Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 21
1.2. QUAN NI ỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ PHAN BỘI CHÂU . 34
1.2.5. Con người ngổn ngang bao tâm sự riêng chung
Cùng với những trang mủi lòng về người lao khổ, Phan Bội Châu còn dành để viết về mình. Chúng ta bắt gặp "cái mình", "cái tôi" của Phan Bội Châu trong hầu hết các thể loại, song nhiều hơn hết vẫn là qua thơ. Thơ tâm sự chiếm khá lớn, có đến hàng trăm bài, hầu như được viết vào ban đêm. Hình như tuổi cao, bệnh tật và hoàn cảnh cô đơn tù túng khiến ông già Bến Ngự không ngủ được : Đêm không ngủ; Than thở một mình không ngủ được; Họa bài đem không ngủ; Đêm mưa nhớ bạn; Đêm thu đi thuyền; Đêm đông đi thuyền; Đêm nghe mưa; Trăng; Đèn tự hồi; Gà gáy sáng; Nghe cuốc kêu...Thường những bài thơ viết về đêm nỗi lòng của nhà thơ được bộc lộ một cách ưọn vẹn, chân thành và tha thiết. Người đọc có thể hồi tưởng chân dung Phan Bội Châu qua những vần thơ tự họa:
Thân vừa đúng mực hơn năm thước Tuổi hãy còn son ngoại sáu mươi Miệng tựa chuông đồng vang dậy đất Râu ria sao chổi quét ngang trời
(Bán mình)
Đến khi cụ tuổi cao sức yếu, đây đó trong thơ ta vẫn còn bắt gặp cái bóng dáng trên ... Còn má đen thui trồi núi sắt
Lông mày trắng toát vạch đường vôi
(Xem gương trong lúc bịnh) Song điều mà Phan Bội Châu muốn thổ lộ cùng chúng ta là nỗi lòng của cụ:
Lòng riêng riêng biết ai soi thấu ? Nhật ấy vừng gương, nguyệt ấy đèn
42
(Thơ nối vần)
Điều đau đớn chủ yếu của nhà chí sĩ là mất tự do, cụ đã thốt lên những lời tâm sự bi thiết:
Những ước anh em đầy bốn biển Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian
(Từ giã bạn bè lần cuối cùng)
Phan Bội Châu là con người hành động, nay bị giam cầm, bị bắt ngồi suông một xó trong lúc còn có thể cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, đó quả là niềm u uất lớn:
Nay ông khoanh cẳng, bó tay
Chắc ông rách mắt, chau mày, nghiến răng.
(Tiêu khiển ngâm)
Ý đồ nham hiểm của kẻ thù là dùng thời gian để xói mòn sinh lực, lấy sự nhàn rỗi làm liều thuốc độc giết chết khí phách trong lòng người chiến sĩ:
Trót chẳng đi đâu mãi cứ ngồi Cứ ngồi nhưng lại muốn đi hoài Muốn đi mà lại không đi đặng
Thôi hãy ngồi suông thủng thẳng chơi.
(Vô đề)
Ta biết, mọi hành động của Phan Bội Châu đều nhằm mục đích chung nhất là cứu nước cứu dân, trước cũng thế mà khi trở thành ông già Bến Ngự cũng thế. Trước kia Phan Bội Châu có thể bôn ba tìm đường cứu nước, thương dân có thể làm tất cả để cứu dân. Bây giờ nhìn nước mất mà đành xuôi tay, bất lực "Mua nước không tiền đành chịu khát", cũng như thấy dân lầm than mà không thể cứu được:
Cố đôi xác thịt đôi không đặng Toan vớt đồng bào vớt chẳng xong
(Tự trào)
43
Vì vậy người đọc nghe "cuốc" kêu da diết khắp mọi nơi trong tác phẩm, khi bổng khi trầm, khi gần khi xa rồi kết lại thành căn bệnh tâm thần khó chữa ở Sào Nam:
Không ngồi không đứng cũng không đi Cũng giống điên mà cũng giống si Bịt cả đôi tai nghe bể rống
Nhắm nghiền đôi mắt thấy trời xoay Đương quên mặc áo toan ra chạy Trót mới xâu giày chốc cỡi ngay Lũ bé thấy ông nghi nghiện rượu Quá ra nghiện nước vậy mà say
(Cười mình)
Chuyện "Pháp - Việt đề huề" cũng là một trong những nỗi day dứt, vò xé nỗi lòng "ông già Bến Ngự". Khi đưa ông về giam lỏng ở Huế, kẻ thù cho bọn bồi bút xuyên tạc chuyện "đề huề", giáng đòn mạnh vào uy tín chính ưị Phan Bội Châu và thực tế đã có không ít người hiểu nhầm nhà chí sĩ. Nỗi niềm gan ruột đã được ông thổ lộ qua những vần thơ thấm thìa.
