗi nhớ thương quay quắt ấy không chỉ gián cách ương thời gian mà còn "gián cách trong không gian" [20; 165].

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)