Các bi ện pháp tu từ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu (Trang 82 - 97)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU

2.2.1.2. Các bi ện pháp tu từ

*Ẩn dụ:

Ẩn dụ là thủ pháp tu từ được các nhà nho khai thác triệt để. Nói chí, nói hoài bão, nói ước mơ khát vọng mà không mượn hình ảnh thì không tạo được những liên tưởng bất ngờ, thú vị, nhất là không bồi dưỡng được tình cảm, trí tưởng tượng phong phú cho người đọc. Phan Bội Châu là nhà thơ tràn đầy tâm huyết, khát khao cháy bỏng. Ông muốn qua thơ mình truyền đến độc giả nhiều tình cảm, đặc biệt là tình cảm yêu nước và thái độ cống hiến cho đất nước...Ẩn dụ là thủ pháp đảm đương nhiều chức năng nhất và được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn nhất.

+ Ẩn dụ từ vựng

Khi nhà thơ viết Du Đại Huệ sơn cảm chiếm, ta biết nhà thơ không. nhằm chỉ việc "trèo núi" thông thường của nhà thám hiểm hay nhà du ngoạn mà là việc "trèo núi" của nhà chí sĩ cách mạng.

83 Ngã vị đăng sơn thì Chúng sơn dữ ngã tề Ngã kí đãng sơn thì Ngã thị chúng Sem đê

(Du Đại Huệ sơn, cảm chiếm) (Khi ta lên đỉnh non xa

Non xanh trăm ngọn như ta khác nào ! Khi ta lên tới đỉnh cao

Non xanh trăm ngọn, ngọn nào bằng ta) (Chương Thâu dịch)

"Trèo núi" đến "đỉnh núi" tức là nhà thơ đã cho người đọc sự liên tưởng ngầm về thành quả gặt hái được sau những gian nan nguy hiểm. Cụm từ "ngọn núi thấp hơn ta" tạo nên tầng nghĩa sâu xa về tinh thần chinh phục thiên nhiên, về sức mạnh nội lực. Qua việc trèo núi, nhà thơ cho thấy cải tạo thiến nhiên tương đồng với cải tạo cuộc sống.

Toàn bài Chơi xuân là cách nói ẩn dụ khái quát. "Xuân" chuyển nghĩa thành tuổi trẻ, sức sống và tiềm tàng năng lực. Với Chơi xuân, nhà thơ có khát vọng mở ra một "kỷ nguyên mới"

đầy triển vọng tốt đẹp của thời đại. Một Phan Bội Châu Chơi xuân quả có mấy tay !

Chúng ta biết kẻ thù của dân tộc Việt Nam giờ đây hoàn toàn khác với thế lực phong kiến phương Bắc. Chúng đến từ bên kia trời Tây, mang theo "Tàu thiếc, tàu đồng, súng to, súng nhỏ" mà Nguyễn Đình Chiểu cuối thế kỷ XIX đã miêu tả. Không tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân thì không thể đánh đuổi được kẻ thù. Phan Bội Châu kêu gọi "đồng tâm9' mọi tầng lớp, mọi giai cấp trong xã hội. "Đồng tâm" ẩn dụ đặc sắc về tinh thần đoàn kết dân tộc đã được Phan Bội Châu sáng tạo lại một cách nghệ thuật cho phù hợp với thời đại mới. cần nói thêm khi sử dụng từ "đồng tâm", nhà thơ luôn đặt nó trong tư thế mệnh lệnh hoặc tăng tiến.

... Đồng tâm chữ ấy chớ quên

... Đồng tâm chữ ấy phải cho một lòng

84

... Đồng tâm chữ ấy nên càng khuyên nhau ... Chữ tâm một phút đâu đâu cũng đồng ...

Kêu gọi "đồng tâm", nhà thơ đã thống nhất biện chứng giữa hiện thực và tâm lý, giữa mục tiêu và biện pháp. "Đồng tâm" trở thành điệp khúc chấn động lòng người. "Đồng tâm"gắn chặt với quá trình hoạt động cách mạng những năm đắc ý nhất của Phan Bội Châu. Do vậy "đồng tâm" được nâng lên thành thứ của cải quí báu trong thơ nhà chí sĩ .Từ trục "đồng tâm", nhà thơ tha thiết nói đến "đồng bào". Tuy chỉ xuất hiện rải rác vài tác phẩm nhưng bài nào nói tới

"đồng bào" đều có sức lay động sâu xa mạnh mẽ.

