Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU
2.2. TH ỜI GIAN NGHỆ THUẬT
2.2.2. Th ời gian hiện tại
Là thời gian gắn bó sự vận động và phát triển các sự kiện trong tác phẩm. Thời gian hiện tại phong phú minh chứng cho sự hoạt động tích cực của con người, về phương diện sáng tạo nghệ thuật, nó góp phần làm rõ thêm tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc sử dụng các hình ảnh, hình tượng thơ độc đáo của Phan Bội Châu.
Văn đề chính sách thuế khóa của thực dân Pháp là văn đề hiện thực nhức nhối.Trong Hải ngoại huyết thư, Phan Bội Châu cố tình liệt kê độ dài của thời gian:
... Mỗi năm, mỗi thuế, mỗi phần, mỗi tăng ...Trăm thứ thuế thuế gì cũng ngặt
...
Rứt chặt dần như thắt chỉ se ...
"Mỗi" là một lần gánh nặng đổ lên đầu thời gian, người ta có cảm giác bị tê liệt dần vì những nỗi cơ cực, đắng cay quá sức. Thời gian không chỉ để đếm mà chỉ để thấy cái "rỗng trơ".
Thời gian quanh đi quẩn lại, bế tắc đáng sợ.
Một đoạn thơ khác cũng không còn ý niệm về thời gian:
... Cơm ngự thiện bữa nghìn quan Ngoài ra dân dôi dân hàn mặc dân...
...
... Dân còn khôn khổ trăm bề
Cầm như tai mắt chăng nghe thấy nào...
... Tiền kho thóc đụn, sẵn ngồi không ăn
(Hải ngoại huyết thư)
Bọn thống trị và bè lũ tay sai ăn chơi, phê phơn, đánh mất thời gian trong sự hưởng lạc.
Hỏi làm sao giữ nước với những kẻ vô trách nhiệm như thế. Câu thơ "Dần lâu các tỉnh mất dần" nhẹ nhàng mà thâm thúy. Những kẻ không còn trách nhiệm, thời gian đối với họ cũng bằng thừa. Con người sống mà không có ý thức thời gian chi bằng không sống.
70
Hình tượng thời gian như đã phân tích ở trên là cách thể hiện mới mẻ, lạ lẫm. Phan Bội Châu đi vào thời gian "không ý thức" làm phương tiện tố cáo tội ác của kẻ thù , làm thành tố nghệ thuật trong cấu thành tư tưởng động viên khích lệ tinh thần yêu nước của mình . Nhà thơ thật sắc sảo, tài tình.
Một nội dung không kém phần quan trọng trong chiến lược, sách lược Phan Bội Châu là kêu gọi đoàn kết giai cấp. Ta chú ý các từ ngữ diễn tả thời gian hết sức biến hóa sau đây :
...Bây giờ lòng mới tỏ lòng
...Phút một chốc làm nên công lớn ...Chỉ xem mót phút trên đầu ngọn gươm ...Việc kíp rồi phải liệu mau mau
...Trước làm cho nó thất kinh Sau là để tiếng cao danh muôn đời ...Trước là lợi ích cho người
Sau là vận nước phức trời về sau ...Trước chẳng biết vun trồng tân hóa Sau mong gì kết quả duy tân
(Hải ngoại huyết thư)
Nếu xếp theo thứ tự từ trên xuống người viết thấy có sự vận động rõ của hình tượng thời gian. "Bây giờ" xác định hiện tại, nó là thời gian có ích cho bản thân, cho dân tộc. "Phút chốc",
"một phút" diễn tả thời gian nhanh chóng, có giá trị thời cơ , biết nắm bắt sẽ làm nên đại sự.
"Mau mau" -thời gian chóng vánh, khẩn trương thúc giục người ta hành động. Cụm từ "trước . . . sau ..." lặp lại nhiều lần, kết cấu theo kiểu nguyên nhân - hệ quả chặt chẽ cũng là thời gian tự ý thức hành động và trách nhiệm...Bến trên ta đã thấy "thời gian không ý thức", đến đây lại thấy "thời gian ý thức" mà ý thức qua từng phút, từng giây. Câu thơ sau đây là kết quả của sự tự ý thức đó : "Lựa dần khuyên nhủ nhau dần từ đây", "Dần lâu từ một đến mười". Và nhà thơ đã cụ thể hóa nó bằng con số " Trăm, nghìn, vạn, ức ai ai tỉnh dần" (Hải ngoại huyết thư).
