Con người lo âu, đau khổ

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng (Trang 71 - 82)

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI, THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN

2.1. Hình tượng con người

2.1.2. Con người lo âu, đau khổ trong nỗi mềm khắc khoải không nguôi

2.1.2.1. Con người lo âu, đau khổ

Thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về người đàn bà chỉ vì không thắng nổi sự tò mò thường thấy ở con người đã đem tai họa đến cho loài người, khiến con người phải luôn đối mặt với khó khăn, bất hạnh; phải chịu nhiều đau khổ hơn là được hưởng thái bình, yên vui. Điều đó cũng có nghĩa là cuộc sống có nhiều cái để con người phải lo toan. Để sống được ở đời, con người phải trải thân theo những lo toan ấy. Ở vào thời loạn lạc chiến tranh, con người càng có nhiều cái để lo: lo ăn lo mặc, lo bệnh tật ốm đau, lo bom lo đạn... Với những người hồi cư, di cư và nói chung là những người dân nghèo sống trong các đô thị giặc tạm chiếm, những mối lo

72

ây như được nhân lên. Đơn giản là vì họ tồn tại trong lòng một chế độ xã hội có nhiều nét đặc thù so với chế độ xã hội chung mà cả dân tộc đang sống. Lại nữa, họ tồn tại trong xã hội ấy như là những cá nhân cô đơn, lạc loài, họ khó tìm được sự chia sẻ ở những người chung quanh. Vì thế, cái gánh lo của họ vốn đã nặng lại như nặng hơn.

Vũ Bằng là một người hồi cư rồi di cư, ông đã sống ở Hà Nội rồi Sài Gòn, những đô thị lớn trong thời giặc tạm chiếm nên hơn ai hết, ông ý thức rất rõ về sự thường trực của cái cảm giác bất an trong lòng những người dân trong vùng giặc tạm chiếm.

Trong dòng người hồi cư, ngoài nhữtig người vốn trước đây sinh sống ở Hà Nội, còn có những người sinh ra và lớn lên ở những vùng quê yên tĩnh, có nhà của, ruộng vườn hẳn hoi nhưng cầm lòng không đậu trước những lời đồn thổi về một cuộc sống thiên đường ở Hà Nội,

"kiếm tiền cứ như là vỗ tay" đã bồng bế, dắt díu nhau "dinh tê", về Hà Nội, chỉ có một số rất ít những người hồi cư có được cuộc sống khá giả, ổn định (vợ chồng ông Phán trong Giai đoạn mới, Lưu Bình trong Tiếp theo và hết truyện Lưu Bình- Dương Lễ), số còn lại thường rơi vào tình cảnh giật gấu vá vai, lo ăn từng ngày cùng bao điều phải lo khác. Người vợ anh say rượu (Bữa cỗ) đã "đau ốm từ lúc hồi cư đến giờ" [20; 323]. Vì không có điều kiện mỗi ngày dẫn diệu đi xin thuốc ở nhà thương thí và cũng không có tiền "đến cắt thuốc ông lang" nên người vợ ấy đã "nằm chết còng queo" trong khi chồng đi vắng, để lại cho anh say rượu ba đứa con với

"những món nợ người ta đòi từ sáng" [20; 323].

Trong Đất khách, người chồng "dinh-tê" “không bị bắt, nhưng cũng mất ít tiền cho những người đến dậm dọa y” [20; 337]. Điều này sẽ không xảy ra nếu gia đình họ không hồi cư, vẫn sống ở quê hương mình, bên những người hàng xóm hay chuyện, có cuộc sống không khác cuộc sống của họ bao nhiêu. Như thế cũng có nghĩa là cuộc sống hồi cư có thêm nhiều điều khiến họ phải lo toan, phải tìm cách đối phó. Nếu ở quê nhà, họ có thể san sẻ với bất kì ai từ việc nhỏ là "chuyện thóc cao gạo kém''' đến chuyện lớn, chuyện chung là "tây họ xé mất hiệp định sơ bộ rồi", thì ở Hà Nội, tồn tại trong họ toàn là những nỗi lo vặt vãnh, gắn với những sinh hoạt hàng ngày của họ và họ cũng không biết chia sẻ cùng ai vì "Ở Hà Nội (...) Ai biết phận người ấy. Người ta sống cô chích và xa lạ (...) ốm đau, chết chóc một mình" [20; 340].