... Nay gặp hội đồng bào phấn khởi ... Càng nhau mấy vạn đồng bào ... Cớ lòng như thế mới ra đồng bào.

(Hải ngoại huyết thư) ... Chữ rằng : đồng chủng đồng bào

Anh em liệu tính làm sao bây giờ. . . (Ái quần)

"Đồng bào" gợi lại truyền thống "con rồng cháu tiên" trong "bọc trăm trứng". "Đồng bào" âm vang nhưng không nặng tính chính trị mà chan hòa tình cảm thiết tha thiêng liêng.

"Đồng tâm - đồng bào" xuất hiện 19 lần trên 15 bài thơ tiêu biểu trước 1925 (Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, Nxb Văn học, Nà Nội, 1985) khá dầy đặc cũng để chuyển tải nội dung tuyên truyền cách mạng sâu đậm của nhà thơ. Trước đây, Nguyễn Đình Chiểu chỉ mới đưa người nông dân vào văn học đã làm nên sự đột phá mới. Nay Phan Bội Châu huy động hết thảy mọi tầng lớp mà ông gọi là "đồng bào" vào thơ là sự kết tinh mạnh mẽ của thời đại. Lúc đó , dân số nước ta mới khoảng "hai chục triệu" người, thế mà trong Hải ngoại huyết thư, nhà thơ liên tục nhắc "năm mươi triệu":

... Năm mươi triệu số người trong nước ... Năm mươi triệu đồng bào đua sức

85

Một sự cường điệu có ý nghĩa! Nhà thơ muốn tạo ấn tượng sâu sắc về sức mạnh của nhân dân, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ biện chứng giữa dân với nước:

Dân là dân nước, nước là nước dân.

Phan Bội Châu đã bổ sung hoàn hảo tư tưởng dân chủ mà đầu thế kỷ XX Phan Chu Trinh đã đề xướng. Phan Chu Trinh coi độc lập tự do là điều quan trọng, nhưng còn một điều cấp bách hơn đó là thực trạng xã hội. Với cái nhìn sắc sảo, ông vạch ra trong tập tục, trong tâm lý xã hội ta có những chỗ thấp kém. Ông lên án bệnh hám danh vị , thói cậy quyền ức hiếp, ăn xớt của dân, để có chút chức tước phải chạy vạy, lo lót, xu nịnh...Dân ta ham lợi, ham đến mức thấy lợi không nghĩ gì đến giống nòi... cả nước đua nhau chè chén, chơi bời, ma chay, hủ tục . . . không ai đua trí, đua gan ở chỗ có ích...Dưới con mắt của Phan Chu Trinh, xã hội ta là "đàn ruồi, lũ kiến" không còn một chút nhân cách...Phan Chu Trinh đã dùng những lời nặng nề để nói về tình trạng đất nước. Đó là sự uất ức, đau xót của người thiết tha yêu nước, yêu dân. Phan Chu Trinh cũng như một số nhà nho coi quần chúng là hạng tối tăm mù mịt, mềm yếu, ươn hèn. Không nhìn ra giá trị căn bản của nhân cách Việt Nam thì làm sao cải cách dân chủ ?

Nếu giai đoạn thơ ưước 1925, nhà thơ sử dụng ẩn dụ "đồng tâm, đồng bào" động viên, khích lệ quần chúng đấu tranh thì sau 1925, với hoàn cảnh bị theo dõi, dòm ngó mà nhất là với dã tâm của kẻ thù tách dần nhà chí sĩ cách mạng khỏi quần chúng, các từ trên không còn dịp để xuất hiện, hoặc có chăng chỉ một vài trên tổng số 678 bài thơ (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế 1990), hiệu quả động viên không còn cao như ữước. Hiện tại lấy gì chứng minh cho "vẫy vùng - ngang dọc". Quần chúng đứng bên ngoài ngôi nhà Bến Ngự nhìn vào nuối tiếc thì làm sao hô hào được "đồng tâm". Hơn bao giờ hết, đây là lúc phong trào cách mạng chuyển sang hướng mới "anh hùng - hào kiệt" chỉ còn lại trong kí ức. Bao nhiêu giằng xé, bao nhiêu thành bại, nhà thơ hướng vào nội tâm trăn trở, âm ỉ, buồn, thương, thẹn, tủi...Một ẩn dụ đặc sắc đến với thơ Phan Bội Châu tự nhiên ở giai đoạn này là : "Trời".

