Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU
2.3.2.2. Câu kh ẳng định hàm ẩn xuyên suốt hai chặng đường sáng tác là nghệ thuật đặc
2.3.2.2.1.Câu khẳng định cầu khiến
Trước 1925, theo Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, gồm 15 bài thơ tiêu biểu, câu khẳng định cầu khiến xuất hiện như sau.
Câu có từ "đừng" xuất hiện 6 lần. Câu có từ "quyết" xuất hiện 7 lần. "Đừng" đúng đầu câu thơ làm cho chất khẳng định dứt khoát và thẳng thắn, kể cả sự bắt buộc. Bắt buộc mà xúc động, thẳng thắn mà thấm thìa. Vì cầu khiến xuất phát từ trái tim nhiệt thành, tha thiết của nhà chí sĩ cách mạng chứ không phải những mệnh lệnh suông, cưng nhắc theo kiểu quyền uy. Nhà thơ thiết tha động viên:
Đừng như đàn quạ giữa trời, Gặp cơn mưa gió vội rời xa nhau.
(Ái quần)
"Quyết" đứng đầu câu thơ cũng có dạng giống như "đừng", nhưng kèm theo sau là những động từ hành động : "quyết đem", "quyết mang", "quyết vùng", "quyết cứu" ... để thực hiện ý chí không gì lay chuyển nổi của nhà yêu nước vĩ đại. Ta hãy nghe âm hưởng của nó:
... Quyết cứu cho máu mủ ruột rà.
(Gọi hồn quốc dân) ... Quyết có phen rửa nhục báo thù.
(Ái quốc)
106
Câu cầu khiến có từ “phải", từ "chớ" đặt vào thơ Phan Bội Châu lại gợi nên ý trái ngược nhau về hành động nhưng thống nhất nhau về tính khẳng định: "Sinh thời thế phải xoay nên thời thế" (Chơi xuân) thúc giục người ta; "Chớ thấy khác mà sinh hình tính" (Hải ngoại huyết thư) buộc người ta không được như thế. Cả hai cùng khẳng định tinh thần chiến đấu, chiến thắng.
Câu có từ "xin", "khuyên" kêu gọi tha thiết hơn. Phan Bội Châu vốn dĩ là người chân thành coi trọng dân chủ nên khẳng định có ý nghĩa động viên lại xuất hiện với tần số cao: "xin"
xuất hiện 15 lần trong đó 12 lần cho bài Hải ngoại huyết thư và 3 lần cho bài Gọi hồn quốc dân ; "khuyên" xuất hiện 5 lần trong bài Hải ngoại huyết thư. Loại câu này đầy ắp tình người, bởi có đại từ phiếm chỉ "ai" đi kèm rất giống ca dao, rất dễ đi vào lòng người:
... Khuyên ai cứ ra công gắng chí.
... Xin từ đây cả nước một niềm.
Giai đoạn thơ sau 1925, câu khẳng định chứa yếu tố cầu khiến: "đừng"; "quyết"; "hãy"; "
phải" chỉ xuất hiện vài lần trên 62 bài thơ tiêu biểu (Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985), âm hưởng hào hùng trầm xuống:
... Phải biết đời dài xuân quá vắn.
(Xuân cảm) ... Phải chi cá biển chim rừng mà vui.
(Mừng xuân)
Nhà thơ chẳng thúc giục ai hành động chỉ cảm nhận nỗi buồn thời thế. cầu khiến có từ
"xin" xuất hiện 5 lần, âm điệu thiết tha, thậm chí van lơn, cầu xin : "xin chớ ngã lòng", "xin càng bền chí” (Thất bại là mẹ thành công) '"xin hô giùm với" (Mầy có chồng chưa); "Xin thử hỏi ai là xuân chủ" (Mừng xuân)...Có điều tình hình ngày một tù túng, ngột ngạt, ông già Bến Ngự dẫu kiên gan, bền chí nhưng tâm tình phát ra ngọn bút cứ cô đơn, bế tắc không sao cản nổi. cầu khiến có từ "toan" xuất hiện 4 lần nghe xót xa, quặn thắt:
... Toan kêu còn ngại bọn mang lồng.
(Lời than gà mất mẹ)
107
... Toan vớt đồng bào vớt chẳng xong.
(Tự trào)
"Toan" không được, nhà thơ chuyển sang "đành":
... Đành cho muôn vật bắn vào thân bia.
