Xã h ội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu (Trang 21 - 25)

Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 21

1.1. TH ỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI

1.1.1. Xã h ội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX

Năm 1858 giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Từ năm 1858 đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chủ yếu hoạt động về quân sự. Mặc cho triều đình Huế bạc nhược cầu hòa rồi từng bước đầu hàng, cuộc chiến đâu chống xâm lược của nhân dân ta vẫn nổ ra khắp nơi và ngày càng lan rộng trong cả nước. Đây là cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng, nhiều hy sinh đau xót chưa từng thấy trong lịch sử. Sau cái chết của Phan Đình Phùng, phong trào cần vương chống Pháp chấm dứt.

Cả bộ máy từ vua quan ương triều đình xuống tỉnh, huyện, làng xã đều lần lượt làm tay sai cho thực dân Pháp. Nền kinh tế nước ta bị kéo vào quỹ đạo kinh tế tư bản nhưng không được công nghiệp hóa mà chủ yếu biến thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng xuất khẩu cho Pháp. Thực dân độc chiếm thị trường, độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền ngân hàng, độc quyền kinh doanh các ngành quan trọng: giao thông, làm muối, nấu rượu ...

Tuy nhiên việc mở mang giao thông, phát triển buôn bán đã tạo ra một thị trường thống nhất trong cả nước, phá vỡ chính sách "bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn. Đô thị mọc lên ngày càng nhiều...Tất cả những điều kiện đó được xem là những nhân tố mới có tác động đến sự phát triển nước ta.

Bộ máy cai trị của thực dân được tổ chức lại, chi phối mọi mặt hoạt động. Chúng lập ra đủ thứ : Viện dân biểu, Hội đồng tư văn ... để chơi trò hề dân chủ, thi hành chính sách ngu dân, chính sách chia để trị...Xã hội Việt Nam trước khi Pháp sang là xã hội phong kiến phương Đông, con người sống gắn bó với họ hàng, làng xóm. Chính quyền trung ương tập trung chuyên chế dựa vào bộ máy quan liêu và quân sự để duy trì sự thống trị , bắt dân nộp thuế, đi phu, đi lính. cả nước là nông thôn, đô thị là thủ phủ về chính trị, văn hóa, quân sự ... Xã hội Việt Nam chuyển dần từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến, nền kinh tế

22

nông nghiệp chuyển dần sang kinh tế tư bản thuộc địa. Những nhà tư sản thương nghiệp, những viên chức (thông ngôn, ký lục...) trong các công sở của chính quyền thực dân là lớp thị dân đầu tiên. Kinh tế hàng hóa kích thích sự phát triển, giai cấp tư sản (dân tộc và mại bản) đông dần lên. Mặt khác nông dân phá sản dồn về thành thị trở thành phu phen, bồi bếp, anh kéo xe, chị vú em, con sen, người buôn thúng bán bưng, gái điếm, lưu manh... Tầng lớp dân nghèo thành thị sống bấp bênh không có ngày mai.

Muốn bám chặt thuộc địa, điều cần thiết là thực dân Pháp phải có một bộ máy cai trị trung thành đắc lực, cần tạo ra cơ sở xã hội thích ứng với chế độ của chúng. Lớp nho sĩ có tinh thần dân tộc vốn hết lòng với ưiều đình, có uy tín với nhân dân đã từng chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp bị loại bỏ và thay thế. Thực dân mở các trường Tây học đào tạo đội ngũ công chức mới. Những ông phán, ông thông, những người đậu đạt Tây học được Pháp ưu đãi nhiều mặt. Tầng lớp thượng lưu xã hội thuộc địa hồi nay là những viên chức trí thức tư sản ở thành thị, các cường hào, địa chủ ở nông thôn. Xã hội Việt Nam chuyển mình sang hướng tư sản què quặt, kém lành mạnh để lại những hậu quả tai hại, nhưng đồng thời cũng đã góp phần thay đổi bộ mặt thành thị, biến nó thành trung tâm kinh tế, thủ tiêu nhiều thế lực bảo thủ, trì trệ tạo điều kiện bước đầu cho xã hội phát triển theo mô hình các xã hội hiện đại.

Sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội đã dẫn đến sự du nhập lối sống thực dụng, vật chất chủ nghĩa của phương Tây. Cái lố lăng hợm hĩnh của những kẻ có tiền lúc đầu đã tạo ra sự bất bình, sự phản ứng gay gắt của xã hội vốn trọng lễ giáo. về sau khi quyền lực của kẻ có tiền được khẳng định thì sự hưởng thụ, thú vui vật chất được coi là tự nhiên. Cái mới không chỉ xuất hiện ở thành thị mà còn tràn về nông thôn, chiếc đèn Hoa Kỳ, cái đồng hồ quả lắc, bộ ghế xa lông ... đã thay thế ngọn đèn dầu lạc, cái án thư, chiếc trường kỷ...Cái mới đã tấn công vào tận căn cứ địa cuối cùng của các nhà nho và người nông dân. Họ có nhiều cách chống lại. Phan Bội Châu sang Nhật, Phan Chu Trinh sang Pháp. Trường Đông Kinh nghĩa thục được mở và được đón nhận nồng nhiệt ở Hà Nội. Phong trào Duy tân phát triển sôi nổi. Trong phong ưào đấu tranh chống Pháp, ngọn cờ Cần vương đã hạ xuống và ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản giương cao. ở cấp độ thấp hơn, người thi đỗ không chịu ra làm quan, người làm quan thì lui về làng ở ẩn, người thì tẩy chay đồ Tây, tiếng Tây, thậm chí tẩy chay cả chữ Quốc ngữ...Nhưng cái mới rồi vẫn cứ hấp dẫn mà những tình cảm thiêng liêng với cha ông, với đạo lý thánh hiền cũng không thắng nổi. Cái mới dần dần chinh phục cả những người khó tính, nệ cổ. Khổng ai

23

có thể đuổi nó ra khỏi cuộc sống mà tự điều chỉnh mình cho thích hợp với những cái mới đó.

Các bậc cha mẹ lo cho con cái đi học kiếm ít chữ Tây để rồi hãnh diện với chức vị ông thông, thầy kí. Nhưng văn đề quan trọng không phải chỉ là làm quen với cuộc sống bơ sữa, mặc đồ Tây, cái bắt tay thay cho cái vái chào mà điều quan trọng là sự thay đổi đời sống tinh thần, tâm lý và cách suy nghĩ. Cuộc sống sôi động, phức tạp, nhu câu vật chất ngày càng cao, yêu cầu hưởng thụ ngày càng nhiều nến người ta cần tiền. Cả một xã hội đua nhau chạy theo đồng tiền, tính toán giành giật để kiếm được nhiều tiền, và quan hệ giữa người và người cũng dựa trên tiền bạc mà quyết định.

1.1.1.2.Tình hình văn học

Giai đoạn này có nhiều biến động lớn. Thực dân Pháp du nhập văn hóa phương Tây, nhất là văn học Pháp, để thay thế văn hóa cổ truyền của dân tộc ta. Ta phản kháng lại sự xâm nhập nô dịch để bảo vệ nền văn hóa dân tộc nhưng đồng thời có ý thức học hỏi, tiếp thu, chọn lọc cái mới theo hướng hiện đại. Những truyện dịch từ Pháp, từ Trung Quốc được đăng báo hay in thành sách là món ăn tinh thần của lớp công chúng thị dân. Bên cạnh nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu ữước đây, giờ xuất hiện một lực lượng sáng tác mới. Văn học mới và văn học cũ cùng xuất hiện trên báo chí, nhưng văn học cũ mà căn bản là sản phẩm của xã hội phong kiến không còn thích hợp, công chúng thành thị đông đảo đã bỏ tiền ra nuôi sống báo chí, nuôi sống người cầm bút nên trỏ thành lực lượng chi phối sự phát triển của văn học.

Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm văn học Trung Quốc và Nho giáo. Theo quan niệm nho gia, văn là biểu hiện của đạo, văn chương là phương tiện truyền đạt đạo ly thánh hiền nêu gương sáng đạo đức để giáo hóa. Vì vậy văn nhân vẫn gần với thánh hiền, hơn là nghệ sĩ. Văn không tách khỏi triết - sử. Với quan niệm nay, viết văn không thể không quan sát, nhận thức, miêu tả, phản ánh thực tế nhưng các nhà nho văn nhân lại không quan tâm đến thực tế, quan niệm văn chương đạo lý không làm cho văn học chú ý đến con người thực, cuộc sống thực. Do đó kìm hãm sự phát triển của văn học chân chính. Người ta trong cuộc sống đua chen cạnh tranh cần sống thực, không thể thỏa mãn với những lời giáo huấn. Người ta cân hiểu rõ, hiểu kỹ cuộc sống với đầy đủ những tình tiết, những khía cạnh cụ thể. Người ta muốn nếm ưải cái có thật, hay có thể có thật. Người ta muốn rút ra những bài học sinh động của cuộc sống chứ không phải những bài học khô khan giáo điều. Đáp ứng thị hiếu

24

mới ấy, văn học đã thay đổi. Một nền văn học lấy đề tài từ trong cuộc sống bình thường, không gắn với triết - sử , mà đã tách ra thành nghệ thuật độc lập. Quá trình hiện đại hóa văn học là quá trình xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường, người sáng tác phải quan tâm đến sự việc, đến cốt truyện, đến nhân vật, chú ý đến yêu cầu nhận thức, phản ánh. Quá trình hiện đại hóa còn là quá trình cụ thể hóa, đa dạng hóa các nhân vật văn học, những hình tượng nghệ thuật của xã hội cũ như : vua, quan, thầy đồ, lý trưởng, nông dân, giờ đây giảm dần và xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị như: thầy thông, thầy phán, ông thầu khoán, anh học trò, người lao động, công nhân, cô gái mới...Cuộc sống trong văn học cũng trở nên đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ như cuộc sống thực. Để thể hiện nó, thể loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn thẩm mỹ phải thay đổi theo. Văn học Việt Nam gặp những văn đề chung của văn học thế giới, bước vào quỹ đạo của văn học thế giới. Một nền văn học mới, dựa vào công chúng thành thị.

Thành thị của ta tồn tại và phát ứiển một tầng lớp trí thức Tây học, biết tiếng Pháp, tiếp xúc với nền văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp. Do đó họ đã học hỏi rút ra được kinh nghiệm của ba, bốn thế kỷ văn học thế giới cho sự phát triển của văn học nước nhà. Điều đó đã giúp nền văn học Việt Nam được hiện đại hóa theo nhịp độ gấp rút, khẩn trương.

Trước thế kỷ XX, Việt Nam đã có một nền văn học phát triển không cao lắm nhưng khá phong phú và có tính dân tộc rõ rệt. Đầu thế kỷ XX sự phát triển của kinh tế hàng hóa thị trường, đã là cơ sở thúc đẩy sự thống nhất dân tộc. Yêu cầu chống Pháp, tình cảm, nguyện vọng, suy nghĩ của các tầng lớp nhân dân cũng thống nhất lại và cùng thúc đẩy sự thống nhất dân tộc.

Trong văn học bác học, các nhà nho yêu nước đã dùng văn học làm vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cứu nước và duy tân, các cụ đã quan tâm đến quần chúng nhân dân, vì thế văn học yêu nước không những có nội dung tiến bộ mà còn góp vào lịch sử phát triển văn học dân tộc những cách tân đáng kể về mặt nghệ thuật. Một số nhà nho ra thành thị sinh nhai bằng nghề viết văn đã khai thác những gì thích hợp để nói về cuộc sống mới, con người mới ở đô thị. Họ cũng mang vào lịch sử văn học những cách tân đáng kể về nội dung văn học nghệ thuật, về quan niệm văn học...Đối với bộ phận văn học dân gian, tình cảnh bần cùng khiến người nông dân phải rời lũy tre làng đến sống ương môi trường thành thị mới mẻ. Nếu trước đây họ đã từng dùng câu hò, câu ca kể nỗi khổ, tố cáo những áp bức bất công của bọn lý trưởng, cường hào, bọn xâm lược thì nay họ dùng chúng kể nỗi uất ức của người công nhân, người lính mộ làm bia

25

đỡ đạn, những tầng lớp lao khổ của xã hội mới. Bộ phận văn học trào phúng nhằm vào bọn thống trị mới cũng thống nhất với văn học yêu nước. Ba dòng văn học đã gặp gỡ nhau ở nội dung tố cáo hiện thực, khích lệ lòng yêu nước làm nền tảng cho văn học dân tộc của thế kỷ XX.

Lớp nhà nho ra thành thị có dịp đi đây đi đó, thấy được nhiều cái mới không chỉ ở nước mình mà còn nhiều nước khác. Họ thấy được cái lạc hậu, bảo thủ, cái yếu của mình, tiêu biểu như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu...Họ có ý thức giành lại quyền làm chủ đất nước mà lẽ ra giai cấp tư sản phải làm. Với sự tín nhiệm của xã hội và khả năng văn hóa các nhà nho đã đảm đương vai trò lịch sử vẻ vang trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu xuất dương kêu gọi bạo động chống Pháp. Phan Chu Trinh từ quan sang Nhật tranh luận về đường lối cứu nước với Phan Bội Châu, ráo riết vận động chống hủ tục, mở trường học, lập hội đoàn, đề xướng dân chủ...Hai xu hướng ôn hòa và kịch liệt có ý kiến xung khắc về đường lối cứu nước nhưng lại có chỗ gặp nhau là khai dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài. Trên mảnh đất chung đó, trường Đông Kinh nghĩa thục đã tập hợp nhiều nhà yêu nước có tài viết văn, cho ra đời hàng loạt tác phẩm yêu nước và cách mạng. Đông Kinh nghĩa thục đã kết thúc văn học cổ, mở đường cho văn học đi vào thời đại mới. Tuy nhiên những sáng tác giai đoạn nay chỉ là những thử nghiệm bước đầu, chất lượng nghệ thuật chưa cao. Một trong vài ba người tiêu biểu cho văn học những năm đầu thế kỷ XX là cây bút "dậy sóng" Phan Bội Châu. Giữa những ngày đau thương của đất nước, ba tiếng Phan Bội Châu đã trở thành niềm tin, hy vọng và tự hào. Phan Bội Châu không chỉ là lãnh tụ cách mạng của một thời mà còn là nhà văn, nhà thơ ưu tú của dân tộc. Văn thơ Phan Bội Châu là đỉnh cao của thơ ca cách mạng đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)