Thế kỷ XVIII, Nguyễn Du đã từng đặt "trời" lên vị trí cao nhất là "thiên mệnh", để rồi chính "trời" cũng không lý giải nổi kiếp trâm luân khổ ải của con người.

Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

86

(Văn chiêu hồn - Nguyễn Du)

Phan Bội Châu là lớp nhà nho cấp tiến, ông nhìn con người và vũ trụ trong sự biến đổi tất yếu. “Trời" do vậy không còn khả năng khống chế con người theo kiểu "Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao" (Truyện Kiều - Nguyễn Du). "Trời" trở nên gần gũi, thân thiết, cũng say, cũng khóc, nhất là cũng đáng bị chê trách. "Trời" là người bạn tri kỷ để nhà thơ thổ lộ tâm sự..., kể cả việc nhà thơ hằn học với "trời", rồi lại rủ "trời"

đánh chén ..., đem "trời" vào giấc chiêm bao hạch sách tội vạ. Theo Thơ Phan Bội Châu, thời kỳ ở Huế 1926 - 1940, (Trần Anh Vinh và Chương Thâu sưu tập, Nxb Thuận hóa, Huế, 1987) trong số 104 bài thơ nôm tiêu biểu, hình ảnh "trời" xuất hiện 48 lần ngộ nghĩnh và ấn tượng nhiều: "còn trời", "ơn trời", "trời ơi","trời đất", "trời đâu", "cơ trời", "thấu trời", "cha trời",

"trời điếc""trời câm", "anh trời", "bác trời", "trời xoay", "trời già", "cụ trời", "trời say", "trời im", "tột trời", "trời ách", "trời hắc", "trời giấc mơ", "trời sụp", "trời rạng đông"...

+ Ẩn dụ có xu hướng ước lệ

Trước 1925 "giang sơn, san hà, nước non, sông núi" xuất hiện quá dầy đặc : 37 lần ưên 15 bài thơ tiêu biểu ( Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985) . Sau 1925 các từ trên cũng xuất hiện với tần số đông đúc không kém: "non sông" (38 lần), "non nước" (17 lần), "giang sơn" (22 lần), "núi sông" (12 lần), "nước non" (12 lần), "sơn hà" (8 lần) . .trên 678 bài thơ nôm( Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990) làm người đọc có cảm giác dễ bị trùng lặp. Nhưng bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy của mình, Phan Bội Châu đã sử dụng chúng rất sinh động, biến hóa. "Giang sơn91 thường đứng đầu câu thơ (Đường luật, Hát nói, Lục bát và Song thất lục bát), tạo nên sự hùng vĩ, hiên ngang, và tinh thần tự hào phơi phới. "Sơn hà" lại đặt cuối câu thơ, cùng với hai thanh bằng làm cho hình ảnh đất nước ưở nên thiêng liêng, gắn bó. Cũng với thủ pháp đầu - cuối, hai từ Hán Việt nay đã tạo nên sức thu hút kỳ lạ trong thơ Phan Bội Châu qua hình ảnh đất nước.