Miệng đời ghê gớm pha đen bạc Đống cát lô nhố sỏi với sành.
(Than thở một mình không ngủ được) Ông tự dặn lòng:
Quản chi lưỡi cú đường thêu dệt Chớ ngại lòng lang lối dặn dò.
(Thơ đề người bạn gái)
và tự phê phán một cách nghiêm khắc : "Chẳng trách gì ai, chỉ trách mình"
Nỗi cô độc lạc lõng cũng giày vò ông không ít. Con người quen sống với bao nhiêu mối quan hệ : gia đình, bạn bè, đồng chí, làng nước...nay phải chịu cảnh cô đơn, quả là một đòn trí
44
mạng của kẻ thù đối với con người giàu nghị lực như cụ Phan đây. Kẻ thù bao vây kiểm soát từng hành động, ngôi nhà Bốn Ngự vì vậy ngày một trống vắng, khiến cụ phải thốt lên.
Nhà trống ba gian chùa vắng ngắt ! (Tự trào)
tâm trạng cô đơn ngày càng tăng khi đêm về, phải "lấy bóng làm khuây", có lúc " bóng”
cũng chẳng buồn tâm sự.
Nghèo túng bệnh tật cũng góp phần làm ông già Bến Ngự lo nghĩ : Cơn xung muốn dậy đe trời chọc
Buổi túng toan đi nhặt đất cầm.
(Trả lời khách)
Để giảm bớt sự túng thiêu, nhà thơ nghĩ đến chuyện "bán thơ" nhưng khôn nỗi "Chữ càng hạ giá rao không đắt". Buồn quá đành mượn rượu, mượn thơ giải sầu:
Câu thơ đỡ đói vênh hàm đọc Chén rượu khuây buồn võ vẽ rơi.
(Ai vậy ?)
Từ buồn đến sầu đến khóc, khóc đến bế tắc "Hương sáp khẩn cầu nhân loại diệt" (Đêm không ngủ), tâm ừạng đó phản ánh bi kịch của một tâm hồn lớn, hoài bão lớn nhưng không thực hiện được. Song nỗi cô đơn, sự yếu đuối ấy chỉ có chừng mực, phần vươn lên mới là chủ yếu. Cụ tự ví mình như cây tùng già hiên ngang trước phong ba bão táp:
Bâu mật, bâu gừng, ruồi kệ kiếp Sửa hình, sủa tiếng, chó thây đời ! Giữa trời ta đứng ta reo chứ ? Muôn cụm non xanh một cội tùng.
(Vô đề) Nhà thơ vẫn hiên ngang thi gan thách đố cùng trời
45
Tha hồ tố, tha hồ dông, tha hồ mưa lẫn nắng Vững gan già thủng thỉnh lẽ trời thua.
(Hỏi anh Trời) Cụ khẳng định tinh thần kiên trung không dời đổi:
Tuy vẫn đầu suông vẫn cứ đầu Trời kia chung đội với ai đâu ?
(Tạ ơn cho cái mũ) và vẫn rất đỗi tự hào:
Sẵn chất vàng mười chi lọ nhuộm Thây ai trắng nhất chàng hề say.
(Đề cây hoàng mai...) Từ đáy sâu của tâm khảm, cụ rất tin tưởng ở tiền đồ tươi sáng của tổ quốc:
Nhẽ nào cam được non sông ấy Một gáy vừng đồng bỗng chớp lòe.
(Gà gáy sáng)
Có thể nói tâm trạng lạc quan và bi quan thường lẫn lộn, đó là mâu thuẫn biện chứng của một tính cách đa dạng ông già Bến Ngự. Song lạc quan cũng vẫn là chủ yếu.
Sáu mươi bẩy tuổi còn trai tráng Mò bụng quên mình bạc cả đầu.
(Ngẫu đắc) Trường thất bại chẳng qua là bài học Cuộc thành công một chốc ở sau cùng Già xin bạn trẻ vẫy vùng!
(Bài hát giải ưu)
46
Phan Bội Châu, từ một nhà nho, với khí phách phi thường, đã vứt bỏ áo mão nhà nho để làm người hào kiệt, làm con chim mặt biển, mang hoài bão vá trời, mang hành động say mê...
Tình cảm và chí khí đó giúp nhà thơ thấu hiểu nỗi lòng dân tộc trong cơn quốc biến mà xả thân cứu nước khổng mệt mỏi. Quan niệm nghệ thuật về con người , như đã phân tích phản ánh rất thực, rất sinh động con người thực phong phú, đa dạng của Phan Bội Châu.
47