71
"Thời gian ý thức" cũng là phương tiện nghệ thuật độc đáo để nhà thơ khơi dậy mãnh liệt lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước ở mỗi người.
Thời gian hiện tại được nhà thơ diễn tả đặc sắc bằng những từ ngữ chỉ thời gian.
+ Thời gian "trăm năm" "ngày tháng"
Nếu thơ Phan Bội Châu "trăm năm" là hiện thực dành cho một đời người tồn tại có ích thì
"ngày tháng" là phương tiện để nhà thơ miêu tả chi tiết cuộc sống. Nếu "trăm năm" là cách nói rút gọn thời gian hiện thực thì "ngày tháng" là cách nói điểm vào ngõ ngách của hiện thực .
"Trăm năm", xuất hiện 23 lần trên 15 bài thơ tiêu biểu trước năm 1925 (Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội,1985) và 678 bài thơ sau 1925 (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990), chiếm tỉ lệ 3,32% cơ hồ toàn cảnh mở rộng ra theo cái hùng vĩ bao la của từ, và ẩn chứa trong "trăm năm”
đó là tình yêu thiết tha cuộc sống bằng chính cái tôi cao cả của mình: "Ư bách niên trung tu hữu ngã" (Trong khoảng trăm năm cần có tớ). Cách nói "trăm năm" còn được nhà thơ mở rộng hơn về mặt ý nghĩa . "Trăm năm" là hình tượng đất nước chìm nổi đau thương:
Trăm năm cuộc bụi dâu hay bể
(Hồn cậu trả lời) Mây chó trăm năm cuộc nổi chìm
(Nực cười) Trăm năm ngán đó tuồng dâu bể
(Thức khuya)
"Trăm năm" để nhà thơ khẳng định lòng chung thủy sắt son không dời đổi:
Trăm năm thề với trời riêng đội
(Hồn cậu trả lời) Quán càn khôn trăm năm gửi họ
(Cảm tưởng kỷ niệm cụ Tây Hồ) Hơn bao giờ hết, "trăm năm" là nơi nhà thơ gửi gắm hy vọng, hoài bão:
72
Trăm năm tính cuộc vuông tròn (Tập Kiều) Trăm năm xin tính cuộc vuông tròn.
(Gởi bạn)...
"Trăm năm" là biểu hiện đa dạng, sinh động cách cảm nhận cuộc đời muôn màu muôn vẻ của nhà thơ. Có điều cảm nhận thời gian "trăm năm" là cảm nhận theo chiều hướng tích cực, và cũng chính sự vận động nội tại mạnh mẽ này đã làm cho hành động, ý chí của nhà thơ "trong khoảng trăm năm" được thực hiện. Ngoài cách biểu hiện thời gian "trăm năm" đi từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể đến khái quát, để "Sau trăm năm đàn Bá gặp Chung Kỳ", nhà thơ khẳng định tương lai tươi sáng của dân tộc là tất yếu.