Có thể nói, tình trạng phổ biến của người dân nghèo hồi cư lúc ấy là tình trạng "một chốn bốn quê". Bà vợ một ông tham công chính (Người Hà Nội nhớ người Hà Nội ) bị kẹt trong

73

thành, không có cách nào quay về thì "lo cho hai cháu ở ngoài ấy quá" [20; 352]. Người thiếu phụ (Bát cơm) ở Thiên Đình thì lo cho chồng con ở dưới thế không biết sống chết ra sao; khi cả gia đình đoàn tụ trên Thiên Đình thì nàng lại băn khoăn: "Lúc này không biết hàng ngày, các chiến sĩ có đủ ăn cầm hơi đánh giặc, giữ nước không?" [20; 309].

Đọc Đất khách, ta có cảm tưởng con người âu lo đã đánh bật hết những cảm giác thư thái, dễ chịu trong đôi vợ chồng hồi cư. Người chồng ban ngày đi kéo xe bò "Mệt đứt hơi, đứt ruột", tối về rảnh "thường thấy lồng buồn vẩn vơ" [20; 338]; có nhiều điều khổ ải chất chứa ưong lòng, anh muốn nói ra cho nhẹ đi, ngặt nỗi "mật thám như rươi, nó mà nghe thấy thì bỏ mẹ".

Anh đành chọn giải pháp câm lặng, câm lặng ngay cả khi "Hai vợ chồng dắt con đi ở trong buổi chiều" [20; 341]. Để rồi, hằng đêm, những ý nghĩ, những điều định nói nhưng không được nói ra ấy đã đọng lại, kết tinh và hiện lên thành những cơn ác mộng, tiếp tục hành hạ anh trong cõi mơ.

Cùng chung tâm trạng nặng nề với chồng, lòng người vợ hồi cư không nguôi lo lắng. Hết lo chuyện ăn tiêu, lại lo "đi vay đi mượn" để trả Hội Đồng An Dân. Hết lo cuộc sống ở đây, ở Hà Nội lại lo cuộc sống ở nhà quê: "Chẳng biết bông sợi bán có còn được giá nữa không? Tây nó tràn về Trừ, Chảy, nhà Cả Du sống hay là chết? Con gái, con dâu có đứa nào bị Tây đen- vạch-mặt hãm hiếp không?"... [20; 338]. Người vợ ấy không chỉ lo cho hiện tại mà còn băn khoăn khi nghĩ đến tương lai: "không biết rồi sẽ ra thế nào" [20; 338]. Rõ ràng, trong cuộc sống hồi cư, giây phút hạnh phúc thong dong dễ gì có được. Con người cứ phải sống trong thấp thỏm, lo đói, lo khát, lo tên rơi đạn lạc... số phận họ hết sứcmong manh. Ở họ, ranh giới của sự sống và cái chết không phân định rạch ròi, họ đang sống đó nhưng nguy cơ của cái chết lại gần kề. Không có cái gì và không ái có thể bảo đảm đời sông cho họ. Còn tương lai, với họ sao mà mịt mù, xám xịt đến thế.

Trong Đất khách, hình ảnh ngôi mộ và bãi tha ma cứ ữở đi trở lại như một thứ ám ảnh định mệnh, như là dự cảm về cái chết của những người hồi cư. Cứ tưởng về Hà Nội sẽ có một cuộc sống khác, khá hơn. Nào ngờ... Cuộc sống của đôi vợ chồng ấy cứ nặng nề diễn tiến trong nỗi ám ảnh không nguôi về một tương lai xám xịt, héo ùa.

Đến chuyện Người chứng, trạng thái bất an, căng thẳng đã trở thành căn bệnh kinh niên đối với ông Trần Minh Phú. Chỉ mới "Vừa trông thấy người đưa giấy đi xe đạp đến, ông Phú