(Đêm trăng hỏi bóng) ... Đành không trẻ nữa, ngán ông già.
(Đọc tập thơ ông Cao Bá Quát) Sự bế tắc, bất lực càng rõ nét hơn ở những câu có từ "thôi", xuất hiện 9 lần
... Thôi thì mình biết mình là đủ.
(Đêm ngồi một mình) ... Thôi thời với bóng tự mình vân vi.
(Đêm trăng hỏi bóng)...
Âm hưởng quả có chùng xuống, nhưng đó chỉ là những diễn biến tất yếu ương hoàn cảnh
"cá chậu chim lồng" của ông già Bến Ngự. Về cơ bản, thái độ kiên định vẫn là mạch chung xuyên suốt thơ Phan Bội Châu. Ở những câu thơ cầu khiến, người ta nhớ mãi lời giáo dục thẳng thắn và kỳ vọng tha thiết của cụ Phan đối với thanh niên:
... Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan ...
... Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rửa vết nhơ nổ lệ
(Bài ca chúc tết thanh niên) Vá trời đặng kín tha hồ luyện
108
Ghép đất cho bằng chẳng quản xa (Đá tự thuật)
Thanh niên sẽ thay cụ tiếp nối con đường cách mạng dở dang. Tin tưởng vào thanh niên, Phan Bội Châu đã tạo được những vần thơ khẳng khái làm thành chất liệu bền vững cho loại câu khẳng định rắn rỏi, mạnh mẽ.
2.3.2.2.2.Câu khẳng định nghi văn
Cũng như câu cầu khiến, câu nghi văn trong thơ Phan Bội Châu không dừng lại nghĩa tường minh mà đi xa hơn. Nó bắt người ta phải suy nghĩ, phải trăn trở. Hỏi, nhưng mục đích nhấn mạnh, khẳng định sự việc, hiện tượng chứ không nhằm vào việc trả lời.
Đây là loại câu xuất hiện khá phổ biến trong cả hai giai đoạn thơ Phan Bội Châu, nhưng mỗi giai đoạn hiệu quả nghệ thuật có khác nhau do hoàn cảnh khác nhau.
Trước 1925, câu hỏi tu từ khá dầy đặc, tạm thống kê như sau : Xuất dương lưu biệt (2 câu); Hải ngoại huyết thư(48 câu); Gọi hồn quốc dân (17 câu); Ái chủng (7câu); Ái quần (2 câu); Ái quốc (2 câu)...xét trong 15 bài thơ tiêu biểu trong Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn. Nhà thơ kêu gọi:
Chữ rằng đồng chủng đồng bào Anh em liệu tính làm sao bây giờ ?
(Hải ngoại huyết thư)
đã khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Tinh thần đó là yếu tố quyết định mọi sự thắng lợi, chứ không chờ câu trả lời từ phía đối tượng .
Đặc biệt câu có từ "vô", xuất hiện 8 lần trong 8 bài chữ Hán trên 15 bài thơ tiêu biểu trước 1925( Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn): "vô phong vô thủy", "vô ngữ", "vô thiên địa", "vô thùy"... cũng biểu hiện đa nghĩa. "Vô" là phủ định, nhưng đặt vào câu thơ nội hàm sâu xa của nó lại là khẳng định: "Vô phong vô thủy khách thiên sầu ?"(Tặng Trần Quý Cáp) "Vô phong vô thủy" là không mưa không gió, ấy vậy mà có "khách thiên sầu" (tiểu đối).
Ý nghĩa cả câu, dù không có điều kiện để gây sầu (tức không mửa không gió) nhưng thơ người đã đầy ắp nỗi sầu bởi đó là nỗi niềm của trái tim đau đáu vì tổ quốc. Câu "Khả vô thiên địa khả
109
vô thân ?"(Xuất dương lưu biệt) được Chương Thâu và Nguyễn Văn Bách dịch : "Thà không trời đất chẳng thân đời". Mang ý giả định về điều "không thể xảy ra", vì thực tế đã có một Phan Bội Châu giữa trời đất thì không thể không trải mật phơi gan cho đất nước, cho dân tộc.