"Năm tháng" xuất hiện 39 lần trên 15 bài thơ tiêu biểu trước 1925( Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tyuển chọn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1985) và trên 678 bài thơ nôm sau 1925 ( Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990), chiếm tỉ lệ 5,63% cũng đa dạng, thú vị. Với "Năm tháng", cảnh tình cụm lại hằn lên từng vết tích thời gian. Khi nói "Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh" (Bài ca chúc tết thanh niên) , nhà thơ diễn tả bước đi cua thời gian nhịp nhàng, đơn điệu, buồn tẻ. Riêng câu thơ "Quanh năm suốt tháng, Trằn trọc lầm than" (Thuốc chữa dân nghèo), "năm tháng" được tách ra làm tăng thêm sự quanh quẩn, ngột ngạt trong chu trình khép kín của thời gian. Không chỉ "năm tháng" là cách nói chi tiết về thời gian mà nhà thơ còn chia nhỏ nó đến khoảnh khắc:
Của nhờ đất, năm tháng nhờ trời Ngày đêm hai mươi bốn giờ dằng dặc
(Bài thơ chữ cần) hay
Lần hồi năm tháng thoi đưa
(Khuê phụ thu hoài)
Song song với cách ghi "ngày tháng" , thơ Phan Bội Châu còn có "thời gian biểu" cuộc đời. Lúc thì "Chân trời gốc bể hai mươi năm" (Mấy bài cổ phong), lúc ngắn hơn ". . . bẩy tám
73
năm trời" (Ngày tháng năm gửi bạn), lúc tăng lên "Chốc đà mười mấy năm trời" (Tập Kiều), tăng nữa "Cách mặt ông chừng bốn chục năm" (Nhớ bạn cổ) , thời gian sinh động như cuộc đời sinh động của nhà thơ...Cách tính thời gian có đến"hàng chục năm", "vài chục năm” cho một lần, tính theo chí khí, hoài bão của một người mưu cầu việc lớn. Lại không hiếm cách ghi thời gian "nhật ký" : "Hỏi tháng mười, rồi ngóng tháng ba" (Nhà nông than bão lụt), "Đêm ngày ba mươi tháng mười một" (Cụ kéo xe), "Năm năm tháng chín tới ngày mười" (Ngày giỗ cha)...đã khắc họa đậm nét tính chân thực và tính thời sự của sự kiện, sự việc. Chính sự chi tiết hóa thời gian, tác giả đã gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc. Chất nhân văn trong cảm nhận thời gian "năm tháng" của nhà thơ cũng được thể hiện rõ nét. Nó vừa là tính cách của một bậc lão thành cách mạng, vừa là đạo đức ứng xử giản dị , đôn hậu khiến người ta kính trọng thương yêu ,thân mật, gần gũi với cụ.
+ Nhà thơ cũng nhiều lần đếm tuổi của mình. Thông thường định tuổi là để chiêm nghiệm giá trị cuộc đời của bản thân. Nhưng cách đếm tuổi của Phan Bội Châu lại như để phác họa ra bức tranh tâm trạng dằng dặc, xin tạm liệt kê như sau : "Kể năm nay đã bốn mươi năm" (Thế kỷ XX bốn mươi tuổi), "Tuổi hãy còn son ngoại sáu mươi" (Bán mình), "Sáu mươi bẩy tuổi còn trai tráng" (Ngẫu đắc), "Bẩy chục còn nghi tuổi mới ba" (Đọc thơ ông Cao Bá Quát đề hậu ba bài), "Bẩy chục xuân gần đã chắc chỉ" (Tuyệt cú), "Tính tuổi gần đây vừa bẩy mươi9' (Bệnh trung cảm tác), "Bẩy chục xuân tàn bần lại bệnh" (Cảm ơn Mộng Nhi nữ sĩ), "Bẩy mươi mốt tuổi cái thằng này" (Lời tự phán), "Bẩy mươi hai tuổi một thằng ngông" (Thơ năm mới liên hoàn), "Mình nay tuổi đã bẩy mươi hai" (Nói chuyện với chén), "Bẩy mươi hơn tuổi thẩn gần đất" (Cảm tác đồng bào xứ Bắc cho tiền nuôi bệnh) "Bẩy mươi ba tuổi già chỉ bấy"
(Kỷ Mão khai bút), "Bẩy mươi tư tuổi cọp mới trong lồng" (Một mình ngồi thuyền), "Bẩy mươi tư tuổi trót phong trần" (Từ giã bạn bè lần cuối cùng) ...
Nhà thơ đếm tuổi những năm cuối đời lê đi từng nhích một. Nỗi trăn trở của thời gian đã tạo thành căn bệnh tinh thần ám ảnh ông già Bến Ngự. Ông muốn cống hiến nhiều cho đất nước, dân tộc chứ không chỉ từng ấy, nhưng "lực bất tòng tâm" đành để thời gian gậm nhấm dần thớ thịt.
+ Thời gian hiện thực còn thể hiện bằng cách độc đáo nữa, đó là khi nhà chí sĩ bắt gặp mình với những khoảnh khắc kí ức. Có lẽ đây phương tiện để Phan Bội Châu cân bằng với thực
74
tại. Khi người ta cảm thấy bế tắc, bi quan, là lúc người ta thường có xu hướng hoặc ước mơ tương lai tươi sáng hoặc lùi về dĩ vãng ôn kỷ niệm một thời vàng son oanh liệt. Phan Bội Châu trong hoàn cảnh "ông già Bến Ngự" đã chọn cách thứ hai. Những kí ức thật đẹp .