74

lỉnh cảm ngay có một cái gì bất thường xảy ra đây". Vì "Những thứ giấy này không làm cho ai yên tâm bao giờ. Nó đến bất thình lình như một sự đe dọa và làm cho bất cứ ai cũng phải sỉu người ra" [20; 275]. Đã thế, giấy đưa hôm nay mà "mãi tận chiều mai mới đến hầu, chỉ nghĩ vớ va vớ vẩn thế này hay thế nọ mà chết óc (...) Nhưng rồi, cái kì hẹn kia cũng tới: Ông Phú đi đến cái công sở có thư gọi mình, trước một tiếng đồng hồ, trong khi bà vợ ở nhà hương đăng hoa quả lễ xì xà xì xụp ở trước ban thờ quan tướng" [20; 276]. Như bao người hồi cư khác, vợ chồng ông Phú luôn phập phồng lo sợ một điều không may nào đó sắp đổ ụp xuống đầu mình, họ luôn "nghĩ đến vỡ óc ra xem mình đã có làm điều gì phạm tội không; ức thuyết lộn xộn ở trong đầu như thể những con gián hôm dở trời" [20; 275]. Nghĩa là thần kinh của họ luôn căng như sợi dây đàn, họ sống khổ sống sở trong lo âu, thấp thỏm. Trong tình thế ấy, ông Phú chọn giải pháp phủ nhận sạch trơn mọi mối quan hệ có thực với bạn bè thân thiết hòng tìm sự yên ổn, thanh thản cho chính mình. Ông tự nhủ: "cứ làm như không biết là ổn nhất" [20; 278].

Thực tế, ông Phú đã lầm. Việc ông phủ nhận một sự thực là bác Tuấn có đến nhà ông trước cơ quan chức trách đã không mang đến cho ông sự thanh thản như ông mong ước. Nếu trước đây, lo lắng điều gì, ông cũng đều có thể san sẻ với vợ, nỗi lo vì thế giảm đi một nửa.

Còn nay, sau sự kiện gặp nhà chức trách, ông hoàn toàn cô độc. Ông sợ vợ biết chuyện sẽ khinh bĩ mình. Ông luôn phải đối diện với chính mình. Căng thẳng tới độ không chịu được, ông trốn vào giấc ngủ như một sự giải thoát. "Ông ngủ suốt đêm, ông ngả trưa, ông ngủ cả ngày chả nhật" [20; 285].

Nhìn chung, nhân vật trong các sáng tác của Vũ Bằng là nhân vật tâm trạng, nhân vật cảm xúc hơn là nhân vật hành động, nhân vật sự kiện. Tiếp xúc với các nhân vật của Vũ Bằng, người ta thấy ông là nhà văn trọng bản ngã- cái bản ngã của mình và của người, ơ điểm này Vũ Bằng có sự gặp gỡ với Thạch Lam, tuy hai người có hai phong cách biểu hiện cụ thể khác nhau. Giống như Thạch Lam, Vũ Bằng đã lấy việc diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển làm cứu cánh nghệ thuật cho truyện của mình. Và ông, trong một vài trường hợp, đã tỏ ra là người có tài trong biểu hiện và diễn tả tâm lý. sở dĩ có sự gặp gỡ này có lẽ vì nhân vật của Thạch Lam và Vũ Bằng đều là những con người nhỏ bé, sinh ra với tầm vóc bình thường. Họ không có khả năng làm thay đổi hay tự tạo ra hoàn cảnh theo tinh thần lãng mạn chủ nghĩa; họ cũng không phải là những kẻ đói khát, cùng đường do bị hà hiếp theo tinh thần hiện thực chủ nghĩa. Có khác chăng, những con người bé nhỏ, bình thường của Thạch Lam thì được đặt trong

75

cuộc sống đời thường, giữa dòng chảy chung của cuộc đời; còn nhân vật của Vũ Bằng lại bị bứng khỏi cộng đồng, quăng mình vào một không gian vân hóa khác cho nên những nhân vật của Thạch Lam luôn chứa đựng một thế giới cảm tính, cảm giác, cảm tưởng đời thường còn thế giới ấy của những con'người nhỏ bé trong sáng tác của Vũ Bằng vừa bình thường lại vừa khác thường. Nó chất chứa nhiều giông bão, bi kịch hơn. Con người trong sáng tác của Vũ Bằng, vì thế, không chỉ là những con người đau khổ vì cô đơn, lạc loài, mà nhiều khi, con người ấy còn đắm mình trong những nỗi niềm khắc khoải không nguôi.