Đất nước còn được thể hiện bằng cách nói tinh tế và nhạy bén bởi từ "non nước - nước non". Trong văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có sự biến động đáng kể vế hàm nghĩa

"non nước". Nội hàm tình duyên nam nữ như thuở xa xưa:

Tóc thề đã chấm ngang vai

87

Nào lời non nước nào lời sắt son (Ca dao)

bị thu hẹp lại. Nghĩa chỉ về thiên nhiên vịnh cảnh dùng rất chừng mực theo ý đồ cảm nhận của nhà thơ:

Non xanh xanh Nước xanh xanh

(Tản Đà)

Nghĩa chỉ đất nước tuy mới mẻ nhưng đầy sức sống, trong thơ Nguyễn Khuyên, Tú Xương trước đó, tăng dần lên trong thơ ca cách mạng ba mươi năm đầu thế kỷ XX và đậm đặc là trong thơ của Tố Hữu, Hồ Chí Minh... Trong tưởng tượng nghệ thuật của Phan Bội Châu

"nước non" là tổ quốc với cả lãnh thổ và chủ quyền của nó, cả mặt vật chất và tinh thần, cả phần xác lẫn phần hồn. Sự thống nhất và toàn vẹn có được trong từ "non nước" là do nhà thơ đã nhìn nó xuyên suốt từ quá khứ của cha ông, từ truyền thống chiến đâu bất khuất hàng ngàn năm ữước đến hôm nay. Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt đô hộ, sự thống nhất của từ "nước non" còn là hình tượng nghệ thuật khẳng định lòng yêu nước kiên định của nhà thơ đồng thời là nhà cách mạng này. Kể cả khi nhà thơ vận dụng câu thơ tăng tiến để giá trị biểu cảm của hình tượng tăng lên nhiều lần .

... Sông bấy nhiêu dòng, núi bấy mây ... Non mấy từng cao, nước mấy từng ... Sông yêu khách lạ đưa trăng chiếu Non nhớ người xưa khiến gió sầu.

Hoặc sử dụng thành ngữ dân gian có kết hợp hình tượng "non nước" để huy động được nhiều tình cảm yêu nước ở đối tượng : "thêu sông dệt núi", "núi nổi sông chìm", "non cao bể rộng", "còn non còn nước", "còn núi còn sông", "non xanh nước biếc" . ..

+ Ẩn dụ tu từ (Ẩn dụ lâm thời)

88

Một nét nổi bật thơ Phan Bội Châu là dùng lối nói bóng gió để che mắt kẻ thù hoặc để có thể lọt qua sự kiểm duyệt. Phan Bội Châu thường dùng những hình ảnh ẩn dụ, màu sắc ẩn dụ để nói về đất nước, nói về ta và địch, nói về lòng kiên trinh son sắt...

Hình ảnh ta thường bắt gặp nhiều hơn cả là : "mây đen", "mây trơ mực", "mù đen man mác", "mưa gió", "mây mù", "bụi bốn bề", "vực thẳm", "địa ngục", "gió đổ mây cuồng", "trời hắc", "mùa đổng", "cương ngựa", "ách trâu", "con không mẹ" ... để nói về tình cảnh nước mất, nhà tan, cuộc đời nô lệ. Không vạch mặt, chỉ tên được kẻ thù dân tộc ta là thực dân Pháp, Phan Bội Châu phải dùng hình ảnh : "sấm sét", "ác diều", "ma quỉ", "vòi dài ngà nhọn", "mẹ vịt",

"bợm máng lồng", "lũ kình nghê", "vượn Tây", "râu xồm" ... còn bọn tay sai phản bội, dưới ngòi bút của nhà thơ là: "lũ bọt bèo", "bầy hươu chó", "ruồi nhặng", "cỏ rác", "lưỡi cú", "lòng lang", "rắn rồng", "đám mây vố lại"...

Nói về tấm lòng yêu nước, Phan Bội Châu nghĩ rằng tiếng con "chim cuốc" vẫn dễ làm rung động lòng người hơn cả, như các thi nhân cổ thường dùng. Vì vậy thơ cụ Phan còn vọng mãi: "năm canh cuốc cuốc hoài", "mơ màng đau dạ cuốc", "dưới trăng hồn cuốc cuốc", "cuốc gọi bắc nam hồn", "máu cuốc đầu ghềnh mấy đoạn đau". . . và "dân nhờ mạnh nước", "có nước là vui vẻ", "còn nước là vinh hạnh", "khát nước", "mua nước", "nghiện nước", "say nước"...