Kế đến, câu có từ "há9' trong thơ tiếng Việt, xuất hiện lo lần trên 15 bài thơ tiêu biểu trước 1925 ( Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn) cũng đa nghĩa không kém .về nghĩa đây cũng là từ phủ định : há để, há phải... nhưng vào thơ Phan Bội Châu, ý nghĩa khẳng định tăng lên rõ rệt:
... Nước ta há phải là không có người ? ... Giang sơn há chẳng vẫy vùng ?
(Hải ngoại huyết thư) ... Giống khôn há phải đàn trâu
Giang sơn nỡ để người đâu vẫy vùng ? (Ái quốc)
Giai đoạn thơ sau 1925, câu hỏi tu từ xuất hiện 121 lần xét trên 85 bài thơ tiêu biểu (Thơ văn Phan Bội Châu - Kiều Văn biên soạn, Nxb Đồng Nai, 2000) đã chuyển tải nhiều nỗi tâm trạng của ông già bến Ngự : bức bối, ngột ngạt, tù túng. Giai đoạn sau ý nghĩa khẳng định có chiều nhẹ đi, nhường chỗ cho nỗi lòng của nhà thơ lan tỏa.
Suối vàng cười nụ, có ngày chăng ? (Cô khóc cậu) Đêm vắng cùng ai trò chuyện nhỉ ?
(Đêm thu cảm tác) Ông xanh xanh hỡi thấu chăng ông?
(Tự trào)
Câu hỏi tu từ "chăng", "nhỉ", "thấu" pha màu sắc tâm trạng rất rõ. Nó đã trở thành câu hỏi hướng nội trăn trở khôn nguôi.
110
Tâm trạng tù túng, chật hẹp, đó cũng chỉ là phần bề nổi, chiều sâu vẫn là tinh thần bất khuất, hiên ngang trước hoàn cảnh của ông già Bến Ngự. Câu hỏi tu từ được nhà thơ nhấn thêm từ "phủ định9' để ừở thành khẳng định:
Há lẽ anh hùng mãi bó tay ?
(Nói chuyện với cây cừa bên thuyền) Tài cao há lẽ mép như ai ?
(Đọc tập thơ Cao Bá Quát) Đời nấy há lẽ đời ma bệnh
(Xem gương trong lúc bệnh)
Câu thơ có từ "há" xuất hiện khá nhiều trong thơ Quốc âm ở giai đoạn sau đã chứhg minh tính hệ thống của một phong cách và đồng thời khẳng định tính đa nghĩa tong những "câu nghệ thuật" của Phan Bội Châu.
2.3.2.2.3.Câu khẳng định cảm thán
Xuất hiện không kém câu hỏi tu từ, nó cũng gây ấn tượng đậm nét. Trước 1925, người đọc có thể thấy : Chơi xuân (3 câu); Hải ngoại huyết thư (32 câu); Gọi hồn quốc dân (13 câu); Ái quần (2 câu); Ái quốc (1 câu)...xét trên 15 bài thơ tiêu biểu ( Thơ văn Phan Bội Châu, Chương thâu, tuyển chọn). Câu cảm trong thơ Phan Bội Châu thường đặt vị trí cuối bài thơ Đường luật, Hát nói để gây cảm xúc cho bài thơ, ý thơ :
Công nghiệp ngàn thu há một ngày !
(Thơ viết trong tù núi Quan Âm) Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu !
(Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông) Đã chơi chơi nốt ối chà chà xuân !
(Chơi xuân)
hoặc cuối ý trong bài thơ tiếng Việt dài cũng là để khẳng định trên tinh thần kỳ vọng thiết tha của nhà chí sĩ.
111
Nay ta hát một thiên ái quốc Yêu gì hơn yêu nước nhà ta !
(Ái quốc) ... Mấy câu thuận miệng ngân nga Ai ơi xin nhớ bài ca hợp đoàn !
(Ái quần)
Sau 1925, câu cảm thán xuất hiện với tần số cao 93 lần trên 85 bài thơ tiêu biểu (Thơ văn Phan Bội Châu, Kiều Văn, Nxb Đồng Nai, 2000). Tâm trạng nhà thơ càng được khắc họa đậm nét, với bao nỗi sầu tư quanh đi quẩn lại, dàn trải mênh mông ; "Hỏng tháng mười rồi ngóng tháng ba" (Nhà nông than bão lụt); "Bấy lâu mong nước nước đâu còn !" (Trách trời hạn);
"Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian !" (Từ giã bạn bè lần cuối cùng); "Ngó xuống trần thế vuốt râu cười !" (Sắp xuất đương) ; "Tế ra trời biển cách xa nhau !" (Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt)
; "Mặt mình ngỡ mặt nhà ai !" (Xem gương trong lúc bệnh)..