+ Có khi là kí ức "ba mươi năm”
Ông tầng ba chục năm thâu
Đông Kinh, Hương Cảng khắp Tầu qua Xiêm (Tiêu khiển ngâm)
Hình ảnh "Ông lão ngồi trơ say trót tháng" (Tuyệt cú) quanh quẩn giữa kí ức và hiện tại:
Ba mươi năm trước đành như vậy Bẩy chục xuân già đã chắc chỉ
Ngồi dưới Cây tùng tức cảnh cũng khiến nhà thơ gợi nhớ những tháng ngày tung hoành ngang dọc:
Thoạt nghĩ ba mươi năm trở ngược Dốc hồ, gọi bể, với trời không.
+ Cũng có lúc đó còn là "kí ức chồng kí ức" : kí ức "sáu mươi năm"
Nhớ lại sáu mươi năm trở ngược.
(Bánh mỳ)
+ Thậm chí nhà thơ tỉ mỉ cộng thêm tuổi để có kí ức "bẩy chục năm"
Bẩy chục năm xưa chim mặt biển.
(Một mình ngồi thuyền)...
Thời gian người anh hùng thỏa chí bao giờ cũng mãnh liệt và phóng khoáng. Kí ức ấy đã hòa vào máu thịt nên dù hiện tại ông già Bến Ngự có phải bi quan, bế tắc thì chất ngang tàng, lạc quan vẫn cứ tuôn trào tự nhiên.
+ Thời gian "ban đêm" trong thơ Phan Bội Châu cũng là phương thức phản ánh nội tâm chân thực và xúc động của tác giả. số lượng những bài thơ "đêm", hoặc có hình ảnh "đêm"
75
chiếm gần như toàn bộ thơ ông già Bến Ngự. Ở đây, ta ghi nhận một số hình tượng, tâm trạng, day dứt và trăn trở mãnh liệt.
Thời gian "ban đêm” nặng nề trôi . Những lúc còn lại một mình, đối diện với chính mình giữa không gian hoàn toàn yên ắng, tĩnh mịch, Phan Bội Châu hay chất văn mình. Trong bài Thuyền đêm tức cảnh, nhà thơ nói : "Ông nầy quá vô sự" , đến nỗi "Gặp mình mình lại thẹn cùng mình" (Hồn cậu trả lời). Tâm trạng cô đơn là tâm trạng tất nhiên, khi ông già Bến Ngự buộc phải xa rời quần chúng, xa rời cuộc đấu tranh cách mạng mà ông coi đó là lẽ sống của bản thân. Tâm trạng "thẹn" trong thơ Phan Bội Châu hoàn cảnh này cũng bộc lộ được cá tính cao cả của người "anh hùng thất thế", của nhà yêu nước vĩ đại. "Thẹn" theo tiến trình lịch sử có cả thời gian dài biểu hiện. Văn học trung đại giai đoạn đầu, "thẹn" luôn đi đôi với dũng khí ngang trời của những bậc kỳ tài, thêm nữa khi đất nước lâm nguy, người anh hùng cảm thấy chưa làm tròn trách nhiệm đều có tâm ưạng ấy.
Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyên Vũ Hầu
(Phạm Ngũ Lão - Thuật hoài)
Chế độ phong kiến suy tàn, tan rã, đất nước bị đế quốc xâm lược, ta vẫn còn bắt gặp tâm trạng "í/iểtt" ngầm chứa bản lĩnh của Nguyễn Khuyến:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Thu Vịnh)...
Họ đều đem cái "thẹn" của mình sánh ngang tầm với Vũ Hầu, Đào Tiềm (Trung Quốc).
Chứng tỏ cách "thẹn" của cha ông thật đáng nêu gương. Đến Phan Bội Châu, tâm trạng "thẹn"
có sự đổi mới trong ý nghĩa. Đành là nhà thơ cũng tự trách mình khi nhiệm vụ đối với dân, với nước chưa hoàn thành. Nhà thơ không viện dẫn lịch sử "xứ xôi" để so sánh mà chỉ lấy mình ra làm cơ sở. Tất nhiên sự so sánh ấy sẽ lường được mức độ biểu hiện, vì không ai hiểu mình bằng chính mình. Đem mình ra so sánh, nhà chí sĩ đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm .''Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng" (Bài ca chúc tết thanh niên) câu thơ là tâm sự thực từ nỗi lòng trăn trở chứ không còn là tâm trạng mang màu sắc ước lệ nữa.