2.1.2.2. Con người trong nỗi niềm khắc khoải không nguôi

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ bùng nổ giống như một cơn lốc đã cuốn tất cả vào vòng xoáy dữ dội của nó. Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy, cuộc sống con người cũng trở nên khác thường. Người ta ít nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp;

người ta ít nghĩ đến nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Con người cá nhân bị thu lại, tan biến hoặc ẩn mình trong con người tập thể- cộng đồng. Suốt một thời gian dài, con người lịch sử- chính tri, con người cộng đồng đã trở thành nhân vật trung tâm của văn học với nhiệm vụ cao nhất là bảo vệ đất nước. Con người cộng đồng luôn mang trong mình ánh hào quang rực rỡ của chân lý, chính nghĩa, của niềm tin tưởng tuyệt đối vào tương lai tươi sáng. Các sáng tác của văn học hiện đại Việt Nam từ 1945 đến 1975, vì thế, trở thành những phát ngôn nhân đanh cộng đồng, nhân danh dân tộc trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Cũng vì thế, các nhà văn cách mạng (ở giai đoạn này) nói chung, khó có thể định hình được phong cách riêng với cách nhìn riêng, cách thể hiện riêng của mình. Vũ Bằng là một trường hợp ngoại lệ. Nếu con người trong văn học cách mạng nói chung được đặt trong một không gian rộng lớn có tính toàn cầu, được tự do bay bổng thì con người trong các sáng tác của Vũ Bằng lại bị đặt trong những hoàn cảnh trớ trêu, trong một thế kẹt khó lòng cục cựa. Nếu con người trong văn học Cách mạng xuất hiện trong tư thế hiên ngang của những con người đi tới:

"Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ các loài sên "[51; 125].

thì con người trong các sáng tác của Vũ Bằng thường xuất hiện với tâm tư trĩu nặng. Đó là những con người cá nhân, cá thể; là những con người của cuộc sống thời chiến với những nỗi niềm khắc khoải không nguôi, không dứt.

76

Quy luật của vạn vật là "sinh, lão, bệnh, tử". Ở từng chặng của quá ưình tồn tại, vạn vật nói chung, con người nói riêng luôn phải đối mặt với bao thử thách khó khăn. Thực tế ấy đã làm nảy sinh bao điều lo sợ cho tất cả những ai đã từng làm "người", tức là đã tồn tại một cách có ý thức - ý thức về sự tồn tại của mình, ý thức về trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, với những người thân thích... Bình thường, người ta sợ thiếu thốn, đói rét, ốm đau, loạn lạc... Khi tuổi càng lớn, sức khỏe không còn dồi dào nữa, người ta lại càng có nhiều điều khác nữa để mà lo, mà sợ. Đặc biệt, con người rất sợ chết và hay nghĩ về cái chết. Con người sẽ ra sao sau khi chết? Liệu có còn kiếp sau cho con người đầu thai như đạo Phật vẫn dạy? Nếu không, chết rồi con người sẽ đi về đâu? Từ bao đời, những câu hỏi ấy luôn được đặt ra và mãi mãi vẫn là một ẩn số. Chết vì già cả, bệnh tật đã đáng sợ; chết vì tên rơi đạn lạc lại còn kinh hoàng, đáng sợ hơn. Bà Nhiêu Lương làm sao có thể tránh khỏi những nỗi sợ rất người đó? Vì vậy, mặc dù hết nói lại nghĩ: "Vào cái thời buổi loạn li này, ăn ở phúc đức cũng được trời đền cho thật" [20;

251] nhưng ở một góc khác trong tâm hồn, bà lo sợ bị ông bà Phán đuổi đi "Bởi vì đuổi thì biết đì đâu, ăn vào đâu, ở vào đâu? Mà về quê thì chết vì bom đạn. Ấy là nói về được nhưng thực ra biết đường đâu mà về? Lấy tiền đâu mà về?" [20; 256]. Mọi ngả đường để trở về với con người thật của mình đã bị chặn đứng. Bà Nhiêu Lương đành cúi đầu, buông xuôi, bất lực, mặc cho số phận đẩy đưa: "Chửi thế nào cũng chịu. Ở thế nào cũng chịu" [20; 256]. Con người ấy, đáng thương hơn đáng giận.