Thế nhưng, ông già Bến Ngự vẫn là Phan Bội Châu "câu thơ dậy sóng" , cảm thán không chỉ dừng lại đó, cảm thán được nhà thơ pha thêm "phủ định" hoặc "cầu khiến" tạo thành chất khẳng định đầy ấn tượng :
Xuân thay bản sắc chẳng hề thay !
(Đề cây hoàng mai trước bia cô Ấu Triệu) Đồng tâm hai chữ đá vàng chẳng phai !
Trên đường sự sống phải đồng tâm ! (Mừng Đông Dương tạp chí)
Ngoài các loại câu thông dụng đã trình bày, thơ Phan Bội Châu còn xuất hiện loại câu khá độc đáo, mới mẻ: câu liệt kê và câu chấm lửng. Giai đoạn thơ trước 1925 loại câu này chỉ xuất hiện với tần số ít nhưng đã mang tính rộng rãi trên khắp thể thơ. Xét trên 15 bài thơ tiêu biểu (Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn), ta thấy có:
112
- câu liệt kê(:) : Chơi xuân (2 câu); Hải ngoại huyết thư (4 câu); Gọi hồn quốc dấn (2 câu),
- câu chấm lửng (...): Hải ngoại huyết thư (3 câu); Gọi hồn quốc dân (1 câu); Ái quốc (1 câu)...
Nhà thơ liệt kê sự việc, sự kiện nhằm mục đích tuyên truyền : ... Lại xin tỏ giải cùng người quốc nhân :
... Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân :
Cách tuyên truyền này làm cho người đọc thấy được độ chính xác của sự việc, sự kiện mà tin cậy, do vậy đạt sức thuyết phục cao. Câu chấm lửng tác dụng đào sâu suy nghĩ, đào sâu nhận thức cũng là để tin tưởng trong ý đồ động viên, thuyết phục có cơ sở của nhà thơ :
Lại thuế sưu lắm vẻ lấy tiền ...
(Hải ngoại huyết thư) Hợp muôn sức ra tay quang phục Quyết có phen rửa nhục báo thù . . .
(Ái quốc)
Trong những sáng tác sau năm 1925, câu liệt kê, câu chấm lửng xuất hiện ngày càng nhiều : câu liệt kê 17 / 85; câu chấm lửng 16 / 85( Thơ văn Phan bội Châu, Kiều Văn, Nxb Đồng Nai, 2000) cho thấy chiều hướng đi dần đến thơ hiện đại là chiều hướng tất yếu của thơ Phan Bội Châu. Câu liệt kê, câu chấm lửng xuất hiện nhiều trong các bài thơ Bình dân mà cụ Phan cho đó là khẩu khí mới mẻ, hấp dẫn hợp với quần chúng lao động cũng rất độc đáo.
Lại thêm một loại câu nữa ở giai đoạn sau 1925 : câu tăng tiến. Loại câu này xuất hiện tuy không nhiều nhưng cũng góp phần chứng minh cho phong cách rắn rỏi kiên cường của thơ Phan Bội Châu. Câu tăng tiến nằm rải rác trên diện rộng nên người viết không thể thống kê số liệu, chỉ xin nêu một vài dẫn chứng :
Đời đã mới người càng nên đổi mới
(Bài ca chúc tết thanh niên)
113
Tuổi càng cao, vai càng nở, lưng càng to Càng thế, thế càng đau đớn quá
(Hỏi thần nắng) Càng nhiều thất bại,
Càng chắc thành công
(Thất bại là mẹ thành công)
Với loại câu nay, nhà thơ thường nhấn mạnh nội dung : "đổi mới", ''khắc phục". Cũng nhờ thế, trong thơ ông già Bến Ngự chất lạc quan tươi sáng luôn được khẳng định.
Tóm lại, câu nghệ thuật trong thơ Phan Bội Châu phong phú, đa dạng. Có loại câu truyền thống, có loại câu hiện đại. Nó vừa hoàn thiện tiếng nói tuyên ừuyền lại khẳng định phong cách thơ Phan Bội Châu mang tính gạch nối giữa hai nền thơ cổ và hiện đại.