76
Đêm còn được nhà thơ cảm nhận qua âm thanh “tiếng trùn", "tiếng dế", "tiếng mõ":
Bên vách rỉ reo đơn cánh dế Ngoài sân lác đác mõ nhành ngô.
Hai từ tượng thanh, tượng hình "rỉ reo, lác đác" miêu tả chính xác bước đi chậm chạp và thưa thớt của thời gian. Nghe được những âm thanh mơ hồ xa vắng này đủ thấy tâm trạng nhà thơ rất cô đơn.
Qua cách thể hiện thời gian "ban đêm" ghi nhận bằng sự lặp lại 60 lần từ "canh khuya"
(trong 61 bài thơ "đêm", chiếm tỉ lệ 98,36%) trên 678 bài thơ nôm sau 1925 (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990), chiếm tỉ lệ 8,85%, nhà thơ đã phản ánh tinh tế tâm trạng ngổn ngang, riêng cũng có, chung cũng có. Tuy "đêm" xuất hiện với tần số dầy đặc nhưng người đọc vẫn cảm thấy nó chưa chở hết nỗi lòng ông già Bến Ngự :
"Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền !".
Bài Đêm trăng hỏi bóng càng khắc sâu tâm trạng của nhà thơ. Chính cái yên ắng trong đêm đã vắt cạn nỗi lòng.
... Trên trăng, dưới nước, giữa mình ...
Trăng lạnh lẽo, nước vô tình và con người quạnh hiu, trơ trọi. Câu thơ chia cắt theo nhịp 2/2/2 hình thức đã chở nặng nội dung. Nhưng bài thơ lại được tác giả kết thúc bằng một tứ mới lạ :
Vừng trăng vừa ẩn non tây Trời đông lừng lựng lại mầy với
(Đêm trăng hỏi bóng)
Tuy con người vẫn còn cô đơn nhưng thời gian đã qua hết một đêm dài lạnh lẽo. "Đêm"
vận động đến "bình minh" mở ra chân trời tươi sáng trong thơ Phan Bội Châu. Tiếng gà báo hiệu "ngày mới" giục giã mọi người tỉnh giấc:
Dậy ! Dậy ! Dậy ! Bên án một tiếng gà vừa gáy
77
(Bài ca chúc tết thanh niên)
Riêng bài thơ Gà gáy sáng, sự vận động của hình tượng thời gian rõ mồn một. Mở đầu là hình ảnh "mưa sấm buổi khuya", kế đến bỗng vang lên tiếng gáy "rê tè te", thời gian chuyển dịch mau lẹ, gấp gấp làm chuyển đổi cả bầu không khí:
Tác lên vừa lúc năm canh rạng Kêu lớn cho người bốn bể nghe.
Âm thanh tiếng gà trong thơ Phan Bội Châu không chỉ báo hiệu "bình minh" mà còn báo hiệu "thời đại mới".
Vỗ cánh ba hồi khua chúng dậy Chẻ then muôn cửa rước xuân về.
Quá trình vận động thời gian từ tối đến sáng thể hiện niềm tin, niềm lạc quan tràn đầy của nhà thơ. Hình tượng "vừng đông" tiêu biểu cho thời gian "bình minh" trong thơ Phan Bội Châu cũng vô cùng ý nghĩa :
Ngẩng cổ vừng đông giục bóng lòe (Thơ gà gáy) Nghểnh cổ vừng đông gáy ỏm sòm
(Thơ gà gáy) Vừng đông bát ngát gió pha sương
(Tạ ơn hoa cúc) Bỗng chốc vừng đông sáng choé lòe
(Xuân cảm) Vừng đông mọc đó ma xong kiếp
(Cười mấy anh sợ ma)...
"Vừng đông" xuất hiện 22 lần, chiếm tỉ lệ 3,24% ; "tiếng gà" xuất hiện 15 lần, chiếm tỉ lệ 2,21% trên 678 bài thơ nôm sau 1925(Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb