Thơ Phan Bội Châu hút nhụy ngọt từ những bông hoa nghệ thuật của các bậc tiền

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu (Trang 119 - 123)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU

2.3.4. Thơ Phan Bội Châu hút nhụy ngọt từ những bông hoa nghệ thuật của các bậc tiền

Đọc thơ Phan Bội Châu, ta bắt gặp hồn thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi qua Tức cảnh cây tùng

Đã mọc ra mầy ở cõi này Nóng mà chu cũng lạnh mà chi ? Trên ngành hạc đậu xem chiều gió

Dưới đất rồng co đợi nhìn mây Liều với non sông muôn lá rợp Thề cùng trời đất tấm lòng ngay

Bạn hiền sẵn có mai tùng cúc Mùa tuyết năm đông mới biết mày.

Bài thơ có cái gì đó giống Tùng của ức Trai nhưng lại không phải của ức Trai. Có bài lại phảng phất Thói đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm :

Chợ lợi tha hồ vàng tối mắt Trường danh vô số mực đen dòng

Nịnh giàu dư kẻ mòn đôi gót Thương đói nào ai rõ một tông

(Cuộc đời gập ghềnh) Có lúc lại gần với tứ thơ của Nguyễn Công Trứ:

Đã dọc ngang ở trong trời đất

120

Chớ rối ren hoài dưới lợi danh

(Người đầy tớ tự than thân)

Thậm chí, có câu thơ của Phan Bội Châu lại gợi người đọc nhớ thơ Hồ Xuân Hương Đứt những bao giờ đuôi nòng nọc

Bay là thế đó cánh chuồn chuồn

(Trong lúc đau hát chơi) Có khi nổi buồn của Phan Bội Châu lại điệp với nỗi buồn của Nguyễn Du :

Người buồn trời cũng khéo buồn theo Gió gió, mưa mưa, sấm sập sìu

(Buồn)

Có điều khá lý thú là chúng ta được chứng kiến sự gặp gỡ tương đồng giữa Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh về mặt văn chương. Cả hai đều lấy sự nghiệp cứu nước cứu dân là chính, văn chương là phụ, thế mà cả hai đều trở thành thi nhân lớn của dân tộc.

Thuở mới trưởng thành, Phan Bội Châu đã có sự suy nghĩ lựa chọn giữa "lập công" và

"lập hgôn" qua việc thường ngâm nga hai câu thơ trong Tùy viên thi thoại: Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch

Lập thân tối hạ thị văn chương

Hồ Chí Minh khi khai quyển cho Ngục trung nhật kýcũng đã viết:

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi Nhân vụ tù trung vô sở vi

Thơ của hai vị đều nhằm mục đích tuyên truyền giác ngộ, cổ vũ quần chúng đứng dậy đấu tranh, phục vụ chính trị, cho nên có sự gặp gỡ về mặt khai thác chất liệu thẩm mỹ. Phan Bội Châu viết: Tết thợ thuyền, Tết cu li, Thất nghiệp....Hồ Chí Minh có thơ Công nhân, Dân cày , có những mô típ rất gần gũi....Phan Bội Châu suy nghĩ nhiều đến người làm ruộng, đến cuộc đời cơ cực của họ ;

121

Mấy anh cuốc mướn chú cày thuê Mò bụng không cơm, tay chân tê

(Xuân cảm) Nhà cách mạng vô sản thì viết:

Thương ôi ! Những bạn dân cày Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao

(Dân cày)

Thơ của hai lãnh tụ còn là sự gặp gỡ của những tư tưởng lớn, tình cảm lớn và đạo đức cao cả.

Phan Bội Châu lúc nào cũng sục sôi lòng yêu nước thương dân:

Mua nước không tiền đành chịu khát Khát xong toan dốc cả sông Lam

(Không ngủ được) hoặc:

Trong đau dòng giống mây tan tác Ngoại cảm non sông bụi bốn bề

(Bệnh ngâm) HỒ Chí Minh cũng vậy:

Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh Nội thương đất Việt cảnh lầm than

(Bệnh trọng)

Ngay khi bị quản thúc ở Huế, nhà chí sĩ cách mạng cao niên vẫn luôn coi thường thể xác, coi trọng tinh thần :

Xác thịt này ôi có ích gì

122

Ngày ngày tháng tháng bận theo mi Ăn ngon kết cục ba hòn phẩn Phú quí trăm năm một nắm thây

(Phàn nàn sống thừa) Xác thịt tuy héo, tinh thần tươi

(Kể chuyện ma sung sướng)

Cũng vậy, trong những ngày bị đày đọa ở các nhà lao tỉnh Quảng Tây, người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh luôn kiên định :

Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao

(Tự khuyên mình)

Cả hai vị đều làm chúng ta xúc động về tinh thần lạc quan phơi phới. Với cụ Phan:

Thân vừa đúng mực hơn năm trước Tuổi hãy còn son ngoại sáu mươi

(Bán mình) Cụ Hồ cũng có cách suy nghĩ tương tự:

Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên

(Sáu mươi tuổi)

123

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)