Nếu bà Nhiêu-Lương tránh né những bài toán của cuộc đời bằng cách nịnh nọt ông bà Phán thì ông Phú lại trốn chạy bằng cách khác. Vì sợ bị mất việc thì "cả nhà chết đói dứ đừ ra (...) Mà chính mình cũng đến chết rã xương ra trong ngục"[20; 280] nên ông Phú đã dối mình, phản bạn. Từ đó, trong ông có thêm nhiều cái khác để sợ: sợ vợ khinh bỉ, sợ phải đối diện với tội ác mà mình gây ra cho bạn ... Cuối cùng ông trốn chạy tất cả bằng việc vùi mình vào trong giấc ngủ. Với người bình thường, giấc ngủ là cần thiết. Nó là sự giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi cho con người sau nhiều giờ lao động mệt nhọc; nó là hoạt động phục vụ cho việc tái sản xuất sức lao động của con người. Giấc ngủ chỉ thực sự có ích khi con người sử dụng nó đúng lúc, đúng "liều". Còn ngược lại, nổ sẽ trở thành kẻ thù của sức khỏe và trí tuệ. Ông Phú trong Người chứngđã lạm dụng giấc ngủ. Ông coi việc "ngủ lì tù tì như thế" là một thứ thần dược để ông quên hẳn “cỡi đời này- cõi đời có Tội Ác , có Nhục Nhã và Nhất Hèn ngự trự” [20; 285].

77

Nhân vật ông Phú đã hoàn toàn bế tắc. Hành động trốn vào giấc ngủ là biểu hiện tập trung, cao độ của sự cô đơn, căng thẳng và tuyệt vọng của nhân vật.

Ở truyện Đất khách, nỗi niềm tuyệt vọng của đôi vợ chồng hồi cư lại trải dài, lan tỏa trên toàn bộ câu chuyện. Đôi vợ chồng ấy đã từng cùng nhau xây giấc mộng đẹp về cuộc sống ở Hà Nội. Nhưtig thực tế khó khăn của cuộc sống hồi cư đã nhanh chóng xua tan những ảo tưởng, dự định tốt đẹp. Nhìn ra xung quanh, họ không tìm thấy cái gì khả dĩ sẻ chia nỗi niềm của mình.

Hà Nội tấp nập ồn ào mà xa lạ. Những người ở chung nhà với họ thì cãi nhau, thù ghét nhau

"đã lâu lắm rồi" [20; 339]. Họ ở trong tình thế "đi thì cũng dở, ở không xong" (Hồ Xuân Hương). Mọi nỗi lo lắng, niềm u uất, sự dằn vặt... họ đều gửi gắm ở bãi tha ma cùng những ngôi mộ.

Cuộc sống ở các đô thị miền Nam trước 1975 với những con người sa đọa, tha hóa không chỉ làm tổn hại đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn kéo theo biết bao hệ lụy khác.

Người chồng trong Đợi con là một trong những nạn nhân khốn khổ của nền văn minh đô thị kiểu Mỹ ấy. vốn là một người con nhà giàu có, trải qua những biến động lớn của thời cuộc:

"chế độ cũ cáo chung, rồi Nhật đến, rồi Việt Minh về, rồi Tây đi và sau hết là hiệp định Giơ Neo, một phần lớn dân Bắc di cư vào Nam" [20; 388], cuộc đời anh đã ngoặt sang một ngã rẽ khác, tối tăm, u ám hơn: tiền hết lại mắc bệnh nan y; vợ đi làm sở Mỹ nhiều tiền coi anh chỉ là người thừa. Điểm tựa duy nhất và cuối cùng của anh là đứa con gái thì đã bị vợ cùng gia đình vợ tìm cách li gián... Ở bên bờ vực của cuộc đời, ở giữa lằn ranh mỏng manh của sự sống và cái chết, con người bất hạnh ấy luôn khắc khoải mong chờ có một ngày được gặp lại đứa con, dù chỉ một lần, để giãi bày cùng con những u uẩn, lo lắng của lòng mình. Trên đường đến cõi chết, con người ấy vẫn không thôi cầu nguyện, anh "nguyện cầu cho con không bao giờ yếu đuối, nguyện cầu cho con không bao giờ đi lầm đường, nguyện cầu cho con không bao giờ bị chấn nản hay thất vọng" [20; 392]. Tức là anh cầu mong, anh ao ước, hy vọng cuộc đời của con anh sẽ sung sướng, hạnh phúc, sẽ không bao giờ bị đẩy vào tình thế bi kịch như anh hiện giờ.

Nếu Đợi con trải ra theo chiều rộng sự tuyệt vọng của một kiếp người thì Người làm mả vợ lại xoáy vào chiều sâu cái bi kịch, sự khủng hoảng tinh thần của một người đàn ông vốn có nhiều phẩm chất đáng trân trọng: nhân hậu, vị tha, thương yêu vợ hết mực... Ông Trần Tý là nạn nhân của sự sa đọa, tha hóa. Cụ thể hơn, chính người vợ tha hóa, sa đọa với cách "sống

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)