Để bày tỏ tấm lòng kiên trinh, thủy chung với dân tộc và lý tưởng bền gan chiến đấu, ta thường bắt gặp trong thơ Sào Nam : "lòng son sắt", "lòng thiết thạch", "khuôn vàng lò sắt",

"lòng gang dạ tuyết", "thân vàng", "gương trong", "một lòng đèn", "gió không giẻ bụi", "trăng khổng vết" . . . "thi sức cùng trời", "chọi gan với sóng", "xoay nghiêng quả đất", "lắc trụi bẩy sao", "luyện đá vá trời", "đền nợ", "mổ gióng, còng khua", "dời non lấp bể" ... Quả là khó có thể linh hoạt, ảo diệu hơn.

Thiên nhiên thật phong phú về màu sắc, thế mà lọt vào vườn thơ Phan Bội Châu chẳng được bao nhiêu, nhà thơ chỉ chọn : đỏ (đào, hồng, son), đen (mực, hắc); xanh; trắng (bạc);

vàng. Còn các màu sắc khác rất hiếm. Chỉ một ít câu thơ dùng với nghĩa đen nghĩa gốc của các màu sắc nói trên :

Đồng phơi xương trắng no đàn chó

89

Giếng thấy bùn đen vắng tiếng người

(Than trời đại hạn luôn mấy tháng) Bên mây ghẹo khách trăng vàng ùa

Dưới nước in hình, bóng đỏ lòm

(Họa thơ ông Trần Năng Thịnh) còn phần lớn nhà thơ dùng với nghĩa tượng trưng:

Cuộc đời ghê gớm cảnh phù du Bụi trắng mây đen bạc cả đầu

(Khóc cụ Tập Xuyên) Mặt từng vẫn có xanh và trắng Lòng chẳng bao giờ đỏ lại đen

(Họa nguyên vận thơ Tiểu Lại)

Hai màu vàng, trắng thường được tác giả cho đối chọi nhau để diễn tả sự xung đột giữa kẻ cướp nước và dân tộc bị mất nước:

Sắc nước lọ là tô điểm bạc Màu trời giữ lấy giống dòng vàng

(Tạ ơn người khách cho hoa lý) Mây bạc non sông người vắng vẻ

Chim vàng mưa gió bụi lao xao (Điếu Trương Gia Mô)

Phan Bội Châu còn là nghệ sĩ tài ba về phương diện ẩn dụ tạo hình:

Cồn má đen thui trồi núi sắt Lông mày trắng toát vạch đường vôi

(Xem gương lúc bệnh)

90

Tròn lửng bóng in trăng đáy nước Hồng tươi sắc khiếp ráng chiều hôm

(Vịnh hoa sen) và tạo cảnh:

Mây đen muôn dặm trời xanh ngắt Sóng ngớt năm canh bể lặng lờ Cánh nhạn dọc ngang đường lối mới

Thuyền ngư khoan nhặt khúc hò xưa (Mừng trời tạnh)

tạo cả âm thanh:

Tiếng đâu nhỏ nhẻ lọt bên mành Ngỡ tiếng ai hay tiếng bạn mình Loan gảy não nùng hơi bạch tuyết Oanh kêu êm ái khúc xuân tình Mày nga thoáng gió hơi lai láng Ngón ngọc đơn hoa nhịp tính tình

(Đêm nghe người hàng xóm gảy đàn)

* Hoán dụ:

Đồng thời với ẩn dụ, nhà thơ sử dụng biện pháp hoán dụ độc đáo và đạt yêu cầu cá thể hóa cao.

+ Những hình ảnh : "huyết", "lệ", "máu", "nước mắt” nói rất nhiều về tấm lòng của nhà thơ, của dân tộc trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù; về nỗi đau bằng xương bằng thịt của chính nhà thơ khi cảm nhận tình cảnh tan tác của nước nhà. Các hình ảnh hoán dụ vừa nêu là cách nói phân thân rất cảm giác, rất ấn tượng : "lời huyết lệ", "cao huyết", "ô huyết" ...,

"máu mủ", "máu nóng", "máu đỏ", "giọt máu đào", "máu quốc", "hồng giọt máu", "hút máu",

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu (Trang 82 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)